Trời lạnh, nhiều gió có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi, nghẹt mũi, ho nếu không được giữ ấm đầy đủ. Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn “đẩy lùi” các triệu chứng của cảm cúm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hành, gừng, tỏi: Đều có ích trong việc điều trị bệnh cảm cúm. Cháo hành là món ăn đơn giản, rẻ t.iền nhưng lại vô cùng tốt cho việc “t.iêu d.iệt” cảm cúm. Dùng bông chấm nước ép củ hành lau rửa mũi có tác dụng xông mũi, trị viêm mũi.
Có thể ăn tỏi sống hằng ngày để tăng cường miễn dịch, tuy nhiên chỉ nên ăn 2 – 3 tép mỗi ngày. Khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm, nên nghĩ ngay đến tỏi. Có thể giã nhỏ tỏi để ngửi nhằm xông họng, thông mũi.
Gừng là loại kháng sinh đặc biệt giúp chữa cảm cúm hiệu quả. Ngoài nấu canh gừng uống nóng, bạn có thể băm, xay nhỏ gừng rồi trộn với mật ong pha trà uống hằng ngày. Hỗn hợp gừng mật ong có thể cất giữ trong tủ lạnh 1 tuần để uống dần. Ngoài ra, gừng giã trộn rượu để pha nước ấm ngâm chân cũng góp phần giải cảm, làm ấm chân và cơ thể.
Kinh giới, tía tô: Với vị cay, tính ấm, kinh giới và tía tô là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn rất tốt. Những người gặp gió lạnh hay mưa, sau khi vào nhà hãy làm ngay bài thuốc đơn giản, hiệu quả là rửa sạch kinh giới, tía tô để đun nước uống. Nên uống nước kinh giới, tía tô ngay khi còn ấm.
Hành tây: Có tác dụng trị cảm cúm rất tốt. Nên tăng cường hành tây trong thành phần món ăn thường ngày; khi bị cảm cúm, hãy dùng canh hành tây nóng cho cơ thể chóng ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể đắp một lát hành tây lên gan bàn chân khi đi ngủ để phòng ngừa cảm lạnh.
3 bài thuốc đơn giản chữa cảm lạnh, cảm cúm cực dễ làm khi mưa gió, lũ lụt
Mưa gió, bão lũ kéo dài khiến nhiều người dễ bị nhiễm cảm lạnh, cảm cúm – theo Đông y là do phong hàn xâm nhập làm gây bệnh. Sử dụng 3 bài thuốc cây nhà lá vườn rất dễ kiếm sau đây để chữa bệnh khi mưa gió lạnh lẽo.
Cảm và cúm là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên, triệu chứng khá giống nhau như: hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ho… nhưng do các loại virus khác nhau gây ra, được coi là loại bệnh không mời mà tới.
Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn. Có khi còn mắc cả hai loại cảm lạnh cảm cúm một lúc – khi cảm thấy khó chịu, uể oải thời gian dài là dấu hiệu đã mắc thêm một loại virus nữa. Vì vậy cần biết cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để điều trị tích cực ngay từ đầu, tránh các biến chứng nguy hiểmn.
Cảm cúm rất dễ lây. Ảnh minh họa.
1. Cảm lạnh: Do hàng trăm loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh thông thường chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang)… gây ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 – 10 ngày.
2. Cảm cúm: Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Triệu chứng điển hình khi mắc bệnh cúm gồm: Sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi, viêm họng, ho khan, đau đầu, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, mệt mỏi và suy nhược…
Hội chứng đau là dấu hiệu khá nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Nếu t.rẻ e.m bị mắc cảm cúm sẽ bị đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy… thể hiện quấy khóc, bị kích thích nhiều…
Vài dấu hiệu phân biệt cảm lạnh, cảm cúm như sau:
– Triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn cảm cúm (3-4 ngày) và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.
– Triệu chứng cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ. Hầu hết các trường hợp bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong 5-7 ngày, quan trọng là cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.
