Tăng huyết áp không chỉ là bệnh của người cao t.uổi mà nhiều người trẻ từ 20 đến 30 t.uổi đang mắc phải, đây được xem là ‘kẻ g.iết n.gười thầm lặng’ nhất vì người bệnh hầu như không biết mình mang bệnh.
Lối sống bận rộn – thủ phạm gây bệnh
Nếu như trước đây, tăng huyết áp chỉ ở người trên 40 t.uổi thì hiện tại nhiều người trẻ dưới 30 t.uổi cũng bị tăng huyết áp. Bệnh diễn tiến âm thầm khiến nhiều bệnh nhân khi có biến cố mới phát hiện ra mình bị tăng huyết áp.
Hơn một phần tư người trưởng thành bị tăng huyết áp và ngày càng gia tăng nhanh. Tăng huyết áp không chỉ là bệnh của người cao t.uổi mà nhiều người trẻ từ 20 đến 30 t.uổi cũng đang mắc.
Thạc sĩ Đặng Duy Gia – Khoa thông tim can thiệp, Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết huyết áp là áp lực của dòng màu lên mạch nếu áp lực quá lớn trên 140/90 mm/hg thì được coi là tăng huyết áp. Nó làm cho lòng của động mạch tổn thương, các cholesterol xấu bám vào động mạch gây ra các mảng xơ vỡ, lòng mạch m.áu hẹp lại, làm kháng lực dòng m.áu tăng lên. Khi các mảng xơ vữa bong tróc tạo ra các cục huyết khối trôi lên não làm đột quỵ.
Tăng huyết áp lâu ngày có thể dẫn tới rung nhĩ đưa cục m.áu đông từ tim lên não gây ra nhồi m.áu não. Nhồi m.áu não chiếm 80 % nguyên nhân đột quỵ. Còn 20 % là do xuất huyết não. Xuất huyết não cũng liên quan tới huyết áp nếu huyết áp tăng quá cao, áp lực lớn thành mạch não không chịu được gây vỡ mạch m.áu não.
Thạc sĩ Gia cho biết mỗi năm có khoảng 17 triệu người c.hết do bệnh mạch m.áu não và có tới 9 triệu ca liên quan tới tăng huyết áp. Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp thì nguy cơ đột quỵ gấp 3 lần người bình thường.
Điều nguy hiểm đó là hiện nay người trẻ tăng huyết áp tăng nhiều hơn trước đây rất nhiều. 20 năm trước hiếm khi gặp bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc biến chứng từ tăng huyết áp dưới 30 t.uổi thì hiện nay mỗi năm có khoảng 10 ca nhập viện dưới 30 t.uổi bị nhồi m.áu cơ tim phải vào viện cấp cứu.
Tăng huyết áp ở người trẻ rất nguy hiểm.
Nguyên nhân chính là do lối sống, stress, nhất là người làm việc văn phòng, bận rộn trong cả ăn uống và không có thời gian vận động làm cho tăng huyết áp tăng lên ở người trẻ. Những thực phẩm có sẵn, đóng gói thường giàu muối, thừa cholesterol. Hơn nữa khi căng thẳng làm mạch m.áu co lại, tăng kháng lực của thành mạch và gây nên tăng huyết áp.
Theo đ.ánh giá của các chuyên gia tim mạch, bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có đến 70% là không có triệu chứng điển hình và thường được phát hiện tình cờ trong những đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân đến khám bệnh vì lý do khác.
Các triệu chứng bệnh thường khó nhận biết. Nhiều người thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt nên đi khám và phát hiện ra bệnh. Có người phát hiện bệnh thì đã có biến chứng.
Dự phòng bệnh
Phòng ngừa tăng huyết áp ở người trẻ, bác sĩ Gia cho biết đầu tiên phải khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tăng huyết áp nếu có. Theo khuyến cáo, người trên 18 t.uổi ít nhất một năm 1 lần được đo huyết áp tại phòng khám. Nếu huyết áp dưới 120/80mm/hg thì 5 năm sau mới phải đo lại, còn 130/80 trở xuống thì 3 năm sau cần đo lại. Còn người trên 50 t.uổi mỗi năm phải đo một lần.
Để phòng bệnh lý tăng huyết áp người trẻ cần bỏ các yếu tố nguy cơ. Ví dụ như căng thẳng không thể bỏ được nhưng có thể bỏ bớt không quá ép bản thân.
Chế độ ăn ít muối, hạn chế ăn thịt đỏ, tăng cường chất xơ và trái cây. Đặc biệt chú ý mỗi ngày chỉ ăn 1 thìa café muối và trong thực phẩm sẵn muối.
Nên tập thể dục 30 phút/ngày và cố gắng 1 tuần 4,5 buổi, không nên tập gắng sức. Khi đi ngủ nên ngủ trước 11h khuya.
Nếu người trẻ đã bị tăng huyết áp, cần điều trị duy trì được huyết áp mục tiêu. Đặc biệt, người bệnh cần biết tăng huyết áp là một bệnh mạn tính. Để ngăn ngừa lâu dài các biến chứng, người bệnh nhất thiết phải kiểm soát tốt huyết áp, bằng cách áp dụng lối sống khoa học và tuân thủ thuốc điều trị của bác sĩ. Khi đạt được huyết áp mục tiêu vẫn cần phải theo dõi huyết áp hàng ngày.
Người bệnh phải có chế độ ăn hợp lý, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9, tích cực giảm cân (nếu quá cân). Bên cạnh đó, cần hạn chế uống rượu, bia, ngừng hoàn toàn việc hút t.huốc l.á hoặc thuốc lào, tăng cường tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày; tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, tránh bị lạnh đột ngột.
Gần 1.000 ca đột quỵ trong một tháng
Mới chính thức đi vào hoạt động được một tháng song Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận gần 1.000 bệnh nhân đột quỵ, đáng chú ý 10% là người trẻ, có trường hợp chỉ 14 t.uổi.
Đột quỵ hay tai biến mạch m.áu não là đột quỵ não, gồm 2 dạng: xuất huyết não (mạch m.áu não bị vỡ) và thiếu m.áu cục bộ não xảy ra khi mạch m.áu đưa lên não hoặc trong não bị nghẽn do huyết khối, thành mạch xơ vữa.
Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và phổ biến thứ ba gây t.ử v.ong tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó t.ử v.ong. Mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trẻ hóa người mắc đột quỵ
Thông thường, đột quỵ thường gặp ở những người từ 50 t.uổi trở lên, tuy nhiên độ t.uổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ.
Một bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ t.uổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho biết trong một tháng qua, Trung tâm tiếp nhận khoảng 1.000 ca đột quỵ, trong đó có tới 10% là bệnh nhân trẻ (dưới 44 t.uổi). Hiện trong trung tâm có khoảng 10 ca là bệnh nhân trẻ, có ca chỉ mới 14 t.uổi.
Bệnh nhân 14 t.uổi đến viện với biểu hiện đau đầu nhưng rất may chưa có rối loạn vận động. Chụp cắt lớp các bác sĩ đã phát hiện dị dạng mạch não, nên tiến hành can thiệp tích cực.
Xử trí người đột quỵ tại nhà như thế nào trong chờ cấp cứu?
Biện pháp sơ cứu chủ yếu là đảm bảo hô hấp tốt: thông thoáng, không có dị vật, không bị sặc…, kiểm soát huyết áp. Đồng thời nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, hạn chế di động vùng đầu bệnh nhân, chứ không phải “đừng bao giờ di chuyển nạn nhân”.
Cụ thể:
Khi phát hiện một người nghi ngờ bị đột quỵ
– Gọi người xung quanh đến hỗ trợ
– Đặt bệnh nhân nằm xuống giường hoặc nền cứng, nới bỏ quần áo, các vật có thể gây chèn ép vùng cổ tránh ảnh hưởng đến hô hấp
– Tư thế đặt bệnh nhân đầu cao, khoảng 20-30 độ so với mặt phẳng, nên quay đầu bệnh nhân sang một bên. Trong trường hợp bệnh nhân có rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, nôn sặc để không may bệnh nhân bị nôn thì sẽ nôn ra ngoài
Tránh tình trạng để nằm ngửa khi bệnh nhân nôn ra sẽ hít phải toàn bộ chất nôn, chất tiết vào đường hô hấp gây nguy hiểm tính mạng.
Nếu được chúng ta nên tháo hết răng giả, vật trong miệng, dùng khăn lau sạch chất tiết ở mũi, miệng bệnh nhân tránh làm tắc nghẽn đường thở của người bệnh.
– Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống ngậm bất kỳ thuốc gì.
Vì khi bệnh nhân đột quỵ có thể bị rối loạn ý thức, rối loạn phản xạ nuốt nếu cho bệnh nhân ăn, uống có thể gây sặc, và gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.
– Nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để bác sĩ đến đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất và có khả năng điều trị chuyên sâu về đột quỵ.
Đột quỵ có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ rất nhẹ như một người bỗng dưng hơi đầy lưỡi, nói hơi ngọng, nặng thì rối loạn ngôn ngữ, mất tiếng, không nói được. Thông thường biểu hiện của nó liên quan đến một nhóm cơ như đang cầm đũa, bát, bút thì làm rơi xuống. Nặng hơn thì tê một nhóm cơ, điển hình hơn là yếu, liệt hẳn một nửa người; nặng hơn nữa là người bệnh có thể bị bán mê hoặc hôn mê.
Khi đã xảy ra tai biến thì khó mà tránh được di chứng dù đến sớm và được xử lý tốt mà chỉ có thể giảm thiểu di chứng. Trường hợp may mắn không c.hết thì cũng để lại di chứng, có ca không điều trị được, nặng có thể rơi vào trạng thái thực vật, hôn mê sâu, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.
Cũng vì thế, vấn đề cần chú trọng ở đây là kiểm soát, dự phòng, quản lý huyết áp, dự phòng không để tai biến xảy ra. Những người có nguy cơ bị tai biến là: tăng huyết áp không được theo dõi và điều trị tốt, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, suy tim nặng, người ít vận động hoặc bị liệt (nguy cơ hình thành huyết khối), người có bệnh lý van tim hoặc theo dõi và dùng thuốc chống đông không đều…..