Thói quen ăn uống ảnh hưởng thế nào tới đề kháng?

Ăn uống sai cách có thể gây nguy hại cho sức khỏe, ngược lại chế độ dinh dưỡng tốt giúp tăng đề kháng.

Nhiều người sai lầm khi cho rằng chỉ cần ăn nhiều và ngon là đủ dưỡng chất, bữa ăn nhiều thịt cá là bữa ăn nhiều dinh dưỡng. Một số gia đình thường chọn thực phẩm chính là thịt bò hoặc cá trong mỗi bữa ăn mà bỏ qua việc bổ sung, kết hợp thêm những thực phẩm khác như chất xơ, vitamin hoặc thay đổi món ăn khác nhau trong ngày. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ khiến cơ thể dư một số chất dinh dưỡng và thiếu những dưỡng chất khác do không có cơ hội ăn món khác.

Ăn quá dư hoặc quá thiếu bất kỳ loại chất dinh dưỡng nào đều không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock

Do đó, thay vì cố gắng ăn nhiều chất này hay loại bỏ chất khác, nên học cách xây dựng dinh dưỡng hợp lý. Nền tảng cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào đều là điều độ. Nhưng điều độ là gì? Bao nhiêu là chuẩn? Điều này phụ thuộc vào chế độ ăn uống tổng thể của bạn, sao cho không phải ngày một ngày hai mà cho đến khi bạn có được trọng lượng lý tưởng. Do đó, hãy đặt chế độ ăn điều độ trong điều kiện cân bằng tất cả các carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất… Khi dinh dưỡng nạp vào cơ thể đúng và đủ, tự khắc nâng cao khả năng miễn dịch.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), nhu cầu dinh dưỡng của t.rẻ e.m hằng ngày thường được tính theo t.uổi và giới tính. Người lớn cần trung bình khoảng 1.600 – 2.200 kcal tùy vào giới tính, mức độ hoạt động thể lực (ví dụ nữ lao động nhẹ cần 25-30 kcal, còn nam lao động trung bình cần 30-35 kcal/cân nặng lý tưởng mỗi ngày). Vì thế, trong bữa ăn, năng lượng từ bột đường nên chiếm khoảng 55-65%, đạm 15-20% và béo 25-30%, giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, uống nước rất quan trọng, người trưởng thành cần 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày, bao gồm tất cả các loại nước (nước uống, canh, sữa, nước trong trái cây…) bởi nước sẽ tạo ra dung dịch để vận chuyển các chất đi từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể.

Bên cạnh thực phẩm hàng ngày, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nói đến dinh dưỡng là nói đến vi chất (các vitamin, khoáng chất) và những thực phẩm có chứa vi sinh vật có lợi. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM nhấn mạnh, xây dựng thói quen bổ sung lợi khuẩn bằng ăn uống thông thường sẽ tốt hơn là uống thuốc.

Caption: Thói quen bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotic giúp tăng đề kháng, bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Vinamilk

“Men vi sinh – lợi khuẩn chính là một thành công của ngành dinh dưỡng cũng như ngành miễn dịch học” bác sĩ Khanh cho biết. Ông lý giải những nhóm vi khuẩn này rất có lợi trong việc điều hòa miễn dịch, sản xuất ra những kháng thể và tạo ra sự thăng bằng của cộng đồng vi khuẩn trong đường ruột. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất trong ngành thực phẩm đã bổ sung vi chất, lợi khuẩn, nhiều loại men vào sản phẩm, giúp cơ thể điều hòa được lượng men trong đường ruột để tăng sức đề kháng. Trong đó, sữa chua lên men hay sữa chua uống men sống có lợi thế rất lớn, bởi vì có thể tạo môi trường phù hợp để bổ sung men vi sinh – những lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt hơn và có tác dụng hỗ trợ tăng đề kháng.

Nghiên cứu của Đại học Reading (Anh) cho thấy những người tình nguyện uống sản phẩm có lợi khuẩn (probiotic) trong vòng 4 tuần có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn, có ý nghĩa thống kê, so với nhóm đối chứng không uống probiotic.

Một trong những lợi khuẩn được con người bào chế là L.Casei 431TM. Các nhà tiêu hóa học trên thế giới đều công nhận lợi khuẩn này có vai trò rất lớn, bởi có thể ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tác nhân gây ra ung thư dạ dày. L.Casei 431TM cũng góp phần điều hòa được những rối loạn về vi khuẩn chí ở trong ruột nếu được bổ sung thường xuyên như một thói quen.

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2013, nhóm t.rẻ e.m (24 – 47 tháng t.uổi) sau 3 tháng sử dụng sữa chua uống men sống (Probi) chứa lợi khuẩn L.Casei 431TM có xu hướng cải thiện nồng độ kháng thể I gA trong huyết thanh. Cụ thể, chỉ số miễn dịch IgA có xu hướng tăng hơn 30% so với nhóm không sử dụng (tăng 19,97 mg/dL so với 14,98 mg/dL).

“Cùng với vận động, giấc ngủ, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng chính là tạo nên thế kiềng 3 chân giúp củng cố hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Tăng đề kháng bằng cách tăng nồng độ kháng thể IgA. Infographic: Trịnh Hằng

Giữ sức khỏe mùa thi

Nhiều kỳ thi quan trọng trong năm học thường rơi vào thời điểm giao mùa khiến sức khỏe học sinh bị ảnh hưởng đáng kể. Làm cách nào để bảo vệ sức khỏe trước và trong những kỳ thi?

Học sinh đến khám bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức, TP.HCM) – PHẠM HỮU

Không nên thức khuya

Thạc sĩ – bác sĩ (BS) Phạm Ngọc Hiệp, Khoa Nhi, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.HCM, cho rằng mùa hè sắp tới là mùa có thời tiết không ổn định, sáng nắng chiều mưa. Học sinh (HS) dễ mắc phải nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa, lên men và dễ bị n.hiễm t.rùng đường ruột.

Bên cạnh đó, do thức khuya học bài nên HS dễ bị suy giảm miễn dịch, thiếu ngủ, thiếu ô xy, thiếu m.áu và ăn uống không đủ chất. Những bệnh lý này còn kéo theo tinh thần của HS dễ bị lo lắng, kèm theo áp lực học tập trong mùa thi.

Trong giai đoạn này, cha mẹ nên cho con ăn đủ chất, uống nhiều nước, nhất là bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, HS học bài vừa phải, luôn giữ tinh thần ở mức bình thường và thoải mái nhất. Để được như vậy, nên kết hợp với các hoạt động thể thao sau giờ học.

“Đi ngủ điều độ cũng là một cách tốt để tinh thần minh mẫn. Tốt nhất, thức dậy vào lúc 4 giờ. Đó là lúc tinh thần minh mẫn, dễ tiếp thu bài tốt. HS không nên bỏ qua giờ nghỉ trưa vì lúc này não cần nghỉ ngơi, các em có thể ngủ khoảng 1 tiếng, từ 12 – 13 giờ là đủ. Cuối cùng là đi ngủ trước 11 giờ và không nên thức khuya vì cơ thể sẽ giảm sức đề kháng để chống chọi với dịch Covid-19”, BS Hiệp nói.

Chú ý dinh dưỡng

BS CK1 Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi khoa – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết mùa hè luôn là thời điểm thay đổi nhiều về sinh lý, ăn uống đối với HS. Do đó, việc ăn uống và bổ sung dinh dưỡng trước và trong mỗi kỳ thi cực kỳ quan trọng.

Theo BS Thủy, trong một ngày dài học tập, HS cần nạp đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo nguồn năng lượng thiết yếu. Món ăn cần được thường xuyên thay đổi, đa dạng nhiều loại thực phẩm trong ngày với số lượng cần thiết theo nhu cầu mỗi người. Ngoài các bữa ăn chính có thịt, cá, HS cần được bổ sung thêm các loại vitamin từ trái cây hoặc rau củ quả, đảm bảo sự phát triển thể chất một cách tốt nhất.

Thời gian thi cử, HS thường bỏ bữa, ăn trễ giờ, ăn lặt vặt, ăn ngoài đường nên có nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến bệnh đau dạ dày, viêm loét, ngộ độc thức ăn, sốt, ói, đau bụng tiêu chảy, táo bón… HS cần đảm bảo đủ lượng, chất trong bữa ăn và thời gian ăn uống phải điều độ, đúng bữa.

Để tỉnh táo, HS có thể tìm thấy những chất cần thiết luôn có trong các món ăn hằng ngày. Đó là bột đường thường có trong cơm, bún, mì, phở, bánh mì… giúp cung cấp năng lượng cho não. Tuy vậy, không nên lạm dụng quá nhiều bột đường không có đạm, dễ dẫn đến buồn ngủ sau khi ăn và trong lúc học. Ngoài ra, chất đạm có trong thịt, cá, trứng, tôm, đậu hũ… cũng cung cấp dưỡng chất cho não hoạt động tinh nhanh, tỉnh táo và nhớ bài lâu.

BS Thủy cũng lưu ý tâm lý cha mẹ nghĩ cho con ăn gì bổ nấy, tuy nhiên điều này chưa chính xác. Món ăn nào cũng tốt, nhưng cần điều độ. Không nên cho con ăn hoài một loại thực phẩm.

Có cần uống thuốc bổ?

Đến mùa thi, nhiều phụ huynh thường có tâm lý mua thuốc bổ cho con cải thiện thể chất. Theo BS Thủy, nếu trẻ ăn kém, suy nhược, mệt mỏi nhiều, có thể hỗ trợ thuốc bổ. Việc sử dụng các loại thuốc này cần có sự hướng dẫn của BS sau khi trẻ được thăm khám. Nếu trẻ ăn uống bình thường, các hoạt động học, ngủ, nghỉ và thể thao tốt thì không nên sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *