Việc không để trẻ ăn thô dần khi trẻ đã dần mọc răng và chỉ ăn thức ăn nghiền sẽ khiến trẻ biếng ăn…
Khi bắt đầu mọc răng, cần cho trẻ ăn bớt dần thức ăn xay nhuyễn (Ảnh minh họa)
Hỏi: Nhiều người hay cho rằng khi cho trẻ ăn cần xay nhuyễn giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu… kể cả khi trẻ đã bắt đầu mọc răng, liệu có đúng không thưa bác sĩ?
Hồng Hoa (Hà Nội)
Trả lời:
Độ thô của thức ăn phụ thuộc theo lứa t.uổi, trẻ dưới 6 tháng t.uổi, giai đoạn này đang kích thích mầm, thì nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng như sữa là phù hợp. Sau giai đoạn 6 tháng t.uổi, trẻ ăn bổ sung, lúc này cần chuyển thức ăn lỏng sang đặc. Thức ăn đặc đầu tiên là bột cùng các thực phẩm như thịt, cá, trứng… được nghiền nhỏ là phù hợp. Lúc này, đường tiêu hóa bắt đầu thay đổi, các enzym trên đường tiêu hóa tiết nhiều hơn để tiêu được protein có tính chất thô hơn. Ở giai đoạn này, nếu cha mẹ không tập cho trẻ ăn thô dần thì ảnh hưởng đến vị giác của trẻ. Vì lúc này vị giác của trẻ đang phát triển, giúp trẻ định hình phân biệt được các loại thức ăn khác nhau.
Trẻ thường mất 3 năm để đường tiêu hóa trưởng thành, khi mình ăn, nhai có thức ăn bổ sung vào các enzym tiêu hóa tốt hơn, khi mình ăn nhiều thức ăn bổ sung khác, giúp cho sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột thay đổi theo khẩu phần ăn của trẻ. Một hệ vi sinh tốt lại kích thích hệ miễn dịch trên đường ruột của trẻ tốt hơn. Việc không để trẻ ăn thô dần khi trẻ đã dần mọc răng và chỉ ăn thức ăn nghiền sẽ khiến trẻ biếng ăn và càng lớn lên, động tác nhai của trẻ không thành thạo, không được rèn luyện tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này. Đây là căn nguyên dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn, từ chối ăn và rồi khi ăn thức ăn gợn hơn thì bé lại ọe, nôn khiến bố mẹ nhìn thế lại sợ lại nghiền nhỏ, lại xay…
PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi T.Ư
Theo baogiaothong
5 vấn đề về cân nặng của trẻ mẹ cần chú ý
Cân nặng là chỉ số giúp mẹ đ.ánh giá sự phát triển về thể chất của con. Việc theo dõi cân nặng của trẻ rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn 1-3 t.uổi.
Bác sĩ Nguyễn Minh, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), cảnh báo 5 tình trạng về cân nặng ở trẻ cha mẹ cần để ý:
1. Trẻ có dấu hiệu đứng cân
Khi trên một t.uổi, trẻ sẽ không còn tăng cân nhiều hàng tháng như trước. Nhưng trẻ vẫn cần tăng cân đều hàng tháng từ 200-300 g (hoặc nhiều hơn nếu trẻ tăng cân kém trước đó). Do đó, cần lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp khi trẻ đã giảm bú mẹ, giảm uống sữa và ăn dặm nhiều hơn.
2. Trẻ biếng ăn kéo dài, bị nhẹ cân
Khi biếng ăn kéo dài cho thấy đường ruột của trẻ đang yếu, tiêu hóa kém khiến trẻ hay bị đầy bụng, ăn ít đã no và chán ăn. Ba nguyên nhân thường gặp khiến đường ruột yếu đó là:
– Trẻ hay ốm vặt phải uống nhiều kháng sinh khiến đường ruột yếu.
– Do mẹ cho ăn dặm sớm, ăn đốt giai đoạn từ bột sang cháo, từ cháo sang cơm, khiến hệ tiêu hóa bị quá tải dẫn đến ngày càng tiêu hóa kém.
– Do bị ảnh hưởng ở tình trạng trẻ còi xương, luôn có khả năng tiêu hóa kém hơn bình thường.
Khi trẻ có những dấu hiệu không ổn về cân nặng, cha mẹ cần sớm điều chỉnh và can thiệp. Ảnh: Health.
3. Trẻ ăn được nhưng chậm tăng cân
Tình trạng này cho thấy khả năng hấp thu ở cơ thể của trẻ bị kém. Dù ăn được, dinh dưỡng không hấp thu vào cơ thể khiến trẻ không có đủ năng lượng để cung cấp cho cơ thể hoạt động, tăng cân đầy đủ và phát triển thể chất. Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa ở trẻ hấp thu kém chủ yếu cũng như 3 nguyên nhân trên.
4. Trẻ chỉ ăn, ít uống sữa
Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 1-3 t.uổi là sữa. Trẻ ở độ t.uổi này vẫn cần uống sữa mỗi ngày. Lượng sữa trẻ cần uống mỗi ngày như sau:
– Trẻ 2-3 t.uổi, mỗi ngày cần uống thêm khoảng 600 ml sữa.
– Trẻ 18 tháng đến 2 t.uổi vẫn cần uống từ 600-800 ml sữa mỗi ngày.
– Trẻ từ 12-18 tháng cần uống ít nhất 800 ml sữa mỗi ngày với sữa mẹ hoặc sữa khác. Lượng sữa có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của trẻ.
5. Trẻ hay ốm vặt
Trẻ trong 3 năm đầu rất dễ ốm, ho, sổ mũi khi trở trời hoặc khi nằm lạnh ra gió tí. Nếu khoảng vài tháng hoặc một năm, trẻ bệnh một đợt thì không vấn đề bởi trẻ cần phải trải qua những cơn ốm để hệ miễn dịch phát triển.
Nhưng khi trẻ có biểu hiện hay ốm hàng tháng, nghĩa là sức đề kháng của trẻ đang yếu và cần tăng cường, bổ sung sớm, không phải đợi lúc trẻ ốm mới cho uống thuốc. Bởi điều này sẽ dễ khiến hệ miễn dịch ngày càng kém hơn và bệnh nhanh tái lại.
Ngoài ra, với trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, còi xương thường có sức đề kháng yếu hơn trẻ khác. Vì khi trẻ có cân nặng kém cho thấy cơ thể đang thiếu dinh dưỡng, không thể cung cấp cho trẻ phát triển bình thường, hệ miễn dịch cũng bị thiếu năng lương để hoàn thiện và phát triển.
Theo Zing