Giữ vệ sinh là điều cần thiết. Tuy nhiên có những trường hợp ngoại lệ, thói quen sạch sẽ tưởng lành mạnh song có thể gây hại sức khỏe.
Kì mạnh ghét trên da. Ghét trên da hình thành từ những mảng vụn da c.hết, bụi bẩn hoặc mồ hôi. Để cơ thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày rất cần thiết.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm sạch da bằng cách chà nhẹ thay vì duy trì thói quen sạch sẽ trên. Việc dùng sức để lấy ghét có thể làm tổn thương lớp dầu, biểu bì có tác dụng bảo vệ da. Mất đi màng bảo vệ, da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị khô và ngứa.
Tráng nước nóng bát đĩa trước khi ăn. Nhiều người cẩn thận dùng nước nóng tráng bát đĩa 1 lượt trước khi dùng. Cách làm này rất phổ biến ở các nhà hàng song không được đ.ánh giá cao.
Họ cho rằng tráng nước nóng giúp loại bỏ vi khuẩn song thực chất không phải vậy. Nhiều thí nghiệm được thực hiện cho thấy bát đĩa, đũa tráng nước nóng không thể đạt được hiệu quả khử trùng. Ngược lại còn tạo điều kiện cho vi khuẩn lan sang các vật dụng khác.
Điều này bắt nguồn từ việc hầu hết nước nóng chúng ta dùng chỉ đạt tầm 80C. Để vi khuẩn bị t.iêu d.iệt hoàn toàn, bát đũa cần được đun trong nước sôi 100C, ít nhất trong 5 phút.
Thường xuyên ngoáy tai. Nhiều người quan niệm ráy trong tai là bẩn, cần phải loại bỏ mới giữ tai được thông thoáng, khỏe mạnh.
Thực tế, ráy có vai trò bảo vệ ống tai, ngăn côn trùng thâm nhập. Dùng vật nhọn ngoáy tai sẽ làm tổn thương ống tai, gây nấm. Từ đó, bạn có thể đối diện nguy cơ viêm tai giữa nguy hiểm.
Rửa â.m đ.ạo nhiều lần. Â.m đ.ạo có vị trí gần h.ậu m.ôn và đường tiểu nên rất dễ nhiễm bẩn, cần được vệ sinh. Tuy nhiên, rửa â.m đ.ạo nhiều lần lại không thực sự cần thiết.
Nguyên nhân bởi có nhiều vi khuẩn trú ngụ trong â.m đ.ạo. Sự tồn tại của chúng giúp ổn định môi trường â.m đ.ạo, giúp â.m đ.ạo thực hiện chức năng tự thanh lọc. Thụt rửa â.m đ.ạo nhiều lần sẽ phá vỡ cân bằng vi khuẩn trong â.m đ.ạo, gây bất lợi cho sức khỏe vùng kín. Ảnh: Internet
Tránh mang bệnh từ hồ bơi công cộng
Vài tuần qua, nhiều hồ bơi công cộng tại TPHCM đã bắt đầu đông đúc t.rẻ e.m. Mùa hè nắng nóng cũng là dịp học sinh rèn luyện kỹ năng bơi lội.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), cần đảm bảo vệ sinh hồ bơi công cộng, tránh nguy cơ lây bệnh.
Cần lựa chọn hồ bơi vệ sinh sạch sẽ để tránh lây bệnh cho trẻ
Nhếch nhác, không đảm bảo vệ sinh
Mới vào hè nhưng nhiều hồ bơi tại TPHCM đã thu hút một lượng lớn t.rẻ e.m “giải nhiệt”. Tuy nhiên, nhiều hồ bơi tại một số quận, huyện vẫn còn nhếch nhác, không đảm bảo vệ sinh.
Chiều 28-4, chúng tôi rảo quanh một số hồ bơi trên địa bàn quận 6, Tân Phú, Gò Vấp, quận 12… ghi nhận nhiều hồ bơi trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tại hồ bơi trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi quận Gò Vấp (đường Thống Nhất), khu vực vệ sinh, phòng tắm có dấu hiệu xuống cấp, cũ kỹ, ẩm ướt.
“Hệ thống thoát nước hoạt động không hiệu quả dẫn đến nước từ trong các buồng tắm tràn ra hành lang, đọng từng vũng lớn”, một nhân viên quản lý hồ bơi cho biết. Phía trên, nhiều bụi, đất bám ở hành lang, không đảm bảo vệ sinh.
Tương tự, tại hồ bơi trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi quận 6 (đường Nguyễn Văn Luông), các hành lang xung quanh hồ vương vãi rác thải, lá cây, bụi bẩn bám dưới nền không được quét dọn thường xuyên, tường gạch có dấu hiệu bong tróc, nứt vỡ.
Tại đây, một số hàng quán cũng lấn chiếm một phần hồ bơi để mở quán nước và buôn bán đồ ăn vặt. Chị Trần Thị Thành (38 t.uổi, sống trên đường Nguyễn Văn Luông) cho biết, buổi chiều tối thường đưa con đến hồ bơi vận động sau những giờ học căng thẳng.
