Thực phẩm chế biến sẵn dễ gây nghiện, khiến tăng lượng calo tiêu thụ

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc sử dụng nhiều thực phẩm chế biến dễ khiến người dùng bị nghiện, từ đó tăng lượng calo mỗi người tiêu thụ và gây tăng cân.

Thương hiệu snack khoai tây nổi tiếng Pringles với khẩu hiệu “Một khi bắt đầu, bạn không thể dừng lại được”. Bất cứ ai từng mở một túi khoai tây chiên đều biết nó khó đến mức nào để bỏ sang một bên. Một nghiên cứu mới từ Viện Y tế Quốc gia nhằm mục đích hiểu lý do của việc này.

Nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí Cell Metabolism cho thấy, thực phẩm chế biến có thể hình thành một thói quen thúc đẩy mọi người ăn quá nhiều và tăng cân hơn so với thực phẩm nguyên bản hoặc chế độ ăn tối giản.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ăn thực phẩm chế biến còn có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và t.ử v.ong sớm, nhưng những nghiên cứu tự báo cáo quan sát này chỉ cho thấy mối tương quan, vì vậy các nhà khoa học không thể trực tiếp quy chế độ ăn của thực phẩm chế biến với việc gây béo phì và bệnh tật.

Thử nghiệm đầu tiên của NIH được kiểm soát chặt chẽ đã tiết lộ rằng những người có chế độ ăn các thực phẩm chế biến trung bình tiêu thụ thêm 508 calo. Các chuyên gia hàng đầu suy đoán rằng, liệu những thực phẩm này có gây nghiện hay không và mỗi người tăng khoảng 1kg trong hai tuần. Những người ăn kiêng các món đã qua chế biến thực sự đã giảm được 1kg.

“Tôi đã rất ngạc nhiên với những phát hiện từ nghiên cứu này, bởi vì tôi nghĩ rằng nếu chúng ta kết hợp hai chế độ ăn kiêng cho các thành phần như đường, chất béo, carbohydrate, protein và natri, sẽ không có gì đặc biệt về việc thực phẩm chế biến sẽ khiến mọi người ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, trên thực tế, mọi người đã tiêu thụ nhiều calo hơn trong chế độ ăn các món chế biến, và điều này khiến họ tăng cân”, tác giả chính Kevin Hall của Viện Tiểu đường và Bệnh tiêu hóa và Thận ở NIH, cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc sử dụng nhiều thực phẩm chế biến dễ khiến người dùng bị nghiện, từ đó tăng lượng calo mỗi người tiêu thụ và gây tăng cân. (Ảnh minh họa)

Trong một tháng, 20 tình nguyện viên khỏe mạnh đã được nhận vào Đơn vị nghiên cứu lâm sàng trao đổi chất của NIH và chia thành 2 nhóm: một nhóm theo chế độ ăn chế biến (gồm bánh mì trắng, sản phẩm đóng hộp, gia vị được pha chế,…) và một nhóm theo chế độ nấu thực phẩm tươi. Sau hai tuần, các nhóm trao đổi chế độ ăn. Những người tham gia được cung cấp 3 bữa ăn mỗi ngày, cộng với nước và đồ ăn nhẹ không giới hạn theo chế độ ăn uống được chỉ định. Tất cả mọi thứ họ tiêu thụ đã được ghi lại.

Theo hệ thống phân loại thực phẩm NOVA – phân tách thực phẩm thành bốn nhóm dựa trên mức độ chế biến của chúng – một bữa sáng của Honey Nut Cheerios, sữa nguyên chất có thêm chất xơ, muffin việt quất đóng gói và bơ thực vật được coi là các thực phẩm “siêu chế biến”; một ví dụ về bữa sáng chưa qua chế biến là món parfait được làm từ sữa chua Hy Lạp, dâu tây, chuối, quả óc chó, muối và dầu ô liu, cùng với táo cắt lát và chanh tươi vắt. Những người tham gia đồng ý cả hai chế độ ăn đều ngon và thỏa mãn.

Các nhà nghiên cứu cũng cẩn thận để đảm bảo các tình nguyện viên trong cả hai chế độ ăn đều nhận được dinh dưỡng gần tương đương, bất kể chế biến hay không. Để bù đắp cho việc thiếu chất xơ trong chế độ ăn, những người tham gia trong nhóm đó cũng được cho uống đồ uống có thêm chất xơ, chẳng hạn như nước trái cây hoặc nước chanh.

Những người tham gia bắt đầu chế độ ăn chế biến đã ăn nhẹ thêm 508 calo mỗi ngày, tăng 1kg và tăng mỡ trong 2 tuần đầu, sau đó giảm cân và lượng khi chuyển sang dùng thực phẩm nguyên chất. Chỉ trong một tháng, các xét nghiệm trao đổi chất đã không tiết lộ bất kỳ mối quan tâm sức khỏe đáng kể nào, chẳng hạn như tìm thấy trong mỡ gan, hormone và đường huyết.

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng những người tham gia chế độ ăn chế biến có thể tiêu thụ nhiều hơn vì họ ăn nhanh hơn những người khác.

Có thể có một cái gì đó về các đặc tính kết cấu hoặc cảm giác của thực phẩm làm cho mọi người ăn nhanh hơn, Hall nói. Nếu ăn nhanh, cơ thể không có đủ thời gian để tiêu hóa đường và báo hiệu cho não rằng mình đã no. Khi điều này xảy ra, mọi người có thể dễ dàng ăn quá nhiều.

Thực phẩm chế biến cũng có xu hướng nhiều calo hơn, do đó cần sử dụng với lượng ít hơn để cung cấp cùng một năng lượng như thực phẩm chưa qua chế biến. Ngay cả với các loại đồ uống bổ sung chất xơ mà một số nhà nghiên cứu tin rằng không làm bão hòa thực phẩm chế biến, những người tham gia đã tìm kiếm nhiều loại thực phẩm này hơn và kết quả là tiêu thụ nhiều calo hơn.

Hơn nữa bất chấp những nỗ lực tốt nhất của họ để cân bằng dinh dưỡng trong cả hai chế độ ăn, họ không thể giúp 15,6% lượng calo trong chế độ ăn chưa chế biến đến từ protein, so với chế độ ăn chế biến chỉ có 14%.

Các nhà điều tra dự định tiếp tục khám phá những điều thúc đẩy sự gia tăng tiêu thụ calo trong số những người ăn nhiều thực phẩm chế biến, mặc dù họ thừa nhận những thứ này khó tránh sử dụng.

Có rất nhiều yếu tố góp phần vào lý do tại sao một người chọn một bữa ăn được chế biến nhiều hơn một bữa ăn chưa qua chế biến. Đặc biệt đối với những người có khung kinh tế xã hội thấp hơn cần lưu ý về các kỹ năng, thiết bị, kiến thức và chi phí cần thiết để tạo ra các bữa ăn chưa qua chế biến.

Hương Giang

Theo nypost/vietQ

Gia tăng người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và t.ử v.ong sớm ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Theo Liên đoàn Đái tháo đường (ĐTĐ) thế giới, cứ mỗi giờ trên thế giới có thêm 1.000 người mắc ĐTĐ, cứ mỗi 8 giây có 1 người c.hết vì ĐTĐ.

Toàn thế giới có hơn 425 triệu người đang sống chung với ĐTĐ. Dự báo đến năm 2045 Việt Nam có 6,3 triệu người ĐTĐ. ĐTĐ đang ngày càng trẻ hoá, tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khá chủ quan với căn bệnh, gây biến chứng và t.ử v.ong cao này.

Có mặt tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chúng tôi gặp khá nhiều người đến khám bệnh mới biết mình mắc ĐTĐ đã ở giai đoạn nặng. Ông Bùi Công Tuấn (50 t.uổi, Hà Nội) cho biết: “5 năm nay tôi không khám sức khỏe. Gần đây thấy ngón chân có vết loét, tôi tưởng bị viêm da nên chỉ mua thuốc bôi. Sau thấy vết loét càng nặng, người mỏi mệt, mắt nhìn kém đi khám thì đã bị đái tháo đường typ 2 rồi”.

Điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai.

Những người bị ĐTĐ nhưng không biết bệnh, khi phát hiện đã chuyển sang giai đoạn biến chứng như ông Tuấn chiếm tỷ lệ khá lớn. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, có tới 68% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế.

Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Số liệu cũng cho thấy, cứ 10 bệnh nhân thì gần 6 người bị biến chứng do ĐTĐ. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến nhiều người Việt Nam hơn khi dân số già đi vì người từ 40 t.uổi trở lên có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2 lần so với những người t.uổi thấp hơn.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, người bệnh ĐTĐ ngày một trẻ hóa và đây là vấn đề đáng lo ngại bởi tỷ lệ trẻ béo phì gia tăng trong thời gian gần đây. “Có cháu 14, 15 t.uổi đã mắc ĐTĐ và thường là những đ.ứa t.rẻ béo phì, gáy và nách thường có gai đen (có đám da sần và chuyển màu).

Việc điều trị nhóm này khó khăn hơn vì các thuốc uống hạ đường huyết thường ít được nghiên cứu ở t.rẻ e.m, và trẻ thường tuân thủ điều trị kém, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt không thể giống như người lớn. Có bệnh nhân 16 t.uổi, bị ĐTĐ, cao 1m83, nặng 88kg, vào viện vì đường m.áu quá cao. Sau khi điều trị, cân nặng vẫn tăng do chế độ ăn không đảm bảo, đi học thường xuyên ăn thêm” – TS.BS Nguyễn Quang Bảy cho biết.

Theo BS Bảy, các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy ĐTĐ ở người trẻ thì biến chứng sẽ tiến triển nặng hơn, thời gian dẫn đến biến chứng sớm hơn và tỷ lệ có biến chứng nhiều hơn so với ĐTĐ ở người lớn t.uổi.

Do đó, để phòng tránh ĐTĐ cho con trẻ, bố mẹ cần kiểm soát chế độ ăn và cân nặng cho trẻ. Liên đoàn ĐTĐ thế giới cho biết 50% bệnh nhân ĐTĐ, và 90% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là có thể phòng ngừa được bằng thay đổi lối sống, tăng cường vận động, kiểm soát cân nặng và chế độ ăn.

Theo Liên đoàn ĐTĐ thế giới, dự báo số người ĐTĐ sẽ gia tăng tới khoảng 629 triệu người, hay nói cách khác, 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh ĐTĐ vào năm 2045. Tuy nhiên, có đến một nửa số người ĐTĐ không được chẩn đoán.

Nhiều người đang sống với bệnh ĐTĐ typ 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán, thường đã xuất các biến chứng của bệnh. Nhưng thật lạc quan, 70% trường hợp ĐTĐ typ 2 có thể được phòng ngừa hoặc trì hoãn bởi thực hiện các lối sống khỏe mạnh.

Việt Nam có 3,5 triệu người mắc ĐTĐ (số liệu của IDF Diabetes Atlas năm 2017), nếu không có các giải pháp phòng ngừa hiệu quả, dự báo tới năm 2045 số người ĐTĐ ở nước ta tăng lên 6,3 triệu người. Năm nay, ngày ĐTĐ thế giới 2019 (14-11) có chủ đề “Hãy bảo vệ gia đình bạn”, đây chính là thông điệp nhằm nâng cao nhận thức và ảnh hưởng của bệnh ĐTĐ lên cuộc sống của gia đình, đồng thời thể hiện vai trò của gia đình trong việc quản lý, chăm sóc, phòng ngừa bệnh ĐTĐ.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, để phòng bệnh ĐTĐ, cần nâng cao nhận thức của việc phát hiện sớm và tổ chức các hoạt động sàng lọc ĐTĐ, sàng lọc biến chứng của bệnh ĐTĐ và sàng lọc ĐTĐ thai kỳ.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo một số điều tra tại các bệnh viện lớn, khoảng 6 – 9% những phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị ĐTĐ thai kỳ, đó là những người được phát hiện ĐTĐ lần đầu tiên trong khi mang thai.

Còn những người đã bị ĐTĐ từ trước khi có thai thì không gọi là ĐTĐ thai kỳ mà gọi là ĐTĐ ở phụ nữ có thai. Thông thường 90% trường hợp ĐTĐ thai kỳ sẽ hết sau khi sinh nhưng về lâu dài những người đó sẽ có nguy cơ ĐTĐ typ 2 cao hơn người bình thường. ĐTĐ thai kỳ thường xuất hiện từ tuần 24-28 của thai kỳ.

Thay đổi lối sống là phương pháp can thiệp cơ bản, gồm điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường tập luyện thể lực để làm giảm cân. Phương pháp này có hiệu quả rất tốt trong thời gian đầu nhưng lại không bền vững.

Do đó hiện nay người ta đang hướng đến phương pháp sử dụng thuốc đối với nhóm t.iền ĐTĐ nguy cơ cao với các biến chứng về tim mạch, thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Metformin. Phương pháp phẫu thuật thắt dạ dày hoặc nối thông dạ dày – ruột được áp dụng đối với nhóm béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 34.

Trần Hằng

Theo CAND

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *