Thói quen đi bộ hằng ngày ảnh hưởng đến cơ thể bạn sau t.uổi 50

Nếu bạn muốn tìm hiểu một trong những cách tốt nhất để cải thiện thể lực tổng thể và đạt được sức khỏe tuyệt vời ở t.uổi 50 trở lên, thì đó là đi bộ.

Hình thức hoạt động thể chất có tác động nhẹ, chịu được trọng lượng này là điều bạn có thể làm mọi lúc mọi nơi và bất cứ khi nào thuận tiện nhất cho bạn.

Đi bộ cũng là một cách tuyệt vời để hòa vào không khí trong lành và khung cảnh tuyệt đẹp.

Tất cả những gì bạn cần để bắt đầu là một đôi giày thể thao vừa vặn và một chai nước để giữ nước trong khi thực hiện những bước tiến đó!

Theo khoa học, thói quen đi bộ hằng ngày ảnh hưởng gì đến cơ thể bạn sau t.uổi 50?

Đi bộ không chỉ là một liều thuốc giảm căng thẳng đặc biệt mà còn rất tốt cho các khớp xương của bạn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày có lợi cho sức khỏe của bạn. Và bạn càng dành nhiều thời gian đi bộ, sức khỏe tổng thể của bạn sẽ càng tốt hơn.

Nếu bạn đang tự hỏi thói quen đi bộ hằng ngày có tác dụng gì đối với cơ thể của bạn sau 50, thì danh sách những điều tốt thực sự là vô tận.

Một số lợi ích bao gồm: giảm mỡ trong cơ thể, tăng cường cân bằng, xương và cơ bắp chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ bị đột quỵ và bệnh tim, đồng thời tăng cường sức bền và sức khỏe tim mạch của bạn, theo Better Health Channel.

Đi bộ không chỉ là một liều thuốc giảm căng thẳng đặc biệt mà còn rất tốt cho các khớp xương của bạn, theo báo cáo của Shape.

Đó có thể là một hoạt động xã hội, luôn là một món quà vững chắc cho việc chăm sóc bản thân.

“Đi bộ có thể làm giảm mức độ căng thẳng của bạn bằng cách giúp bạn nghỉ ngơi khỏi những tác nhân gây căng thẳng hằng ngày và giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn”, nhà trị liệu tâm lý Courtney Glashow, người sáng lập Anchor Therapy LLC, giải thích, theo Shape.

Một nghiên cứu được thực hiện trên những phụ nữ không hoạt động cho thấy rằng tập thể dục tối thiểu hằng tuần đã tăng cường đáng kể thể lực của họ.

Bạn càng thực hiện nhiều bước đi bộ, sức khỏe tổng thể của bạn sẽ càng tốt hơn.

Bạn càng thực hiện nhiều bước đi bộ, sức khỏe tổng thể của bạn sẽ càng tốt hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Một nghiên cứu được thực hiện trên những phụ nữ không hoạt động cho thấy việc tập thể dục tối thiểu mỗi tuần – 75 phút đơn giản – đã tăng cường đáng kể mức độ thể chất cho mỗi người tham gia, so với những người không tập thể dục đã được quan sát, theo Better Health Channel.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Health Promotion Perspectives cho thấy rằng đi bộ nhanh trong 10 phút thậm chí còn giúp bạn phấn chấn hơn.

Việc xây dựng sức mạnh và độ bền của chân thường giúp cho việc thực hiện tất cả các hoạt động hằng ngày trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Việc tập luyện để tăng cường sức mạnh cho đôi chân của bạn bằng cách đi bộ còn giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe bị tổn hại, nâng cao khả năng sống một lối sống độc lập, tự tin hơn cho đến t.uổi 50 và hơn thế nữa, theo Eat This, Not That!

Đi bộ, hãy đặt gót chân xuống đất trước

Đi bộ là một hoạt động không khó thực hiện nhưng lại đem đến hiệu quả sức khỏe rất tốt cho người tập. Với bộ môn này, có một số đặc điểm mà bạn cần lưu ý.

Đi bộ cũng cần có kỹ thuật

Thạc sĩ Lê Đình Hải là huấn luyện viên điền kinh của Trung tâm huấn luyện kỹ thuật thể thao tỉnh Khánh Hòa, và cũng là người huấn luyện trực tiếp cho vận động viên Trần Nhật Hoàng xuất sắc đoạt trọn 3 huy chương vàng ở tất cả cự ly chạy 400 m (cá nhân và tiếp sức) tại SEA Games 30 năm 2019.

Người dân đi bộ tập thể dục tại Công viên Gia Định (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Ảnh NHẬT THỊNH

Ông Hải chia sẻ: “Đi bộ hay chạy bộ đều là những hoạt động cơ bản của con người thuộc môn điền kinh và đều cần sức bền tốt. Riêng môn đi bộ, cần thêm yếu tố dẻo dai của hông, trong khi chạy bộ thêm phần tốc độ. Cả đi bộ và chạy bộ đều giúp các cơ bắp của bạn (đùi trước, đùi sau, cơ hông, cơ bắp chân) được săn chắc, m.áu lưu thông tốt, cơ thể giảm bớt lượng calo dư thừa. Nếu đi bộ thường xuyên từ khoảng nửa tiếng trở lên mỗi ngày (4 – 5 ngày/tuần) sẽ cải thiện giấc ngủ cho bạn, cơ thể dẻo dai hơn, phòng ngừa được nhiều bệnh như loãng xương, tim mạch, tiểu đường, thoái hóa cổ xương đùi…”.

Đáng chú ý, ông Hải nêu ra một kỹ thuật rất quan trọng khi đi bộ là không nên để lòng bàn chân chạm mạnh mặt đất, phải chú ý đặt gót chân xuống đất trước rồi đến bàn chân và sau cùng là các ngón chân. Điều này khác với chạy bộ ưu tiên ngón chân tiếp đất trước.

Coi chừng “lật cổ chân”

Nói là “không khó” nhưng ai lần đầu tham gia cũng cần biết các nguyên tắc cơ bản. Đi bộ liên quan đến cơ địa và tình trạng xương khớp của từng người nên người có nhiều kinh nghiệm như ông Tân Phong (65 t.uổi, ngụ Q.12, TP.HCM) lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về mức độ tham gia của mình sao cho phù hợp. Nếu được bác sĩ gật đầu, trong tuần đầu nên tập khoảng 4 ngày, trong đó 3 ngày đầu đi tổng cộng khoảng 2.000 m, ngày thứ tư đi thêm 500 m nữa mà không trục trặc thì tiếp tục với môn đi bộ được rồi. Cứ một vài tuần, nên dành 1 – 2 ngày nghỉ ngơi để hồi phục là ổn.

Ông Phong chia sẻ: “Người đã quen đi bộ thì sáng sớm cứ xỏ giày là thoải mái bước ra khỏi nhà. Thế nhưng, người mới tập cần cẩn thận từ bước chạm đất đầu tiên. Chẳng hạn như do chưa quen mặt đường đi, nếu không khởi động kỹ và đúng phương pháp, có khi gặp những chỗ dù nhỏ nhưng bị lõm xuống cũng có thể bị ảnh hưởng đến dây chằng hoặc lật cổ chân. Biết đâu chỉ vì một trở ngại bước đầu như thế, người tập nản chí rồi bỏ luôn kế hoạch dự định tham gia lâu dài thì rất uổng”.

Nhìn thẳng về phía trước

Huấn luyện viên Lê Đình Hải lưu ý thêm: “Trước khi đi tập, bạn cần phải khởi động cho dẻo các bộ phận liên quan như chân, đầu gối, hông… để các khớp linh hoạt, cơ thể mới thích nghi. Khi đi bộ nên nhìn thẳng về phía trước khoảng 30 – 40 m, giữ cho lưng luôn được thẳng và nâng cằm lên song song với mặt đất để bảo vệ cột sống cổ. Sau đó khởi đầu đi chậm rồi tăng dần, sau khi hết đi nên dành khoảng vài phút để thả lỏng làm giãn các cơ.

Đi bộ cũng có phân biệt đi bộ đơn giản, đi bộ nhanh và đi bộ thể thao. Do vậy, giày đi tập cũng phải chọn sao cho hài hòa giữa “túi tiền”, sở thích và mục tiêu của mỗi người. Chỉ cần đôi dép nhựa là có thể đi bộ theo kiểu đi dạo, hoặc mang giày bata để bảo vệ cho bàn chân nhưng nếu có tiếp xúc với đá sạn và vật nhọn phải đổi qua loại giày bảo vệ được các khớp của chân. Còn đi bộ thể thao thì cần dùng giày với đế cao su mềm có tính đàn hồi tùy theo cổ chân của từng người. Ngoài ra, nếu bạn đã đi bộ thời gian khá lâu rồi mà có bạn quen mới bắt đầu cùng đi theo thì cần nhắc bạn “đi ít thôi, chỉ đi vừa sức”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *