Thời tiết chuyển mùa: Bệnh hô hấp nào hay gặp ở trẻ?

Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virut, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chung ta hít thở.

Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ xâm nhiêm hơn. Nhiêm khuân hô hâp câp cung la môt trong nhưng bênh co tỉ lê tư vong cao ơ tre dươi 5 tuôi. Sau đây là các bệnh hô hấp câp thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa thu – đông.

Khám bệnh đường hô hấp cho trẻ.

Viêm họng cấp tính: Viêm mũi họng là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang hanh khô va lạnh sẽ dễ mắc bệnh. Phần lớn viêm mũi họng cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng virut cúm khác nhau) tuy nhiên, cũng có thể do vi khuẩn. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi, ngứa mũi. Bệnh không chữa trị kịp thời dẫn tới biến chứng viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi. Đặc biệt, nếu do liên câu khuân tan m.áu nhóm A gây ra mà không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến biên chưng năng nê ơ khớp, cơ tim và van tim. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đúng mức tới sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng, kho thơ…

Viêm VA: Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng t.uổi đến 4 t.uổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 380C, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra, có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc… Điều trị bằng thuốc giảm sốt, chống ngạt mũi, chảy mũi. Nếu thấy mũi cháu có mủ vàng xanh mới cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan cấp: Viêm amidan cấp không khó phát hiện. Biểu hiện: tre mệt mỏi, kém ăn, sốt 39-40C. Trẻ lơn kêu đau họng, co khi kêu đau lên tai khi nuốt, nhất là lúc ăn uống nên hay nôn. Đôi khi xuất hiện ho từng cơn do kích thích hoặc ho có đờm do có dịch xuất tiết ở họng. Giọng nói có thể thay đổi. Trẻ nhỏ thường thở khò khè, ngáy to. Hơi thở hôi. Thương sau khơi phat 3-4 ngày, bệnh nhi hết sốt. Nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể lan xuống thanh quản, phế quản hoặc gây các biến chứng như áp- xe quanh amidan, viêm tai giữa.

Viêm thanh quản cấp: Có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn. Bệnh khởi phát bằng một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: sau khi sổ mũi, xuất hiện triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng. Tiếng ho có đặc điểm khàn khàn hoặc ông ổng. Bệnh thường nhẹ, ít khi dẫn tới suy hô hấp, trừ trẻ nhỏ. Thường viêm thanh quản cấp kèm theo có viêm phế quản hoặc ở t.rẻ e.m đây là báo hiệu của một bệnh như sởi… Nguyên nhân thường do virut gây ra, trừ trường hợp có dịch bạch hầu. Trương hơp nhe co thê theo doi va xử trí tại nhà, cần giữ ấm cổ, tránh gió lạnh, có thể uống vitamin C. Trong trường hợp nặng có thở rít, khó thở, co rút hõm trên xương đòn, trẻ vật vã, kích thích, cần đưa trẻ đi viện để được theo dõi điều trị.

Viêm phế quản cấp (còn được gọi là viêm khí – phế quản cấp): Viêm khí – phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa t.uổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời… Biêu hiên ho lúc đầu ít, sau tăng dần. Ho khan không có đờm. Khi ho, tre lơn có thể kêu đau vùng dưới xương ức và vùng thượng vị. Sốt nhe, có thể không sốt. Sau 1-2 ngày ho, sẽ có đờm, đờm lúc đầu loãng sau đặc dần. Nguyên nhân thường do virut gây ra, một số trường hợp do vi khuẩn. Xử trí: Bệnh có thể điều trị và theo dõi tại nhà, dùng các thuốc ho, thuốc long đờm, kháng sinh nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, ơ tre nho, cân theo doi tinh trang co thê năng như kho thơ va suy hô hâp.

Lơi khuyên cua thây thuôc

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, các cha mẹ cần chú ý quan tâm đúng mức đê bao vê sức khỏe của trẻ. Cho trẻ đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng. Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý là t.rẻ e.m khi mắc bệnh, nhất là trẻ nhỏ thì diễn biến thường nặng và khó lường… Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Làm gì để phòng bệnh?

Giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm; Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói t.huốc l.á; Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá.

Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối gôm các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch; Tiêm phòng vắc-xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

BS. Trần Kim Anh

Theo SK&ĐS

Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Gần đây, tôi bị nóng rát giữa ngực, ăn uống kém, nghi bị trào ngược dạ dày – thực quản (TNDDTQ).

Ảnh minh họa

Mong bác sĩ tư vấn cách nhận biết bệnh qua những triệu chứng nào?

Trần Vũ (Bắc Ninh)

Hội chứng TNDDTQ còn được gọi là viêm thực quản trào ngược và có các triệu chứng khá giống nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm thanh quản… Những triệu chứng rõ nét nhất của hội chứng TNDDTQ có thể kể đến như: Cảm giác nóng rát: sau xương ức giữa ngực, hay xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, hoặc lúc nằm ngửa; đau nóng rát khu trú ở bụng trên… Ợ chua, buồn nôn, nôn kèm theo tình trạng khó nuốt cũng là triệu chứng đặc trưng của TNDDTQ. Các biểu hiện về tai mũi họng: họng mất cảm giác; cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật hoặc vướng, sau xương ức hay sau yết hầu; viêm họng hay tái phát; khản tiếng, sáng dậy khản đặc rồi hết nhanh… Các biểu hiện ở phổi: khó thở ban đêm do hít phải dịch vị acid vào phế quản, ít gặp nhưng nặng. Có khi có cơn như hen suyễn. Đau ngực: TNDDTQ là nguyên nhân thông thường nhất của đau ngực không do bệnh tim. Đau thường sau bữa ăn hoặc ban đêm; đau kéo dài nhiều giờ, sau xương ức, không lan sang bên. Khởi phát đau có liên quan tới một đợt trào ngược dịch vị acid.

Bác nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để có chẩn đoán chính xác nhất và được tư vấn điều trị cụ thể.

BS. Nguyễn Liên

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *