Thói quen tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại là thủ phạm gây mất trí nhớ

Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng một số thói quen được cho là tốt nhưng thực sự có thể là thủ phạm của bệnh mất trí nhớ.

Bệnh mất trí nhớ hay còn được gọi là bệnh Alzheimer. Theo một nghĩa nào đó, nó còn khủng khiếp hơn cả ung thư. Nguyên nhân gây bệnh từ trước đến nay vẫn chưa rõ, không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi, chỉ có thể làm thuyên giảm. Nó bắt đầu bằng việc quên đi những điều nhỏ nhặt, và cuối cùng quên mất bạn là ai, đồng thời mất đi tri giác, suy nghĩ, và cách chăm sóc bản thân, tính tình còn có thể hung hăng hơn, la mắng, đ.ánh đ.ập. Đó chính là một bị kịch đối với bạn và gia đình.

Trong 3 giây, chúng ta chỉ có thể chớp mắt 2 lần, nhưng 3 giây, toàn thế giới sẽ tăng một trường hợp chẩn đoán bệnh này. Đáng sợ hơn nữa là nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng một số thói quen được cho là tốt nhưng thực sự có thể là thủ phạm của bệnh mất trí nhớ.

1. Ăn uống thanh đạm

“Có bệnh rồi? Ăn thanh đạm một chút”… Các bác sĩ thường nói điều này, nhưng rốt cuộc thanh đạm có nghĩa là gì? Nhiều người còn cho rằng ăn thanh đạm là ăn chay, thậm chí còn không ăn dầu và muối. Nếu thời gian dài ăn chay, sẽ khiến cơ thể suy yếu, da xanh xao, mệt mỏi, tinh thần thiếu tập trung, hay quên. Thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng thậm chí có thể gây ra các bệnh như mất trí nhớ, sỏi và loãng xương.

Đặc biệt đối với người cao t.uổi, cần đặc biệt chú ý đến dinh dưỡng. Thường xuyên ăn protein chất lượng cao như cá, thịt gia cầm, trứng và thịt nạc, đảm bảo ăn đủ rau và trái cây. Đường và muối nên được kiểm soát, nhưng không ăn sẽ gây hại cho cơ thể hơn.

2. Quá sạch sẽ

Tiến sĩ Molly Fox thuộc Đại học Cambridge ở Anh và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ 192 quốc gia. Hóa ra các quốc gia có vệ sinh và cơ sở vật chất tốt hơn và đô thị hóa cao hơn cũng có tỷ lệ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn. Trong số đó, các quốc gia có cơ sở vệ sinh tốt có tỷ lệ rối loạn chứng nhận cao hơn 33%. Khử trùng thường xuyên, sử dụng thuốc kháng khuẩn, không tiếp xúc với tự nhiên… hay môi trường sống quá sạch sẽ, đó cũng là sự phá vỡ cân bằng sinh thái.

3. Ngủ nhiều

Ngủ ít thì không tốt, ngủ quá nhiều cũng không tốt. Đại học California, Trường Dược San Diego và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã khảo sát 1 triệu người trong sáu năm và thấy rằng người lớn ngủ từ 6,5 đến 7,4 giờ có tỷ lệ t.ử v.ong thấp nhất. Những người ngủ lâu ngủ quá 8 giờ tăng khả năng đột quỵ lên 146%. Các nhà nghiên cứu của Framingham Heart đã phát hiện ra rằng những người già ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp đôi.

Hướng dẫn toàn diện nhất để phòng ngừa và điều trị chứng mất trí nhớ

2 hiểu lầm lớn về bệnh mất trí nhớ

– Alzheimer là lão hóa tự nhiên. Sai rồi! Đó là một căn bệnh.

– Bệnh Alzheimer hoàn toàn không thể chữa được. Sai rồi! Uống thuốc có thể làm giảm quá trình và cải thiện chất lượng cuộc sống.

5 thói quen xấu hãy tránh xa

– Hút thuốc

– Thường xuyên ăn đêm

– Ăn quá no

– Uống nhiều rượu loại có nồng độ mạnh

– Sử dụng dụng cụ nấu và bộ đồ ăn là nhôm

8 mẹo tập thể dục cho não

– Treo thêm ảnh trong phòng đặc biệt là ảnh về kỷ niệm vui.

– Thiết lập một “trung tâm bộ nhớ”: Chuẩn bị một cái tủ hoặc bàn với tất cả những thứ quan trọng, như chìa khóa, ví, hồ sơ y tế, thuốc men, để tăng cường trí nhớ và giảm chứng hay quên.

– Nhắm mắt để tìm công tắc đèn và huy động nhiều giác quan để làm điều tương tự, điều này giúp rèn luyện hệ thần kinh của bạn.

– Xoay quả óc chó trong tay để kích thích các huyệt đạo trên tay.

– Thường xuyên ăn rau bina: Đại học Ulm ở Đức phát hiện ra rằng rau bina giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

– Học ngoại ngữ.

– Ăn lượng thịt gà thích hợp.

– Đi bộ 20 phút mỗi ngày.

Hà Vũ (dịch theo aboluowang)

Theo vietnamnet

Nồng độ chì trong khí thải giảm khiến tỷ lệ mắc bệnh mất trí nhớ giảm theo

Theo các nhà khoa học, mặc dù béo phì và tiểu đường đang phát triển như là những yếu tố nguy cơ gây mất trí nhớ nhưng số ca mắc bệnh mất trí nhớ đang có xu hướng giảm nhờ giảm nồng độ chì trong khí thải giao thông.

Các nghiên cứu ở Bắc Mỹ và châu Âu chỉ ra một xu hướng đầy hứa hẹn trong việc giảm tần suất và tỷ lệ mắc bệnh mất trí nhớ – Ảnh: Daily Caring

Theo Journal of Alzheimer’s Disease, các nhà khoa học đang tìm kiếm lý do giải thích tại sao, mặc dù có sự gia tăng các yếu tố nguy cơ khiến phát triển chứng mất trí nhớ, nhưng tỷ lệ mắc bệnh mới đang giảm.

Một số nghiên cứu tại Mỹ, Canada và châu Âu chỉ ra một xu hướng đầy hứa hẹn trong việc giảm tần suất và tỷ lệ mắc bệnh mất trí nhớ. Giáo sư Esme Fuller-Thomson, tại Đại học Toronto cho rằng nguyên nhân là chì.

Các nhà khoa học tin rằng các thế hệ trước trong suốt cuộc đời của họ đã tiếp xúc nhiều hơn với chì có trong khí thải. Mặc dù những tác động tiêu cực của chì đối với chỉ số thông minh ở t.rẻ e.m đã được biết đến, nhưng khoa học ít chú ý đến tác động tích lũy của việc tiếp xúc với chì suốt đời đối với khả năng nhận thức và chứng mất trí ở người lớn t.uổi. Với các mức phơi nhiễm chì trước đây, các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu sâu hơn về giả thuyết này là hợp lý.

Chì là một chất độc thần kinh, xâm nhập vào não thông qua hàng rào m.áu não. Các nghiên cứu trước đây ở động vật, cũng như ở những người tiếp xúc với kim loại này do các mối nguy hiểm nghề nghiệp, chỉ ra mối liên hệ giữa phơi nhiễm chì và chứng mất trí.

Các công trình khác đã cho thấy mức độ mất trí nhớ cao hơn ở những người lớn t.uổi sống gần các con đường giao thông lớn, cũng như trong số những người, do nghề nghiệp của họ, có nhiều nguy cơ tiếp xúc với ô nhiễm khí thải giao thông.

Các nhà khoa học cũng đang thảo luận về những lý do khác có thể dẫn đến sự cải thiện tình trạng chứng mất trí. Các thế hệ mới ra đời có trình độ học vấn cao hơn, những người này hút thuốc ít hơn và theo dõi chặt chẽ hơn quá trình phát triển các bệnh tim mạch mạn tính, chẳng hạn như tăng huyết áp. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tính đến các yếu tố này, số liệu thống kê về chứng mất trí vẫn đang được cải thiện, vì vậy, dường như những thay đổi này không thể được giải thích chỉ bằng cách thực hành lối sống lành mạnh.

Xăng pha chì, được sử dụng rộng rãi từ những năm 1920 đến những năm 1970, là một nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Tại Canada, hàm lượng chì trong chất phụ gia bắt đầu được điều chỉnh từ năm 1973 và nồng độ chì trong m.áu của người Canada giảm mạnh.

Điều tương tự cũng xảy ra ở các nước khác. Ví dụ, các nghiên cứu từ những năm 1990 cho thấy người Mỹ sinh ra trước năm 1925 đã bị phơi nhiễm khoảng gấp đôi so với những người sinh từ năm 1936 đến năm 1945. Các cấp độ tiếp xúc với chì của một đ.ứa t.rẻ năm 1976 cao gấp 15 lần so với ngày nay. Vào thời điểm đó, 88% số dân có nồng độ chì trong m.áu lớn hơn 10 mcg/dl. Năm 2014, 1% t.rẻ e.m có nồng độ chì trong m.áu lớn hơn 10 mcg/dl.

Trong các công trình tiếp theo, các nhà khoa học dự định so sánh nồng độ chì trong m.áu, răng và xương trong những năm 1990 (trong tài liệu lưu trữ) và bây giờ. Ngoài ra, có thể nên kiểm tra mối liên hệ giữa các biến thể gien cụ thể liên quan đến sự hấp thụ chì cao hơn và tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ.

Hóa ra việc tiếp xúc với chì là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của chứng mất trí nhớ, vì vậy, chúng ta có thể mong đợi những cải thiện hơn nữa về tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ trong nhiều thập kỷ, vì mỗi thế hệ tiếp theo đều có ít thời gian tiếp xúc với chất độc thần kinh này – nhà nghiên cứu Deng ZhiDi kết luận

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *