Thu hồi thuốc viên nén điều trị viêm mũi dị ứng

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ra công văn yêu cầu đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm thuốc viên nén LIV-Z Tablets có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng

Vừa qua, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 10927/QLD-CL ngày 03/7/2019 thông báo thu hồi trên địa bàn Thành phố Hà Nội lô thuốc Viên nén LIV-Z Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg), SĐK: VN-18014-14, s.ố l.ô: MYTHB1801, NSX: 06/03/2018, HD: 05/03/2020 do Công ty Maxtar Bio-Genics – India (India) sản xuất, Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma) nhập khẩu.

Theo đó, khi tiến hành phân tích bổ sung bằng phương pháp HPLC sử dụng cột tách đồng phân, thì kết quả sắc ký đồ của mẫu thuốc xuất hiện 2 pic: R-Cetirizin và Levocetirizin tương tự sắc ký đồ của Cetirizin. Sau khi xem xét hồ sơ kiểm nghiệm và các tài liệu liên quan, nhận thấy, Levocetirizin là một trong 2 thành phần quang học của Cetirizin, mẫu thuốc chứa Cetirizin.

Đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc đối với sản phẩm thuốc viên nén LIV-Z Tablets kém chất lượng. Ảnh minh họa

Để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả điều trị của thuốc và có đầy đủ căn cứ xử lý tiếp theo, Cục Quản lý Dược thông báo tạm dừng nhập khẩu, phân phối, sử dụng mặt hàng thuốc Viên nén LIVz Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) do Công ty Maxtar Bio-Genics – India sản xuất.

Đồng thời yêu cầu Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2 phối hợp với Công ty Maxtar Bio-Genics – India (India), các công ty của Việt Nam nhập khẩu và phân phối thuốc LIV-Z tablets: – Tạm dừng nhập khẩu, phân phối các lô thuốc Viên nén LIV-Z Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) Công ty MaxtarBio-Genics -India sản xuất.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu trong thời hạn 48h kể từ ngày ký Công văn này, gửi thông báo tạm dừng phân phối, sử dụng tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã được cung ứng thuốc Viên nén LIV-Z Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) do Công ty Maxtar Bio-Genics – India (India) sản xuất nêu trên.

Đặc biệt cần phải phối hợp với các cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm nghiệm thuốc nhà nước tiến hành lấy mẫu thuốc của tất cả các lô thuốc LIV-Z Tablets (Levocetirỉzine dihydrochloride 5mg); gửi mẫu tới Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh để tiến hành phân tích định tính và định lượng thành phần hoạt chất của thuốc.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc TW, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc tạm dùng phân phối, sử dụng thuốc Viên nén LIV-Z Tablets (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) nêu trên, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đon vị vi phạm theo quy định hiện hành; báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.

Thuốc LIV-Z Tablets là thuốc dạng viên nén, được chỉ định sử dụng trong các trường hợp dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, mày đay mạn tính.

Hà Thu

Theo phapluatplus

Cách đơn giản trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một chứng bệnh khá phổ biến ở cộng đồng, mọi lứa t.uổi đều có thể bị. Người bệnh có triệu chứng…

Viêm mũi dị ứng là một chứng bệnh khá phổ biến ở cộng đồng, mọi lứa t.uổi đều có thể bị. Người bệnh có triệu chứng: hắt hơi, đôi khi hắt hơi rất nhiều, chảy nhiều nước mũi, ngạt mũi, tắc mũi và kèm theo là chảy nước mắt. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, song gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, nhất là trong giao tiếp.

Theo YHCT, có 6 nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân) gây viêm mũi dị ứng, bao gồm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Trong đó có 3 nguyên nhân trực tiếp, ảnh hưởng nhất đến viêm mũi dị ứng là phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm ướt). Về nội nhân, có 7 trạng thái liên quan, đó là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Trong đó trạng thái “ưu”, tức ưu sầu, trực tiếp ảnh hưởng đến mũi, đến phế (ưu sầu hại phế).

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa nhưng cũng có khi quanh năm, không theo mùa, các kháng nguyên rất đa dạng, chủ yếu do ô nhiễm như bụi nhà, khí cống rãnh, nước thải… Viêm mũi dị ứng cũng có thể do nghề nghiệp, tác nhân là các sợi bông, lông, len, dạ, khí SO2, khí gas… Xin giới thiệu một số phương pháp phòng trị viêm mũi hiệu quả của y học cổ truyền.

Day bấm huyệt: Để cắt các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi tức thì, cần làm day bấm ngay một số huyệt quanh vùng mũi:

Hai huyệt nghinh hương, nằm ngang với phía dưới cánh mũi, ngang ra 2 bên khoảng 5mm.

Hai huyệt tứ bạch, nằm cách chỗ lượn của góc sống mũi và cánh mũi, ngang ra hai bên, khoảng 5mm.

Huyệt tố liêu, chỗ nhô cao của đầu mũi.

Dùng đầu ngón tay trỏ ấn mạnh nhiều lần vào huyệt. Các huyệt này vừa có tác dụng tức thì và lâu dài. Do vậy hàng ngày có thể tiến hành tác động nhiều lần vào các huyệt nói trên.

Thuốc uống: Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: mỗi ngày dùng 6g hoa, hoặc 12g kim ngân cuộng, sắc uống, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Công dụng: kim ngân hoa thanh nhiệt giải độc, có tác dụng chống viêm mũi dị ứng rất tốt.

Bài 2: kim ngân hoa 6g, ké đầu ngựa 3g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, sẽ tăng thêm tác dụng chống dị ứng.

Bài 3: kim ngân hoa, liên kiều (bỏ hạt), mỗi vị 6g; ké đầu ngựa 3g. Sắc uống như trên.

Bài 4: bạc hà 12g, cúc hoa vàng 6g. Các vị sắc trong 15-20 phút; xông hơi vào mũi khoảng 3-5 phút. Sau đó gạn lấy dịch thuốc uống ấm. Ngày 2 lần sáng và tối.

Bài 5: ngũ sắc (cây hoa cứt lợn) 12g, cóc mẳn 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia hai lần trước bữa ăn. Ngoài cách sắc như trên, có thể lấy từng loại cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi nhiều lần trong ngày.

GS. Phạm Xuân Sinh

Theo Sức khỏe & Đời sống

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *