Thực hư thông tin COVID-19 do ‘vi khuẩn’ gây ra?

Đại dịch đã xảy ra hơn một năm nhưng các thông tin về bệnh COVID-19 trên mạng xã hội vẫn đang rất “loạn”. Gần đây nhất, một bài viết lan truyền tin giả khi nói COVID-19 do “ vi khuẩn” gây ra và WHO cấm khám nghiệm t.ử t.hi.

Mô hình 3D của virus corona, SARS-CoV-2, gây bệnh COVID-19 – Ảnh: REUTERS

Các trang web, hãng tin như trang Politifact.com , Hãng tin Reuters và AP, đều có bài viết kiểm chứng những thông tin trên và khẳng định chúng đã nói sai sự thật.

Một bài đăng trên Instagram ngày 5-4 nói “COVID không phải do virus gây ra” và tuyên bố việc các bác sĩ Nga khám nghiệm t.ử t.hi những bệnh nhân qua đời vì COVID-19 đã vi phạm luật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cụ thể, tiêu đề của bài đăng này viết: “Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới mổ t.ử t.hi người mắc COVID-19, và sau một cuộc điều tra nước này đã xác định COVID không phải do virus gây ra”.

Bài viết cũng cung cấp các “thông tin” như “sau một thời gian khám phá khoa học, không phải virus mà là vi khuẩn mới là nguyên nhân khiến người bệnh t.ử v.ong và dẫn đến việc hình thành các cục m.áu đông trong mạch m.áu và dây thần kinh”, “bệnh nhân c.hết vì những vi khuẩn này”,…

Những thông tin trên là sai. COVID-19 là bệnh do virus chứ không phải vi khuẩn. Theo Hãng tin AP, WHO đã đặt tên chính thức cho virus corona và căn bệnh do virus này gây ra lần lượt là virus SARS-CoV-2 và bệnh COVID-19.

Những thông tin sai cho rằng bệnh COVID-19 là do vi khuẩn gây ra đã lan truyền trong nhiều tháng kể từ khi dịch bệnh này bùng phát và lan truyền toàn cầu. Các tổ chức kiểm chứng thông tin và WHO đã nhiều lần bác bỏ thông tin đó.

Thông tin cho rằng các bác sĩ Nga đang “vi phạm” luật của WHO vốn “không cho phép khám nghiệm t.ử t.hi” người qua đời vì COVID-19 cũng không đúng.

Thực tế, WHO không cấm, nhưng cũng không khuyến khích việc khám nghiệm t.ử t.hi người bệnh c.hết vì COVID-19.

Tháng 9-2020, WHO ban hành hướng dẫn để các chuyên gia y tế có thể khám nghiệm t.ử t.hi an toàn với người c.hết vì COVID-19.

Theo trang Politifact , một tạp chí y khoa Trung Quốc đã công bố kết quả khám nghiệm t.ử t.hi đầy đủ đầu tiên của một bệnh nhân COVID-19 hồi tháng 2-2020.

Theo Hãng tin Reuters, Mỹ, Đức, Ý và Anh cũng từng khám nghiệm t.ử t.hi bệnh nhân qua đời vì COVID-19.

Vào tháng 12-2020, Phó thủ tướng Nga Tatyana Golikova khẳng định nước này khám nghiệm t.ử t.hi tất cả người qua đời vì COVID-19, trừ những trường hợp liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo.

Nhờ khám nghiệm t.ử t.hi, giới chức y tế mới có thể kết luận ngoài hệ hô hấp, virus corona cũng tấn công các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh.

Giải mã tất tần tật về tai người

Tai không chỉ là một cơ quan thính giác, cho phép lắng nghe thế giới xung quanh, mà còn giúp con người có thể giữ thăng bằng khi bước đi.

Tai có chức năng giúp con người duy trì thăng bằng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Tai người to đến mức nào?

Tai người có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, nhưng tai nam giới luôn to hơn nữ giới, theo báo cáo đăng trên chuyên san Plastic and Reconstructive Surgery . Các nhà nghiên cứu còn phát hiện chiều dài trung bình của tai người vào khoảng 6,3 cm, còn trung bình của vành tai là 1,88 x 1,96 cm. Và tai người cũng to hơn theo t.uổi tác.

Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu ở Đức năm 2007 đăng báo cáo trên chuyên san Anthropologischer Anzeiger: Journal of Biological and Clinical Anthropology với nội dung tai phụ nữ tăng kích thước thấp hơn so với nam giới. Nếu độ dài tối đa của tai phụ nữ ở t.uổi 20 là 6,1 cm, nó tăng lên 7,2 cm ở nữ giới trên 70 t.uổi. Đối với nam giới, con số này lần lượt là 6,5 cm lúc 20 t.uổi và 7,8 cm khi qua 70 t.uổi. Có lẽ đây là lý do người xưa thường nói tai dài hàm ý t.uổi thọ.

Cơ chế thính giác ở tai người

Tai người có 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Chúng đều khác nhau, và quan trọng hơn là đảm bảo các chức năng hỗ trợ thính giác và giữ thăng bằng ở người.

Tai ngoài là phần vành sụn và da gắn với phần bên ngoài của đầu. Nó có tác dụng giống như loa phóng thanh. Sóng âm được truyền qua tai ngoài và dẫn vào ống tai, theo chuyên san Nebraska Medicine .

Sóng âm đi qua ống tai và chạm đến màng nhĩ. Cũng giống như khi gậy đ.ánh vào một mặt trống, màng mỏng của mô liên kết rung lên khi va phải sóng âm. Rung động truyền qua màng nhĩ và tiến vào tai giữa, còn được gọi là khoang màng nhĩ.

Khoang màng nhĩ được lót bằng niêm mạc và chứa đầy không khí cùng khớp xương tai trong. Nhóm xương này rung lên và tác động lên ốc tai ở tai trong. Các tế bào lông ở đây diễn dịch những rung động thành xung điện và truyền về não bằng hệ thống dây thần kinh thính giác.

Tại sao tai lại giúp thăng bằng?

Tai có một bộ phận gọi là vòi nhĩ có tác dụng cân bằng áp suất ở tai giữa với áp suất không khí bên ngoài. Quy trình này giúp con người duy trì được thăng bằng khi bước đi.

Tai người giúp con người giữ thăng bằng – SHUTTERSTOCK

Tai quan trọng như thế, nhưng nó lại là cơ quan vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn hại bởi chấn thương bên ngoài, sự tấn công của vi khuẩn hoặc thậm chí bị ảnh hưởng bởi các thay đổi của môi trường sống.

Không thể nào hồi phục thính giác một khi bị mất đi, ít nhất là trong điều kiện y khoa hiện tại. Đa số bệnh nhân bị điếc cần phải được phẫu thuật hoặc đeo máy trợ thính.

Tin mừng là chúng ta có thể ngăn chặn được nguy cơ trên, theo bác sĩ Sreekant Cherukuri, nhà sáng lập tổ chức MDHearingAid ở Chicago (Mỹ).

Ông khuyên các bệnh nhân tuân thủ quy tắc 60-60 khi đeo tai nghe: Không vặn âm thanh quá 60% so với mức tối đa hoặc không nghe hơn 60 phút/lần.

Nếu tham gia các hoạt động ồn ào như sự kiện thể thao, các buổi nhạc rock’n’roll, hay đơn giản là điều khiển máy cắt cỏ, con người nên đeo tai nghe khử tiếng ồn để bảo vệ tai mình trước cường độ âm thanh nguy hiểm.

Chăm sóc tai thường xuyên cũng là một phương pháp hay để ngăn chặn tình trạng thính giác bị hủy hoại. Nên đến bệnh viện nhờ bác sĩ vệ sinh tai, và không bao giờ nhét thứ gì vào bên trong ống tai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *