Để có được sức khỏe và vẻ đẹp ngày Xuân cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau như tinh thần thư thái, ăn uống hợp lý, tập luyện tích cực, dùng thuốc an toàn và trọng dụng các thực phẩm làm đẹp có nguồn gốc thiên nhiên…
Thực phẩm tốt cho sức khỏe, da và tóc
Mùa xuân là lúc da dẻ cần được nuôi dưỡng và bảo vệ nhất vì những tổn hại mà da phải trải qua trong mùa đông là rất lớn, vả lại yêu cầu chỉnh trang để chuẩn bị đối phó với mùa hạ nóng nực cũng không kém phần quan trọng.
Có thể dùng Bí đao, còn gọi là bí xanh, đông qua, vị ngọt, tính mát, có công dụng nhuận phu, tăng bạch, giảm phì (làm nhuận và trắng da, giảm béo). Đây là một thực phẩm lý tưởng dành cho những người béo phì. Sách Thực liệu bản thảo viết: ” Nếu muốn thân thể mạnh khỏe nhẹ nhõm nên thường xuyên ăn bí đao”.
Dưa chuột, còn gọi là hoàng qua, thích qua, ngũ qua…vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt chỉ khát, lợi thủy tiêu thũng, thanh hỏa giải độc, thường được dùng để dưỡng da, làm sáng da và phòng chống vết nhăn.
Cà rốt, còn gọi là củ cải hang, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ tiêu thực, nhuận tràng, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, thường dùng để dưỡng da, trị chứng da khô, trứng cá đầu đen, mụn nhọt… Đây là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C có lợi cho quá trình chuyển hóa và tái tạo da .
Vừng, còn gọi là chi ma, hồ ma, cự thắng, mè… vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, làm đen tóc đẹp da.
Đậu nành, còn gọi là đậu tương, hoàng đậu, hoàng đại đậu… vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ lợi thấp, ích huyết bổ hư, giải độc, dưỡng da, làm đen tóc. Đây là loại đậu rất giàu chất đạm và các acid béo không no có lợi cho việc nuôi dưỡng da và râu tóc.
Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng có tác dụng dưỡng da và làm trắng da như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), cải trắng, gừng tươi, đại táo, măng trúc, nấm hương, hạt hướng dương, lạc, hoài sơn (củ mài)…
Lựa chọn thực phẩm để bồi bổ cho hợp lý.
Thực ra nguyên tắc bồi bổ là “hư tắc bổ chi” nghĩa là hư đâu bổ đấy. Những người cần chăm sóc và bồi bổ vào mùa xuân thường là đối tượng mắc các bệnh mãn tính, cơ thể suy nhược, người già yếu, trung niên có hiện tượng suy lão sớm như hay quên, tinh lực kém, răng rụng… hay bị cảm cúm tái phát, có t.iền sử hen suyễn vào mùa xuân hiện chưa phát, hoặc những người hễ cứ đến mùa hè là dễ bị sốt kéo dài, sốt nhẹ..
Nhìn chung việc bồi bổ trong mùa xuân cần chọn lựa các thức ăn bình bổ như kiều mạch, Mễ nhân, đậu các loại, quýt, táo, vừng, hạnh đào… và thanh bổ được chọn cho những người bị âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư vì loại thức ăn thanh bổ là những thức ăn có tính mát như lê, ngó sen, bách hợp, ba ba, vịt già… Còn những người âm hư nóng trong khi được bồi bổ bằng những thức này sẽ có thể hạ hỏa và giải trừ được cảm giác sợ nóng.
Ngoài ra, còn có thể dùng một số loại thảo dược để bồi bổ nhằm nâng cao khả năng kháng bệnh như Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong, Đảng sâm, Phục linh… sắc uống hoặc chế biến thành món ăn thuốc để sử dụng.
Mùa xuân gió xuân êm dịu, ấm áp nên con người cũng hoạt động nhiều. Vì vậy trong Đông y đã chú ý đặc điểm của mùa xuân để chọn các thức bổ và thuốc bổ để phù trợ chính khí, bổ ích nguyên khí mà Nhân sâm là vị đầu bảng.
Thật vậy, trong “Bản thảo kinh” có ghi: “ Nhân sâm bổ ngũ tạng, an thần, trừ tà khí”. Tuy nhiên có thể sử dụng cả Hồng sâm, sâm sống phơi khô…
Uống Nhân sâm phương pháp đơn giản: mỗi lần 5g, thái nhỏ cho vào bát sứ nhỏ, đổ nước vào nửa bát và chút đường đem hấp cách thủy, sau ăn cả nước lẫn cái, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm.
Cũng có thể thái lát sẵn Nhân sâm, mỗi lần uống 4 lát, ngày 2 lần; hoặc cho vào miệng ngậm mềm nhai nuốt. Nếu không có nhân sâm có thể thau Đảng sâm, Thái tử sâm, Hoàng kỳ, Hồng táo, Hoài sơn…
Khi dùng nên lấy từng vị một hầm với thịt nạc. Hoặc dùng Đảng sâm hay Thái tử sâm 15g, Hoàng kỳ 15g Hồng táo 10g, sắc lấy nước uống ngày 1 lần hoặc mỗi tuần sắc uống 2 – 3 lần.
Kết hợp ăn một số loại thịt như trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, sữa ong chúa, mật ong… Đặc biệt, với một số người tuy bình thường nhưng có biểu hiện mệt mỏi, thở dốc nên dùng Đảng sâm 20g, Hoàng kỳ 20g, thịt gà 250g, Hồng táo 5 quả, Gừng tươi 3 lát cho nước vừa đủ hấp cách thủy chín, nêm gia vị vừa miệng, ăn cái uống nước canh, cứ sau 3 – 5 ngày lại ăn 1 lần.
Những ai không nên uống nước lá sen?
Nhiều người tận dụng lá sen để đun nước uống vì một số lợi ích cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng có thể uống loại nước này.
Sen là loại cây quen thuộc với người Việt. Mọi bộ phận trên cây sen đều có tác dụng cho sức khỏe. Hạt sen (liên nhục) dùng nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm t.huốc a.n t.hần, ướp trà. Ngó sen (liên ngẫu) dùng làm gỏi. Một bộ phận của sen ít người chú ý nhưng có công dụng chữa bệnh tuyệt vời là lá sen.
Tác dụng của lá sen
Chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ Lan Anh cho biết, từ xưa, các thầy thuốc Đông y sử dụng lá sen chữa một số bệnh như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy… lá sen khô dùng để chữa các chứng xuất huyết, mất ngủ.
Trong y học hiện đại, lá sen tác dụng giúp giảm mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ hiệu quả – từ đó loại bỏ nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, nhồi m.áu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ .
Từ những lợi ích kể trên, lá sen được nhiều người tận dụng để đun nước uống. Tuy nhiên theo bác sĩ Lan Anh không phải ai cũng có thể uống được loại nước này.
Người suy dinh dưỡng, huyết áp thấp không nên uống nước lá sen. (Ảnh minh họa)
Những người không nên uống nước lá sen
Tuy tốt cho sức khỏe, nhưng một số người dưới đây được khuyến cáo không nên uống nước lá sen:
– Phụ nữ khi đang trong thời kỳ k.inh n.guyệt hoặc mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen. Lá sen tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, điều này không tốt cho cơ địa phụ nữ mang bầu. Ngoài ra, uống nước lá sen có thể kích thích tăng nhu động ruột.
Phụ nữ mang thai rất nhiều người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nếu uống nước lá sen có thể khiến tình trạng này thêm tồi tệ. Thậm chí uống nước lá sen cũng khiến dạ con bị kích thích, điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
– Những người thể trạng nhiệt khi uống nước lá sen giúp hạ hỏa, sảng khoái, ngủ tốt hơn. Ngược lại, người thể hàn uống nước lá sen sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đ.ập thất thường. Sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.
– Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.
– Người bị huyết áp thấp không nên uống nước lá sen bởi nước lá sen có tác dụng hạ huyết áp. Chúng sẽ khiến bệnh huyết áp thấp thêm nặng và khiến tim đ.ập bất thường.
Lưu ý, bạn nên uống nước lá sen trước bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để không gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.