Bệnh dại ở Việt Nam vẫn còn diễn biến rất phức tạp và vẫn là dịch bệnh gây c.hết nhiều người nhất, chỉ đứng sau dịch Covid-19 đang diễn ra hiện nay.
Giai đoạn từ 2017 – 2021 đã có 2,5 triệu người bị chó cắn, mèo cào và 376 người đã c.hết vì bệnh dại. ẢNH MINH HỌA THANH NIÊN
Đó là thông tin Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại Hội nghị tổng kết chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại năm 2017 – 2021, và góp ý dự thảo chương trình năm 2022 – 2030, do Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế phối hợp tổ chức trực tuyến hôm nay, 28.9.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, giai đoạn 2017 – 2021, cả nước ghi nhận 378 người t.ử v.ong vì bệnh dại tại 52/63 tỉnh, thành phố. Trung bình mỗi năm có 76 người t.ử v.ong, giảm 15% so với giai đoạn 2012 – 2016 (438 người t.ử v.ong tại 48/63 tỉnh, thành phố, trung bình mỗi năm có 88 người t.ử v.ong).
Trong đó, miền Bắc là khu vực ghi nhận số người t.ử v.ong vì bệnh dại cao nhất (146/371, chiếm hơn 39% của cả nước); tiếp đến là miền Trung (133/371, chiếm gần 36% của cả nước, trong đó các tỉnh Tây Nguyên chiếm gần 47%, với 62/133 ca); thấp nhất là ở các tỉnh miền Nam (92/371, chiếm gần 25%). Tuy nhiên, trong 2 năm 2020 – 2021, bệnh dại có xu hướng gia tăng rõ rệt tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam, giảm ở miền Bắc và miền Trung.
Đáng lưu ý, các tỉnh miền tây Nam bộ trước năm 2018 không ghi nhận ca bệnh dại trên đàn chó, nhưng từ năm 2018 có ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại tỉnh Cà Mau (tại TT.U Minh, H.U Minh, tỉnh Cà Mau) và liên tục phát hiện tại tỉnh này hàng năm cho đến nay, đồng thời có chiều hướng xuất hiện lan rộng ra các tỉnh khác trong khu vực như: Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và Đồng Tháp.
5 năm qua, 2,5 triệu người điều trị bị chó cắn phải điều trị dự phòng
Cũng theo thống kê trong 5 năm qua, cả nước đã có trên 2,5 triệu người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng, tăng 561.840 (28%) trường hợp so với giai đoạn 2012 – 2016 (có gần 2 triệu người người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng).
Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay, trung bình mỗi năm hiện nay vẫn có hơn nửa triệu người bị chó, mèo cắn phải đi điều trị dự phòng, chỉ riêng t.iền huyết thanh điều trị đã tiêu tốn trực tiếp trên 800 tỉ đồng, chưa tính rất nhiều tổn thất của người dân về chi phí điều trị khác hay những tổn thương về sức khoẻ, tinh thần…
“Tỉ lệ t.ử v.ong bệnh dại trên là rất cao, cứ mắc bệnh là 100% t.ử v.ong. Tại Việt Nam hiện nay, bệnh dại vẫn là bệnh truyền nhiễm gây c.hết nhiều người nhất, chỉ đứng sau dịch Covid-19 đang diễn ra hiện nay”, ông Tuyên nói.
Theo TS Nguyễn Thị Thanh Hương (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), trên 2,5 triệu người phải điều trị dự phòng bệnh dại trong 5 năm qua, chiếm 2,25% dân số cho thấy số người bị chó, mèo cắn vẫn rất lớn. Nếu chính quyền các địa phương và ngành thú y không kiểm soát được bệnh dại trên động vật thì chi phí điều trị sẽ tiêu tốn gấp 150 lần so với phòng dịch trên động vật.
“Trong 5 năm qua, bệnh dại vẫn là bệnh truyền nhiễm có số người t.ử v.ong cao nhất trong số các loại bệnh truyền nhiễm hiện đang lưu hành tại Việt Nam. Chỉ riêng năm 2021, số người c.hết vì bệnh dại ít hơn so với dịch Covid-19″, TS Hương thông tin.
Đi tiêm vắc xin Covid-19, 3 người phụ nữ bị tiêm nhầm vắc xin dại
Thay vì được tiêm vắc xin Covid-19, ba người phụ nữ lại được tiêm vắc xin bệnh dại. Sự nhầm lẫn dù khó tin nhưng đã xảy ra ở Ấn Độ.
Thay vì được tiêm vắc xin Covid-19, 3 người phụ nữ Ấn Độ đã được tiêm vắc xin bệnh dại – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sự việc xảy ra tại một bệnh viện ở bang Uttar Pradesh (Ấn Độ). Cả 3 người phụ nữ đều sống ở thị trấn Kandla, bang Uttar Pradesh. Họ đến phòng khám để tiêm vắc xin Covid-19 vào ngày 9.4, theo South China Morning Post.
Cả 3 người phụ nữ này khi đến bệnh viện thì thay vì đến tầng lầu tiêm vắc xin Covid-19 lại đi nhầm vào khu vực của bệnh nhân ngoại trú.
Lúc đó, dược sĩ chịu trách nhiệm chính đã đi vắng. Vì vậy, một đồng nghiệp của ông đã làm thay. Tuy nhiên, người này tiêm vắc xin bệnh dại cho 3 người phụ nữ mà không kiểm tra lại giấy tờ. Giấy tờ của họ ghi rõ là tiêm vắc xin Covid-19.
May mắn là việc tiêm nhầm vắc xin dại không ảnh hưởng đến sức khỏe của 3 người phụ nữ. Hiện tại, Ấn Độ đang chứng kiến dịch Covid-19 đang lây lan rất nhanh.
Nước này ghi nhận gần 170.000 ca nhiễm mỗi ngày. Ấn Độ đã vượt qua Brazil trở thành quốc gia có số người nhiễm Covid-19 cao thứ hai thế giới, với tổng số ca nhiễm 13,5 triệu ca, theo số liệu tổng hợp của Đại học Johns Hopkins (Mỹ).