“Nhiều em nhỏ và các bậc phụ huynh thản nhiên mang đồ ăn vặt vào hồ bơi, xả rác xuống nền gạch nên không được vệ sinh lắm. Vậy nhưng bộ phận quản lý hồ bơi chẳng nhắc nhở, quan tâm gì. Nhiều khi tôi muốn cho con nghỉ bơi, nhưng đi hồ bơi khác thì ngại hơi xa”, chị Thành ngao ngán.
Tại hồ bơi Nam Long (khu dân cư Nam Long, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TPHCM) cũng nhộn nhịp t.rẻ e.m, người lớn vào những chiều cuối tuần. “Mấy hôm trời nóng quá, cho các cháu bơi lội cho thỏa thích”, chị Ngọc Hường, ngụ chung cư An Viên, cho biết và chị không mấy thích thú vì khá nhiều phụ huynh lại mang đồ ăn cho con em vào tận bể bơi, đi giày dép dính đất cát lên thành hồ.
Trong khi đó, tại hồ bơi ở Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, TPHCM), vừa bước vào khu hồ bơi là hàng bán cá viên chiên, xúc xích, nước ngọt “án ngữ”, trông rất nhếch nhác. Dãy nhà vệ sinh, thay đồ luôn nặng mùi do không được vệ sinh kỹ lưỡng.
Mặt khác, hồ bơi không được thiết kế tách biệt t.rẻ e.m và người lớn mà chỉ dùng dây phao làm chỉ giới nên t.rẻ e.m nhiều khi “bơi lạc” qua hồ nước sâu, rất nguy hiểm.
Theo HCDC, bên cạnh các hồ bơi đạt tiêu chuẩn về thiết kế, kỹ thuật, vẫn còn nhiều hồ bơi chưa đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh.
Thiếu tá Nguyễn Chí Thành, Phó đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Phòng PC07, Công an TPHCM), cho biết: “Cho trẻ học bơi là giải pháp hữu hiệu nhất để tránh tai nạn đuối nước đáng tiếc, nhưng cũng cần bảo vệ sức khỏe cho trẻ bằng cách phải đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh các hồ bơi”.
Cần kiểm tra, giám sát thường xuyên
Qua ghi nhận tại nhiều hồ bơi công cộng, chỉ một số ít em được trang bị kính bơi, bịt mũi bằng nút cao su, còn phần lớn không được bảo hộ. Do đó, nguy cơ bị ngứa, đau mắt đỏ, viêm tai là khó tránh khỏi.
“Bệnh đau mắt đỏ thường gia tăng mùa hè, đa phần các em bị mắc có bơi ở hồ bơi công cộng”, một bác sĩ khoa Khám mắt của Bệnh viện Mắt TPHCM khuyến cáo.
Trong khi đó, các bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu TPHCM cũng ghi nhận tình trạng trẻ bị mắc các bệnh ngoài da như nấm mốc, ghẻ ngứa luôn gia tăng dịp hè mà qua khai thác bệnh sử đều có đi tắm ở hồ bơi công cộng.
Theo HCDC, nguồn nước hồ bơi mất vệ sinh khiến nguy cơ gây bệnh và lây lan dịch bệnh, nhất là khi tập trung người bơi càng đông. Nếu hồ nước không sạch, tạo điều kiện để vi trùng lọt vào vùng tai – mũi – họng và gây bệnh. Kế đến là bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) thường do virus gây ra và dễ lây lan trong hồ bơi.
Trong khi đó, một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa lo ngại dịch bệnh tiêu chảy cấp có thể lây lan qua nước hồ bơi, vì khi nước hồ bơi mất vệ sinh vào miệng dễ gây bệnh tiêu chảy. Hoặc khi có người mắc bệnh tiêu chảy vẫn đi bơi cũng là nguồn lây bệnh cho người khác.
Còn BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 khuyến cáo, bệnh viêm não mô cầu rất nguy hiểm và có thể phát sinh khi bơi trong môi trường nước mất vệ sinh do vi khuẩn gây ra.
Các quy chuẩn về thiết kế hồ bơi công cộng đã được quy định rõ trong Tiêu chuẩn quốc gia, trong đó tiêu chí an toàn, vệ sinh đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các cơ quan thẩm quyền liên quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.
Theo HCDC, nồng độ clor dư trong nước hồ bơi phải luôn đảm bảo 0,4-0,8mg/lít. Việc thay nước hồ bơi thường xuyên cũng là cách để hạn chế vi trùng, vi khuẩn (như vi trùng mủ xanh, nấm…) có điều kiện sinh sôi, gây bệnh.
Đồng thời, những người mắc bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, quai bị… không nên tắm hồ bơi để tránh lây bệnh cho cộng đồng. Trước khi bơi nên tắm qua và không phóng uế, khạc nhổ trong lúc bơi. T.rẻ e.m khi bơi cần có thiết bị bảo hộ về mắt, tai…