Cảm cúm tốc độ lây lan khá nhanh qua đường hô hấp. Người già, t.rẻ e.m và phụ nữ mang thai nếu mắc cúm dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho sản phụ, thai nhi.
Lá tía tô rất dễ kiếm ở các vùng miền. Ảnh minh họa.
3 cách chữa cảm cúm, cảm lạnh ngày mưa gió rét lạnh
Chẳng có cách nào đảm bảo tuyệt đối để ngăn sự lây lan virus cảm lạnh, cũng chưa có loại thuốc thần kỳ nào có thể chữa được bệnh trên nhưng nó cứ “đến hẹn lại lên” làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Đông y thường dùng phương pháp điều trị khu phong, tán hàn, giải biểu…
Bài 1: Bột tiêu sọ trắng 15g , dấm hoa quả 2 thìa , thêm chừng 300ml nước , đun sôi , rồi uống hết (uống khi còn ấm nóng). Bài thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn , giải biểu , giúp ra mồ hôi , giải cảm rất nhanh.
Tía tô là một trong những vị thảo dược đun nước uống trị cảm lạnh, cảm cúm. Ảnh minh họa.
Bài 2: Tía tô tươi 15-20g , gừng tươi 6-10g , đường đỏ 20-30g.
Cho gừng và tía tô cùng 300ml nước, đun sôi nhỏ lửa chừng 20 phút sau đó cho đường vào khuấy đều rồi đổ ra bát uống khi còn ấm nóng. Bài thuốc có tác dụng tân ôn, giải biểu, tuyên phế, tán hàn. Trị rất tốt các chứng cảm lạnh cảm gió gây đau đầu ho , sốt , ko ra mồ hôi và chảy nước mũi…
Bài 3: Hành hoa 7 cọng, gừng tươi 6-8g, gạo nếp 80g. Gạo đổ nhiều nước nấu thành cháo. Hành thái nhỏ, gừng băm nhuyễn. Cháo chín thì cho gừng hành vào đun vài phút rồi đổ ra bát ăn nóng để ra mồ hôi. Món ăn bài thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, giải biểu phát hãn. Trị cảm lạnh cảm cúm, làm ra mồ hôi rất nhanh khỏi ốm.
Thời tiết mưa gió, lũ lụt ở nhiều vùng trong cả nước, tùy vùng bà con sử dụng 3 bài thuốc trên. Ưu điểm là cả 3 bài thuốc trên là đơn giản, dễ tìm dễ thực hiện, dễ sử dụng, ai cũng dùng được. Đặc biệt là bà bầu cũng dùng được (phụ nữ có thai dưới 5 tháng dùng bài có tía tô thì liều lượng ít hơn).
Phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm
– Cảm cúm tốt nhất phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin ngừa cúm hàng năm cho cả t.rẻ e.m và người lớn.
– Phòng bệnh từ bên trong bằng cách tăng sức đề kháng mỗi ngày để giúp chống lại các virus gây bệnh.
– Giữ thói quen thường xuyện vệ sinh tay thật kỹ, giữ tai mũi, họng sạch sẽ.
– Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên khử trùng vật dụng trong nhà như tay nắm cửa, lan can, đồ chơi trẻ nhỏ… là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ nhiễm vi rút.
– Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi và bổ sung dinh dưỡng tăng hệ miễn dịch.
– Năng tập thể dục, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và giờ giấc sinh hoạt hợp lý.
– Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm, cúm. Khi nhiễm bệnh hạn chế tiếp xúc với người khác. Cần dùng khăn giấy che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Cần đi khám khi nào?
Không phải lúc nào chúng ta cũng cần khám bác sĩ nếu bị cảm lạnh.
Khi có các dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm quan trọng là cần theo dõi triệu chứng. Đi khám ngay khi:
– Sốt cao trên 38,5 C
– Nhức mỏi nhiều
– Triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày.
– Nghỉ ngơi hợp lý.