Đây là “thời điểm vàng” trong ngày thích hợp cho bà bầu uống nước để cải thiện chất lượng nước ối.
Uống nước là một cách tốt để duy trì sự cân bằng cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Nếu không uống đủ nước hoặc hàng ngày, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại, các chất độc trong cơ thể sẽ khó thải ra. Theo thời gian, sự tích tụ chất độc trong bụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ối, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, bà bầu nên chọn thời điểm uống nước đúng cách.
Buổi sáng sau khi thức dậy
Sau một đêm dài nghỉ ngơi, phụ nữ mang thai thức dậy trong tình trạng mất nước. Lúc này, nếu không bổ sung nước kịp thời, độc tố ở bà bầu sẽ tích tụ, và sức khỏe của thai nhi trong dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, bà bầu phải nhớ uống nước vào buổi sáng, tốt nhất nên uống nước ấm, điều này có lợi cho việc thúc đẩy lưu thông m.áu và trao đổi chất của bà bầu.
Uống nước trước khi đi ngủ
Ngoài việc uống nước khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy uống một ly nước khoảng một giờ trước khi đi ngủ. Bởi vì từ khi đi ngủ, bà bầu có khoảng 8-9 tiếng không uống nước khiến cơ thể dễ bị thiếu nước. Hãy chú ý uống nước ấm và không uống quá nhiều để tránh phải thức dậy nhiều lần lúc nửa đêm để đi vệ sinh.
Uống nước sau khi tắm
Thông thường, tắm khiến nước trong cơ thể bốc hơi nhanh hơn. Vì lý do thể chất, bà bầu có thể tắm lâu hơn khi mang thai nên dễ mất nước nhanh hơn. Do đó, bà bầu sau khi tắm có thể cảm thấy rất khát nước và cần uống nhiều nước ấm hơn, giúp điều hòa cơ thể.
Moon (Sohu/emdep)
Đã quá ngày dự kiến sinh mà bé vẫn chưa chào đời, mẹ hãy cố gắng chờ đến thời điểm này
Các mẹ đừng quên rằng chỉ có 10% các bé sinh đúng vào ngày dự kiến sinh.
Ngày dự kiến sinh được tính dựa trên kỳ kinh cuối của bà bầu mà k.inh n.guyệt thường không đều do nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, ngày dự kiến sinh thường chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn chính xác.
Trên thực tế, từ quan điểm y học, phụ n.ữ s.inh con vào tuần thứ 38 đến 42 của thai kỳ là trong phạm vi bình thường. Xét cho cùng, ngày sinh dự kiến chỉ là một thời gian ước tính.
Thực tế cho thấy có rất ít em bé được sinh ra vào ngày dự kiến sinh, chỉ 5-10% số em bé mà thôi.
Phụ nữ mang thai có thể vượt quá “ngày dự kiến” bao nhiêu ngày?
“Ngày dự kiến sinh” được tính có chính xác không?
Ngày dự kiến sinh được tính dựa trên kỳ kinh cuối của bà bầu mà k.inh n.guyệt thường không đều do nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, ngày dự kiến sinh thường chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn chính xác.
Điều gì xảy ra nếu đ.ứa t.rẻ không được sinh ra vào ngày dự kiến sinh?
Trên thực tế, trong cuộc sống, chúng ta đều thấy rằng có nhiều em bé sinh ra trước hoặc sau ngày dự kiến sinh. Vậy nếu quá ngày dự kiến sinh mà em bé vẫn chưa chào đời thì có nguy hiểm không?
Bé chào đời trong khoảng thời điểm từ 38 đến 42 tuần thai được gọi là đủ ngày đủ tháng. Miễn thai nhi vẫn khỏe trong thời gian không quá dự kiến sinh 14 ngày, em bé sẽ không gặp bất cứ nguy hiểm nào. Sau thời điểm này, mẹ nên đến bệnh viện để các bác sỹ có các biện pháp can thiệp cụ thể.
Nếu đã quá ngày dự kiến sinh nhưng bé chưa chào đời, mẹ cần chú ý:
Không chờ đợi quá 14 ngày
Nếu đến ngày dự kiến sinh mà bé chưa chào đời, chắc chắn mẹ bầu sẽ lo lắng. Tuy nhiên, việc mẹ bầu sinh con khi quá ngày dự kiến sinh trong vòng 2 tuần là hết sức bình thường. Bạn cần thường xuyên đi khám để theo dõi nhịp tim, nước ối… của thai nhi. Nếu bạn cảm thấy có gì bất thường, hãy mong chóng đến bệnh viện.
Nếu quá thời hạn 14 ngày
Sau 14 ngày kể từ ngày dự kiến sinh, mẹ bầu nên chú ý đến tình trạng thai nhi trong tử cung để đảm bảo rằng bé không bị thiếu oxy.
Nếu cần thiết, bác sỹ sẽ áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh nở để giúp bé yêu mau chóng chào đời. Nếu bạn không thể sinh thường, hãy mau chóng lựa chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sỹ.
Theo emdep.vn/Sohu