Thực phẩm số 1 khiến bạn có nguy cơ bị cao huyết áp

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao.

Đối với những người có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc giảm natri, điều quan trọng là phải biết loại thực phẩm nào đang chứa nhiều natri.

Bánh mì. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp, Tiêu dùng và Khoa học Môi trường thuộc Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra trong một nghiên cứu mới, bánh mì có thể là nguyên nhân chính gây ra lượng natri quá mức cho một người nào đó.

“Bánh mì là một trong những thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn kiêng của nhiều người và họ thường không chỉ ăn một suất bánh mì”, Aubrey Dunteman, một nghiên cứu sinh tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Con người của trường đại học trên, đồng thời là tác giả chính của bài báo, cho biết trong một tuyên bố, theo Eat This, Not That!

Soo-Yeun Lee, giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Illinois, cho biết thêm rằng 70% natri trong nguồn cung cấp thực phẩm của Mỹ đến từ thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn bánh mì nếu bạn bị tăng huyết áp. Trên thực tế, có một số lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe, nhưng chúng có thể không dễ dàng tiếp cận đối với tất cả mọi người.

Đó là lý do tại sao nghiên cứu sinh Dunteman và giáo sư Lee đã hợp tác để xem liệu có cách nào để giảm hàm lượng natri trong bánh mì mà không làm giảm hương vị hoặc kết cấu.

Trong nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Quốc tế, các nhà nghiên cứu đã xác định bốn phương pháp khả thi: chất tăng hương vị; biến đổi vật lý; giảm muối mà không cần giảm thiểu thêm nữa; và thay thế natri.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự kết hợp của cả bốn phương pháp có thể là cách tiếp cận tốt nhất mà các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng để giúp giảm hàm lượng natri trong bánh mì.

Nếu bạn đang muốn tự nướng bánh mì tại nhà, các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên giảm lượng muối xuống 50%, nhưng hãy biết rằng điều này sẽ làm thay đổi một chút hương vị.

Nếu việc nướng bánh không phải là sở thích của bạn hoặc bạn không có thời gian, hãy cân nhắc mua bánh mì có ghi rõ “ít natri” trên bao bì, theo Eat This, Not That!

Từ vụ nhập viện vì ăn bánh mì và sữa trong thời gian dài, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân

Thông tin n.am s.inh 20 t.uổi phải chạy thận sau thời gian dài ăn bánh mì chấm sữa một lần nữa cảnh cần tử bỏ ngay thói quen ăn uống xấu nếu không muốn bệnh tật tấn công.

Theo bác sĩ Hứa Quỳnh Nguyệt, trước đó bệnh viên đã tiếp nhận và điều trị cho một n.am s.inh viên trong điều kiện khẩn cấp và nguy hiểm đến tính mạng. Được biết n.am s.inh này bị rối loạn chức năng thận bẩm sinh. Gần đây, do bận ôn thi và muốn tiết kiệm thời gian, cậu luôn mua đồ ăn sẵn trong các cửa hàng tiện lợi ở siêu thị. Suốt gần 4 tháng, cậu chủ yếu ăn bánh mì và sữa.

Không ngờ, kiểu ăn tưởng như vô hại này suýt chút nữa đã khiến n.am s.inh m.ất m.ạng bởi cậu không nhận ra rằng, mình đã chuyển sang giai đoạn suy thận mãn.

Tuyệt đối không ăn bánh mì thay cơm. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Hứa Quỳnh Nguyệt, bánh mì là thực phẩm có hàm lượng natri cao, dù là loại bánh mì nào thì cũng có chứa phốt pho. Lượng phốt pho và natri cao đều đem đến gánh nặng cho thận, khiến thận của n.am s.inh vốn yếu lại càng yếu hơn.

Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), bánh mì chấm sữa là món ăn sáng ngon miệng và tiện lợi nhưng không nên ăn đều đặn hàng ngày.

Nguyên nhân bởi, bánh mì là thực phẩm giàu nguồn tinh bột, trong khi sữa đặc lại là loại sữa rất ngọt, chứa rất nhiều đường, khi kết hợp 2 món ăn này với nhau tạo cảm giác no nhanh, tăng sinh năng lượng cực tốt nhưng sẽ dẫn đến dư thừa. Điều này có thể tích tụ ngày này qua ngày khác dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Ăn bánh mì bạn nên kết hợp với rau xanh và các thực phẩm khác. Ảnh minh họa

Để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên, không ăn thay cơm. Ngoài ra, việc nạp quá nhiều bánh mì vào cơ thể sẽ làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác, lâu ngày cơ thể sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến cơ thể luôn mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Theo các chuyên gia, dù có yêu thích thì món bánh mì cũng chỉ nên uất hiện và buổi sáng hặc một trng hi bữ ăn nhẹ. Mỗi ngà chỉ nên ăn khảng 2 – 3 lát bánh mì kèm các thực phẩm khác.

Nên hạn chế ăn bánh mì buổi tối vì khi đó cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nếu nạp năng lượng mà không được đốt cháy sẽ chuyển thành mỡ trắng tại các “kh chứ” nằm ở các vùng , bụng, đùi,… gây mất thẩm mỹ và cũng là nguyên nhân gây các bệnh mãn tính.

Cách ăn bánh mì tốt cho sức khỏe

– Lựa chọn bánh mì cần hết sức lưu ý đến hàm lượng chất béo cũng như calories ghi trên bao bì sản phẩm. Theo các chuyên gia bạn nên chọn những loại bánh mì có chứa từ 35-40 calories/lát sẽ góp phần giảm cân rất tốt.

– Chỉ nên dùng bánh mì vào các bữa sáng, bữa ăn nhẹ và tuyệt đối không nên dùng bánh mì thay cơm.

– Để tạo sự ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng, khi sử dụng bánh mì bạn nên kết hợp ăn với các loại rau xanh, củ quả để rất tốt cho da và đốt cháy lượng mỡ dư thừa nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *