Thực hư chuyện chất béo và chất bảo quản trong mì ăn liền gây khó tiêu

Lời đồn mì ăn liền chứa nhiều chất phụ gia sẽ gây khó tiêu, nhiều người tiêu dùng xếp mì ăn liền là thực phẩm cần hạn chế, vậy thực hư vấn đề này là như thế nào?

Có phải mì ăn liền nhiều chất béo nên ăn vào… đầy bụng?

Trong quá trình tiêu hóa, chất béo là nhóm chất cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa và hấp thu hơn cả. Nguyên do vì các phân tử chất béo phức tạp hơn nên mất nhiều thời gian phân giải. Theo đó, trung bình, cơ thể chỉ mất khoảng 5 giờ để tiêu hóa nhóm bột đường (cơm, mì, bún, phở…); mất 12-24 giờ để tiêu hóa hoàn toàn nhóm đạm (thịt, cá…); nhưng sẽ mất 33-47 giờ mới có thể tiêu hóa hết chất béo ( dầu thực vật, mỡ động vật…).

Cũng vì điều này mà nhiều người suy diễn: Mì ăn liền nhiều chất béo nên chắc hẳn rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng chất béo trong mì ăn liền không hề nhiều như lầm tưởng. Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40-50g), chỉ có khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm.

Theo đó, lượng chất béo này chỉ tương đương với lượng chất béo có trong một bát bún cá hay một suất bún chả, chiếm 16 – 17% so với nhu cầu chất béo cần trong 1 ngày. Vì thế, chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định được rằng mì ăn liền do chứa nhiều chất béo nên gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu.

Cũng cần nói thêm rằng, thời gian tiêu hóa của chất béo là lâu nhất không đồng nghĩa với khó tiêu vì vẫn tuân theo quá trình tiêu hóa của cơ thể. Tình trạng khó tiêu của cơ thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố bệnh lý đường tiêu hóa, tình trạng sử dụng một số loại thuốc cho tới lối sống thiếu khoa học…

Còn nếu xét từ khía cạnh thực phẩm hay dinh dưỡng thì TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho biết: chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý mới gây ra tình trạng khó tiêu, ví dụ như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ.

Thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu. Vì vậy, khi ăn uống, nên kết hợp sao cho đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất với một tỷ lệ cân đối, phù hợp.

Mì ăn liền để lâu được là do chất bảo quản?

Chúng ta thấy hạn sử dụng của mì ăn liền lên đến 5 – 6 tháng, nên nhiều người liền cho rằng thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản. Thế nhưng, trên thực tế mì ăn liền bảo quản được lâu là do bản thân sản phẩm có hàm lượng độ ẩm rất thấp và được đóng trong bao gói kín.

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, mì ăn liền áp dụng phương pháp làm khô sản phẩm, bằng cách chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất, giúp sản phẩm bảo quản được lâu. Vì thế, việc cho rằng mì ăn liền chứa nhiều chất bảo quản gây đầy bụng là chưa chính xác.

Chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng, không phải cứ nói tới chất phụ gia hay chất bảo quản là không tốt. Hiện nay, việc sử dụng chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ y tế với hàm lượng cho phép, an toàn với người sử dụng.

Bên cạnh đó cũng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng và các vấn đề sức khoẻ. Vì thế người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng mì ăn liền.

Như vậy có thể kết luận rằng, nói mì ăn liền gây khó tiêu vì nhiều chất béo, nhiều chất bảo quản đều là những đồn thổi không có cơ sở khoa học.

Cách đơn giản nhất để tránh đầy bụng, khó tiêu là điều chỉnh lại lối sống, giải tỏa các áp lực lo âu, ăn chậm nhai kỹ, xây dựng các bữa ăn lành mạnh, cân đối và đầy đủ nhóm chất. Khi thưởng thức mì ăn liền nên bổ sung thêm thịt, hải sản, trứng, rau củ…để vừa hấp dẫn vừa cân đối về dinh dưỡng.

Chuyên gia giải đáp những hiểu lầm về mỳ ăn liền gây hại cho sức khỏe con người

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, thực phẩm ăn nhanh (TPAN) đã có mặt từ rất lâu, góp phần thay đổi nhiều khái niệm về dinh dưỡng, ẩm thực của toàn thế giới.

Song, nhiều hiểu lầm về cách sử dụng đã khiến nhiều loại TPAN có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Thực phẩm ăn nhanh đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau

Trong buổi Hội thảo khoa học “Thực phẩm an nhanh trong xã hội hiện đại với sức khỏe con người” do Viện Y học ứng dụng Việt Nam (thuộc Tổng Hội Y học Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18/11, với sự tham gia của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành y khoa, công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng; TS. BS Trương Hồng Sơn đã nêu rõ sự xuất hiện và sức năng của các loại thực phẩm ăn nhanh trong nền ẩm thực thông qua các kết quả nghiên cứu.

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, thực phẩm ăn nhanh xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, mỳ ăn liền – loại TPAN phổ biến hiện nay, được phát minh tại Nhật Bản. Tuy nhiên, TPAN rất đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau, không chỉ có mì ăn liền, hamberger, gà rán, pizza hay thịt nguội…

Bởi tính tiện lợi, khả năng bảo quản lâu, thích hợp trong nhiều hoàn cảnh và khả năng kích thích vị giác rất mạnh đối với người ăn nên thực phẩm ăn nhanh hiện đã và đang chiếm lĩnh một thị phần quan trọng trong nền ẩm thực.

Theo đó, PGS. TS. Lê Bạch Mai – Nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng đã phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền – loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Đồng thời khẳng định mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,…

PGS. TS. BS Lê Bạch Mai nói về tác động của mỳ ăn liền trong cuộc sống hiện đại. (Ảnh: VTV.vn)

Những hiểu lầm khiến thực phẩm ăn nhanh gây hại cho sức khỏe con người

Trong số các loại thực phẩm ăn nhanh hiện nay, mì ăn liền được coi là một trong số các loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Theo đó, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đã tập trung phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền.

PGS. TS. BS Lê Bạch Mai nhận định, hiện có nhiều cách hiểu sai về TPAN nói chung và mỳ ăn liền nói riêng, dẫn đến việc sử dụng sai cách, thậm chí bị lạm dụng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một vài những hiểu lầm về các loại thực phẩm ăn nhanh khiến chúng có thể gây hại cho sức khỏe con người được PGS. TS. BS Lê Bạch Mai chỉ ra:

1. Mì ăn liền sử dụng các chất hóa học, chất bảo quản để giữ được lâu?

Đây là điều mà nhiều người dùng vẫn thường lầm tin và truyền tai nhau dù không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra. Người ta cho rằng, mỳ ăn liền sử dụng các chất hóa học, chất bảo quản để giữ được lâu, vắt mỳ có màu đậm là bởi chiên bằng dầu cũ, đã sử dụng nhiều lần…

Song, theo lý giải của PGS. TS. BS Lê Bạch Mai, màu sắc của vắt mỳ được chiết xuất từ củ nghệ nhằm kích thích khẩu vị. Ngoài ra, mỳ ăn liền cũng đơn thuần đã được rút tối đa hàm lượng nước và độ ẩm nhằm hạn chế vi khuẩn, vi sinh vật có hại.

2. Mì ăn liền gây khó tiêu?

Giải đáp điều này, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai cho biết, tình trạng khó tiêu vẫn thường được đổ lỗi do mỳ ăn liền chỉ có thể xảy ra khi sử dụng trong thời gian kéo dài. Thế nhưng, hiện tại trên thế giới chưa ghi nhận bất cứ nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định sử dụng mỳ ăn liền gây ung thư, sỏi thận. Đồng thời khẳng định sự lặp đi lặp lại trong việc ăn bất kì một loại thực phẩm nào cũng có khả năng gây ra điều này.

“Nếu chỉ ăn một loại thực phẩm, thiếu dinh dưỡng, hoặc hơn nữa là có lối sống thiếu khoa học, mắc các bệnh đường tiêu hóa, đang sử dụng thuốc… thì bất cứ ai cũng sẽ bị khó tiêu, chứ không phải chỉ do mỳ ăn liền.”, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai đ.ánh giá.

Theo các chuyên gia, để có một bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần ăn đúng cách, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh (cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất) và nhóm thực phẩm giàu đạm. (Ảnh: Internet)

3. Mì ăn liền là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,…?

Theo các chuyên gia có mặt trong buổi hội thảo, mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,… Do vậy, để có một bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần ăn đúng cách, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh (cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất) và nhóm thực phẩm giàu đạm.

Đồng thời, các chuyên gia cũng cho rằng, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần nghiên cứu về cải tiến qui trình sản xuất, về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như: bổ sung protein, chất xơ, tăng cường các vitamin và khoáng chất,… Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng mì ăn liền.

Không chỉ thế, cũng cần nghiên cứu phát triển thêm các công thức sản phẩm mì ăn liền mới dành cho các nhóm đặc biệt như t.rẻ e.m, học sinh, sinh viên, người lao động trí óc nhiều, v.v… Thông qua đó sẽ giúp mì ăn liền thực sự trở thành một món ăn nhanh cân đối về dinh dưỡng cho nhiều đối tượng với nhiều độ t.uổi khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *