Thức ăn nhanh có hại cho sức khoẻ ra sao?

Thức ăn nhanh là thực phẩm mà mọi người mong muốn tiêu thụ nhanh chóng, tại chỗ, có giá rẻ, và tiện lợi. Tuy nhiên, đã có rất nhiều bằng chứng được nghiên cứu cho thấy những tác động tiêu cực khác nhau đối với sức khỏe của việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.

Ảnh AFP.

Thức ăn nhanh hay còn gọi là Fastfood, là tên gọi chung của các loại đồ ăn được chế biến tại chỗ với các thành phần được làm nóng trước hoặc đã được nấu từ trước và phục vụ theo hình thức gói mang đi.

Những thực phẩm này thường có hàm lượng calo cao nhưng ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Khi thức ăn nhanh thường xuyên thay thế thức ăn bổ dưỡng trong chế độ ăn uống, nó có thể dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, sức khỏe kém và tăng cân.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Hầu hết thức ăn nhanh chứa nhiều carbohydrate và có ít hoặc không có chất xơ. Chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như táo bón và bệnh viêm ruột thừa, cũng như giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Nếu tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên sẽ dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng trở lại. Theo thời gian, những đợt tăng đột biến insulin có thể khiến làm tăng nguy cơ kháng insulin, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và tăng cân.

Tác hại của muối

Thức ăn nhanh thường nhiều muối (natri), do đó khi tiêu thụ natri nhiều có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc sưng phù. Chế độ ăn nhiều natri cũng nguy hiểm đối với những người mắc bệnh huyết áp, bởi natri làm tăng huyết áp và gây tăng áp lực cho hệ thống tim mạch của bạn.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Lượng calo dư thừa từ bữa ăn nhanh có thể gây tăng cân dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, bao gồm hô hấp và khó thở.

Ảnh minh hoạ. Ảnh AFP

Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Cơ quan giám sát và đ.ánh giá chất lượng thực phẩm, dược phẩm tại Mỹ (Food and Drug Administration (FDA) cho rằng một chế độ ăn nhiều muối thường gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp, có nghĩa là một người có nhiều khả năng bị cơn đau tim, đột quỵ, bệnh thận, hoặc bệnh tim.

Ảnh hưởng đến da

Ngoài ra, tiêu thụ đồ ăn nhanh nhiều carbs sẽ khiến dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng, đây là nguyên nhân có thể gây ra mụn trứng cá, cũng có nhiều khả năng mắc bệnh chàm.

Ảnh hưởng đến hệ xương

Lượng carbs và đường trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng axit trong miệng làm hỏng men răng, tạo điều kiện vi khuẩn có thể bám vào và gây sâu răng. Thừa cân, béo phì cũng có thể dẫn đến các biến chứng với mật độ xương và khối lượng cơ.

Nguy cơ gây bệnh thận

Lượng natri dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và bệnh viêm cầu thận hoặc thậm chí là n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, không phải tất cả đồ ăn nhanh đều có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để giữ gìn sức khỏe, nên cố gắng xác định các loại thức ăn nhanh có chứa ít muối, chất béo, đường, tổng lượng carbohydrate và hạn chế việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.

Bé 11 t.uổi bị m.áu nhiễm mỡ vì món ăn được cha mẹ bồi bổ

Thói quen ăn uống cộng với lối sinh hoạt không khoa học đang là nguyên nhân dẫn tới các bệnh rối loạn chuyển hoá ở trẻ trong đó có rối loạn mỡ m.áu.

Mỡ m.áu tăng cao chỉ vì tẩm bổ

Thấy con có tình trạng béo hơn các bạn, gia đình của bé Nguyễn An M. 11 t.uổi, Phúc Thọ, Hà Nội đã đưa con đi tới bệnh viện kiểm tra. Kết quả, bé M. bị tăng mỡ m.áu, đặc biệt là cholesterol xấu LDL – nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tim mạch về sau cho trẻ.

Bác sĩ khuyến cáo gia đình nên xét nghiệm tìm nguyên nhân. Tuy nhiên khi xét nghiệm hai bố mẹ của bé M. không tăng mỡ m.áu, người anh trai của M. cũng bị tăng mỡ m.áu.

Tìm nguyên nhân của hai bé, được biết bố của bé M. làm ở trại mổ lợn nên ngày nào anh cũng cố gắng mua cho con những quả bầu dục hoặc quả tim về xào cho hai bé ăn. Nào tưởng tẩm bổ cho con hai dè khiến hai bé bị rối loạn mỡ m.áu thừa cholesterol.

BS Nguyễn Thị Ly – bệnh viện Medlatec cho biết nguyên nhân tăng mỡ m.áu ở trẻ nhỏ có hai yếu tố.

Thứ nhất do di truyền. BS Ly cho biết theo một số nghiên cứu, những đ.ứa t.rẻ sinh ra trong gia đình mà bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ đều có mức cholesterol m.áu cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Trẻ mắc bệnh do nguyên nhân này rất khó thay đổi.

Nguyên nhân thứ hai là do lối sống và sinh hoạt. Nguyên nhân này bao gồm chế độ ăn uống và tập thể dục ở t.rẻ e.m không khoa học như: Ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, các chế phẩm từ sữa và các loại thịt đỏ. Lượng chất béo tiêu thụ từ thực phẩm quá lớn trong khi trẻ lười vận động thể thao khiến chất béo tích tụ trong m.áu.

Giống như ở người lớn, bệnh lý này ở t.rẻ e.m cũng không có triệu chứng rõ ràng nên cha mẹ thường rất khó phát hiện và phân biệt bệnh. Hầu hết trường hợp trẻ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc bệnh tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng như tim mạch, thận, gan,…

Các nghiên cứu cho thấy, m.áu nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ diễn biến âm thầm, phức tạp hơn so với người cao t.uổi. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng bệnh như thở gấp, đau đầu, chóng mặt, tim đ.ập nhanh, đau tức ngực. Giai đoạn cuối của bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trẻ như đau tim, tai biến mạch m.áu não, đột quỵ,…

Cholesterol có từ hai nguồn: do cơ thể tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholestrol trong m.áu, còn lại từ nguồn thức ăn. Hiện nay, cholesterol chỉ thấy ở trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Bên cạnh đó, một thành phần khác của lipid m.áu cần được quan tâm là triglycerid.

Bệnh nhi béo phì tăng nguy cơ rối loạn mỡ m.áu. Ảnh minh họa

Thay đổi lối sống

Theo PGS Trương Thanh Hương, – nguyên bác sĩ Viện Tim mạch quốc gia, t.rẻ e.m mắc rối loạn mỡ m.áu, thừa cholesterol ngày càng nhiều. BS Hương cũng gặp rất nhiều trẻ bị rối loạn mỡ m.áu. Thậm chí có bé mới chỉ 8 t.uổi đã phải can thiệp mạch do rối loạn cholesterol.

Theo PGS Hương, cholesterol có hai loại:

Cholesterol xấu ký hiệu LDL đây là thành phần được coi là “xấu” của cholesterol, khi lượng LDL này tăng nhiều trong m.áu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch m.áu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch.

Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch m.áu, hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch m.áu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như nhồi m.áu cơ tim hoặc tai biến mạch m.áu não.

LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút t.huốc l.á, lười vận động hoặc liên quan các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

HDL-cholesterol (loại tốt): Loại này chiếm khoảng 1/4 – 1/3 tổng số cholesterol trong m.áu. HDL-cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ m.áu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch m.áu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút t.huốc l.á, thừa cân/béo phì, lười vận động…

Để phòng thừa cholesterol, PGS Hương khuyến cáo cac biẹn phap thay đôi lôi sông va lưa chon thưc phâm đê kiêm soat nguy co tim mach như ăn nhiều thực phẩm trái cây, các lại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, cá, bánh mì đặc biệt hạn chế thực phẩm có chứa chất béo dạng trans, ăn giảm muối xuống dưới 5 mg mỗi ngày, hạn chế các loại thực phẩm tiện lợi bao gồm cả bánh mặn, thực phẩm ướp sẵn, cá muối….

Đối với trẻ nhỏ cha mẹ vẫn cần kiểm soát cân nặng của con. Nếu thấy con có hiện tượng dư cân béo phì cần tham vấn bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *