Thực phẩm làm sữa mẹ hôi tanh khó bú, con ăn vào còi cọc xuống cân trầm trọng

Các bà mẹ cho con bú cần nhận thức được những gì nên tiêu thụ tại thời điểm cho con bú, nhất là những thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa dưới đây:

Caffeine

Khi mang thai, phụ nữ không được uống cà phê. Nếu bạn đã chờ đợi chín tháng để nhâm nhi một tách cà phê, hãy đợi thêm một vài tháng để thưởng thức caffeine sau khi cho con bú xong.

Măng tây

Măng tây được nhiều mẹ yêu thích bởi độ giòn, tươi, ngon. Hơn nữa, với đặc tính giải độc, nhiều vitamin nên thực phẩm này có mặt trong bữa ăn của rất nhiều gia đình.

Tuy nhiên, mùi hôi của măng tây có thể khiến sữa mẹ có mùi, hôi tanh khó chịu khiến bé bỏ bú. Nhưng chỉ mẹ ăn quá nhiều thì mới ảnh hưởng chất lượng sữa. Do đó, các mẹ không nên ăn thường xuyên, không ăn quá nhiều lần mỗi lần.

Trái cây có múi

Thực phẩm đầu tiên trong danh sách cần tránh cho các bà mẹ khi đang cho con bú là tất cả các loại trái cây có múi.

Các hợp chất có trong trái cây họ cam quýt có thể gây khó chịu cho trẻ sơ sinh của bạn và khiến bé quấy khóc suốt cả ngày. Trái cây có múi cũng dẫn đến hăm tã.

Bạn cần chuyển sang các nguồn thực phẩm giàu Vitamin C khác như đu đủ và xoài.

Thực phẩm chứa ga

Tốt nhất là các bà mẹ mới sinh nên tránh tất cả các loại thực phẩm chứa khí trong khi cho con bú. Bởi, thực phẩm có ga sẽ khiến bé khó chịu.

Ngoài ra,các bà mẹ cần tránh các loại rau như ớt chuông và củ cải.

Mắm tôm

Là gia vị quen thuộc trong gia đình, được nhiều mẹ yêu thích nhưng mùi nồng gây ra bởi quá trình lên men của món ăn này có thể khiến sữa mẹ bốc mùi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mắm tôm giàu chất béo tốt Omega-3, canxi và vitamin D cao và có chứa các lợi khuẩn. Do đó, đây không phải là thực phẩm gây nguy hiểm. Trong thời gian cho con bú, các mẹ vẫn có thể ăn một ít nhưng nhớ phải chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, đảm bảo vệ sinh.

Tỏi

Loại gia vị này được nhiều mẹ sử dụng trong nấu ăn để khư mùi hôi tanh của cá, thịt. Nếu trong thời gian cho con bú, mẹ ăn tỏi có thể khiến bé quấy khóc, bỏ bú. Nhưng hóa ra đều có giải pháp. Nếu các mẹ thích ăn nhiều tỏi, hãy thử làm lạnh tỏi trước khi ăn hoặc ngâm trong nước lạnh để giảm mùi. Cách tốt nhất, mẹ nên không nên ăn tỏi quá 1-2 lần mỗi tuần.

Hành tím

Cũng như tỏi, hành cũng không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày. Các mẹ thường cho hành vào món ăn để tăng hương vị, kích thích sự thèm ăn. Hành giàu các chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, canxi, phốt pho và lưu huỳnh. Những lợi ích của hành tím là giúp nuôi dưỡng não bộ, ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, làm ấm cơ thể.

Tuy nhiên, hành tím nằm trong danh sách thực phẩm khiến sữa mẹ có mùi. Ngay cả khi nấu chín, mùi hành vẫn có thể còn trong sữa mẹ. Tốt nhất mẹ không nên ăn khi cho con bú hoặc chỉ nên ăn một ít.

Theo Phunutoday

Cà phê làm tăng tập trung nhưng không kích thích sự sáng tạo

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Consciousness and Cognition, caffeine làm tăng khả năng tập trung và giải quyết vấn đề, nhưng nó không kích thích sự sáng tạo.

Caffeine là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương phổ biến nhất trên thế giới. Với nhiều nghiên cứu chứng minh, caffeine kích thích tinh thần trở nên tỉnh táo hơn, giúp tăng khả năng tập trung và tăng sự chú ý. Tuy nhiên, tác dụng của caffeine đối với tư duy sáng tạo vẫn chưa được biết rõ.


Một tách cà phê chứa từ 50 đến 400 mg caffeine. Ảnh: Internet

“Trong nền văn hóa phương Tây, caffeine gắn liền với các nghề nghiệp và lối sống sáng tạo, từ các nhà văn cho tới các lập trình viên, caffeine như là thức uống tăng sự tập trung cho họ làm việc”, TS Darya Zabelina, một nhà nghiên cứu thuộc Khoa khoa học tâm lý tại ĐH Arkansas, cho biết.

Theo Sci-news, trong khi caffeine được biết đến là tăng sự tỉnh táo, tăng cường cảnh giác, sự tập trung và cải thiện hiệu suất vận động thì tác dụng kích thích ảnh hưởng đến sự sáng tạo ít được biết đến.

Trong một nghiên cứu, có 80 tình nguyện viên được chọn ngẫu nhiên một viên thuốc caffeine 200 mg, tương đương với một tách cà phê mạnh hoặc giả dược. Những người tham gia sau đó đã được thử nghiệm các biện pháp tiêu chuẩn về tư duy hội tụ và phân kỳ, trí nhớ làm việc và tâm trạng. Caffeine đã được chứng minh là giúp cải thiện tư duy hội tụ, trong khi sử dụng nó không có tác động đáng kể đến suy nghĩ khác biệt. Các hợp chất có trong caffeine không ảnh hưởng đáng kể đến bộ nhớ làm việc. Ngoài ra, các đối tượng thử nghiệm đã báo cáo rằng cảm thấy tâm trạng bớt buồn hơn khi sử dụng chúng.

BS Zabelina cho biết: “200mg caffeine giúp tăng cường sự tập trung và giải quyết vấn đề đáng kể, nhưng không ảnh hưởng gì đến tư duy sáng tạo. Hơn nữa, chúng cũng không làm cho sự sáng tạo giảm bớt đi, vì vậy hãy tiếp tục uống cà phê; nó sẽ không can thiệp vào những khả năng sáng tạo của chúng ta”.

NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *