Khi giao mùa thu – đông xảy ra, nhiệt miệng hay còn gọi là viêm loét miệng rất dễ xảy ra. Theo các bác sĩ thì sự mất cân bằng vi khuẩn do vệ sinh không đúng cách và thời tiết khô hanh là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.
Sức khỏe khoang miệng mùa khô hanh rất dễ bị ảnh hưởng và gây ra nhiều vấn đề như viêm loét miệng hay khô miệng,…
1. Cơ sở ảnh hưởng của thời tiết tới sức khỏe khoang miệng mùa khô hanh
Mặc dù nhiệt miệng hay viêm loét khoang miệng không phải là bệnh bị giới hạn về thời điểm mắc hay t.uổi tác người bệnh. Tuy nhiên dưới điều kiện khô hanh của thời tiết, một số thói quen sinh hoạt của bạn sẽ bị thay đổi dẫn tới sức khỏe khoang miệng bị ảnh hưởng.
Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe khaong miệng mùa khô hanh:
– Thói quen ít uống nước
Thực tế là khi trời lạnh hơn nhiều người có thói quen uống nước ít hơn dẫn tới miệng luôn ở trong trạng thái khô. Hơn nữa, khi cơ thể không được bổ sung đủ nước sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị trì trệ, có nguy cơ gây suy giảm hệ miễn dịch.
Việc lười uống nước khi trời lạnh có thể gây suy giảm sức khỏe khoang miệng (Ảnh: Internet)
– Vệ sinh răng miệng kém
Trời lạnh có thể khiến bạn lười hơn trong việc vệ sinh răng miệng vào buổi tối. Điều này vô tình gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng và gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch. Do vậy điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra loét/nhiệt miệng.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm loét miệng
Lúc mới bắt đầu, nốt nhiệt miệng xuất hiện dưới dạng các đốm có màu trắng kích thước nhỏ như đầu kim (khoảng 1mm – 2mm) ở niêm mạc khoang miệng. Sau đó nốt loét miệng sẽ tăng dần về kích thước và có cảm giác hơi mọng nước.
Sau khoảng 1 – 2 ngày, vết loét sẽ có dấu hiệu trũng xuống (tương đối nông) rồi đạt đường kính 3 – 8 mm sau khoảng 3 – 4 ngày tiếp theo. Cá biệt có một số trường hợp vết loét miệng cũng có đường kính lên tới 10 mm.
Vết nhiệt miệng thường có màu trắng, nông đường kính từ 3 – 8 mm (Ảnh: Internet)
Vết nhiệt/loét miệng kéo dài bao lâu thì khỏi?
Thông thường thì vết nhiệt/loét miệng sẽ tự lành sau khoảng 1 – 2 tuần. Nếu kéo dài hơn bạn cần tới bệnh viện thăm khám và làm tầm soát bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư miệng/ung thư vòm họng.
Bị loét/nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Nhìn chung, vết loét, nhiệt miệng gây ra một số trở ngại trong ăn uống và sinh hoạt của người bệnh, mặc dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên cảm giác đau rát trong khoang miệng không hề dễ chịu một chút nào.
Đó là chưa kể đến việc những vết loét miệng kéo dài lâu ngày tạo thành những vùng đỏ, có thể gây ra các biến chứng nặng như bị n.hiễm t.rùng hô hấp dẫn tới khó thở, suy hô hấp hay bị n.hiễm t.rùng m.áu hoặc suy giảm thị lực,…
Ngoài ra, khi khoang miệng bị các vi sinh vật tấn công sẽ sản sinh ra hợp chất lưu huỳnh gây ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới việc giao tiếp hàng ngày.
3. Cần làm gì khi bị viêm loét/nhiệt miệng?
Vết loét/nhiệt miệng thường lành tính và có thể tự lành sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên với các vết loét/nhiệt miệng kéo dài gây khó chịu cho người bệnh thì cần phải được can thiệp y tế.
Một số phương pháp điều trị nhiệt miệng phổ biến là:
– Sử dụng nước súc miệng có chứa steroid dexamethasone (để giảm đau và viêm) hay capocaine (để giảm đau).
Súc miệng, vệ sinh khoang miệng hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn (Ảnh: Internet)
– Dùng thuốc: Thuốc điều trị nhiệt miệng được chia thành 2 loại là dạng bôi trực tiếp và dạng uống. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dạng thuốc phù hợp.
Thuốc bôi nên được dùng ngay từ khi các vết loét/nhiệt miệng xuất hiện
Thuốc uống chữa nhiệt miệng sẽ được chỉ định khi vết loét/nhiệt miệng của bạn đang nghiêm trọng hơn và không đáp ứng với phương pháp điều trị tại chỗ.
– Đốt vết loét/nhiệt miệng
– Ngoài ra, người bị nhiệt miệng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý bổ sung acid folic, vitamin B16 và vitamin B12, thực phẩm giàu kẽm,…
4. Làm cách nào để ngăn ngừa bị viêm loét/nhiệt miệng thời điểm giao mùa?
Nhìn chung, các nốt nhiệt miệng rất dễ tái phát nên điều tốt nhất chính là có phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng từ đầu, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Cụ thể:
– Đ.ánh răng, vệ sinh lưỡi và khoang miệng hàng ngày bằng các dụng cụ và dung dịch chuyên dụng.
– Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế thức khuya, hút t.huốc l.á hay sử dujg đồ uống có cồn. Điều này đặc biệt khuyến cáo đối với những người đang bị nhiệt miệng chưa khỏi
– Chế độ ăn uống giàu vitamin giúp vết thương chóng lành và cải thiện hệ miễn dịch
– Không nên vừa ăn vừa nói chuyện để giảm nguy cơ cắn vào lưỡi hay niêm mạc miệng, má
– Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, phòng tránh stress
– Khám sức khỏe răng miệng định kì, tốt nhất là 6 tháng một lần để chăm sóc và phát hiện những bất thường ở khu vực khoang miệng.
Bài thuốc phòng trị viêm phế quản mùa thu – đông
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại các lớp niêm mạc của ống phế quản gây hẹp lòng phế quản và ứ đọng các chất dịch, hình thành đờm tại phế nang, lâu dài làm suy giảm chức năng phổi và gây các vấn đề về hô hấp.
Viêm phế quản rất hay gặp ở người già và t.rẻ e.m, đặc biệt vào mùa thu – đông, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều hoặc trở lạnh bất thường.
Theo y học cổ truyền, khí hậu khô hanh vào mùa thu gây ra loại nhiệt bệnh ngoại cảm gọi là thu táo. Lúc đầu tà vào phần vệ khí sau đó vào phần phế khí. Xin giới thiệu một số bài thuốc và món ăn trị bệnh.
Khi tà còn ở phần vệ khí
Khí táo làm tổn thương phế, tổn thương tân dịch. Người bệnh sốt, hơi sợ lạnh, nhức đầu, ra mồ hôi ít, ho khan hay ho ít đờm mà dính, mũi khô, họng khô, lưỡi đỏ, khát nước, rêu lưỡi trắng, mạch sác. Phương pháp chữa là tân lương nhuận phế.
Bài thuốc:
Bài 1 – Tang hạnh thang (Ôn bệnh điều biện): tang chi 8g, hạnh nhân 16g, sa sâm 12g, bối mẫu 8g, hương xị 8g, chi bì (vỏ quả chi tử) 8g, lệ bì (vỏ hạt quả vải) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng thanh tuyên táo nhiệt, nhuận phế chỉ khái. Trị ho không đờm, họng khô khát, phế bị táo, ôn, viêm đường hô hấp trên.
Bài 2 – Tang cúc ẩm (Ôn bệnh điều biện): hạnh nhân 10g, liên kiều 10g, bạc hà 4g, tang diệp 12g, cúc hoa 8g, cát cánh 10g, cam thảo 4g, lô căn 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế chỉ khái. Trị phong ôn mới phát, ho, cơ thể sốt, cảm cúm, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp tính.
Tang chi (cành dâu phơi sấy khô) là vị thuốc trong bài Tang hạnh thang trị viêm phế quản (thu táo) khi tà còn ở phần vệ khí.
Thực đơn chữa bệnh:
Nước la hán hạnh nhân: la hán quả 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền đ.ập vụn, hạnh nhân giã dập, cùng sắc lấy nước, thêm chút đường uống. Ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.
Hạnh lê ẩm: hạnh nhân 10g, lê 1 quả to gọt vỏ thái lát. Cả 2 thứ nấu chín, thêm chút đường phèn khuấy cho tan đều. Dùng tốt cho bệnh nhân viêm khí phế quản cấp tính dạng viêm khô, nóng sốt, ho khan ít đờm .
Khi tà vào phần phế khí
Táo nhiệt làm tổn thương phế. Người bệnh sốt, ho nhiều không đờm, suyễn, mũi họng khô, bực dọc, khát, nhức đầu, rêu lưỡi khô trắng mỏng, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ thẫm, mạch phù sác. Phương pháp chữa là thanh phế nhuận táo chỉ khái.
Bài thuốc
Bài 1 – Thanh táo cứu phế thang (Y môn pháp luật): a giao 16g, hồ ma nhân 12g, tang diệp 12g, cam thảo 4g, đảng sâm 12g, mạch môn 16g, hạnh nhân 12g, tỳ bà diệp (bỏ lông chích mật) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị tà ở phần khí biểu hiện sốt, ho khan không đờm, thở nghịch lên, họng khô, mũi khô, ngực đầy sườn đau.
Bài 2: tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, lá tre 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thạch cao 16g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thực đơn chữa bệnh:
Nhuận phế tán: qua lâu 1 quả bỏ hạt tán mịn, trộn với bột củ năng thành bánh, nướng chín vàng, tán bột. Mỗi lần uống 3g. Hòa với nước sôi thêm đường cho uống ngày 3 lần. Dùng cho t.rẻ e.m ho khan do viêm khí phế quản, sốt nóng, ho gà dài ngày (bách nhật khai).
Lê hấp đường phèn bối mẫu: lê 1 quả to, xuyên bối mẫu 3g, đường phèn 6g. Lê gọt vỏ, tách bỏ hạt; bối mẫu tán bột. Tất cả cho vào nồi hầm chín rồi ăn. Dùng tốt cho người bị viêm khô khí phế quản ho ít đờm, lao phổi ho khan, ho gà, ho do dị ứng, viêm họng.
Trúc lịch chúc: trúc lịch (nước ép tre vầu tươi) 100ml, gạo tẻ 80-100g. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho trúc lịch vào khuấy đều, chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản sốt nóng, ho đờm ít vàng dính, đau tức vùng ngực, đờm có thể có t.ia m.áu, khó thở.
Hạnh nhân ướp đường phèn: hạnh nhân 30g, đường phèn 30g. Hạnh nhân đ.ập bỏ vỏ cứng, đường phèn nghiền đ.ập vụn, trộn đều. Mỗi lần ăn 9g, ngày 2 lần. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản mạn tính, ho khan dài ngày, đờm dính.
Kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: trung phủ, phế du, xích trạch, thái uyên, hợp cốc, khúc trì. Ngày làm 1 – 2 lần, mỗi huyệt trong 1 – 2 phút.
Vị trí huyệt
Trung phủ: dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 1 tấc, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 6 tấc.
Phế du: dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1,5 tấc, ngang huyệt thân trụ.
Xích trạch: gấp nếp khuỷu tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.
Thái uyên: huyệt nẳm trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Khúc trì: co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.