Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, trong đó có sức khỏe của mắt.
Một số loại thực phẩm tốt cho mắt và có lợi ích tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp là bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt và có thể dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Một số loại thực phẩm tốt cho mắt, đặc biệt là với người bệnh tăng nhãn áp.
1. Các loại hạt, thực phẩm tốt phòng ngừa tăng nhãn áp
Các loại hạt là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, có thể giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh và bảo vệ chúng khỏi tổn thương do gốc tự do. Ngoài ra, một số loại hạt như hạnh nhân, quả hồ trăn có chứa hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, hỗ trợ thêm cho sức khỏe của mắt.
Tăng nhãn áp gây tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến giảm thị lực.
2. Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả cung cấp vitamin A, C, chất chống oxy hóa quan trọng để bảo vệ dây thần kinh thị giác và các mô mắt khác khỏi tổn thương liên quan đến bệnh tăng nhãn áp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tiềm tàng giữa lượng trái cây ăn nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn.
3. Thực phẩm chứa magiê
Theo Suvarna Sawant, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chuyên khoa Nanavati Max (Ấn Độ): Thực phẩm giàu magiê như chuối, bơ, hạt bí ngô và đậu đen có thể giúp cải thiện việc cung cấp m.áu cho mắt, mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp.
Việc bổ sung axit béo omega-3 từ cá vào chế độ ăn uống cũng được khuyến khích vì đặc tính chống viêm của chúng, có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.
Thực phẩm giàu magiê hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên thận trọng với những thực phẩm góp phần gây ra hội chứng chuyển hóa, béo phì, huyết áp cao và tiểu đường, vì những tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ và sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp.
Chế độ ăn nhiều carbohydrate có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn, trong khi lượng carbohydrate thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ này.
Bất ngờ với lợi ích sức khỏe khi ăn sắn
Sắn có nhiều calo, carbohydrate và cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin C và kali, do đó nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi ăn sắn.
Nguồn tốt của một số chất dinh dưỡng thiết yếu
Sắn có nhiều calo, carbohydrate và cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin C và kali, do đó nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Sắn tập trung nhiều loại vitamin và khoáng chất có xu hướng bị thiếu hụt trong chế độ ăn hiện đại. Ví dụ, một cốc sắn nấu chín cung cấp 10% nhu cầu kali hàng ngày của bạn, một khoáng chất cần thiết cho sự cân bằng chất lỏng, chức năng tế bào và điều hòa huyết áp.
Vì kali cần thiết cho việc điều hòa huyết áp nên nó rất quan trọng để duy trì sức khỏe của tim, thận… Những người theo chế độ ăn ít thực phẩm giàu kali có nhiều khả năng bị huyết áp cao, bệnh tim và bệnh thận, đó là lý do tại sao việc chọn thực phẩm giàu kali lại quan trọng đối với sức khỏe.
Sắn cũng chứa nhiều vitamin C và folate. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể, bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương oxy hóa có thể dẫn đến bệnh tật. Do tác dụng bảo vệ tế bào của nó, việc áp dụng chế độ ăn giàu vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như ung thư.
Một đ.ánh giá của 57 nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thụ vitamin C cao hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư thấp hơn, bao gồm ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến t.iền liệt.
Ngoài vai trò là chất chống oxy hóa, vitamin C, sắn còn cần thiết cho chức năng miễn dịch và sản xuất collagen.
Sắn cũng là một nguồn cung cấp folate dồi dào, một loại vitamin B cần thiết cho quá trình sản xuất, tăng trưởng, phát triển hồng cầu và điều hòa một loại axit amin gọi là homocysteine.
Mặc dù homocysteine được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể bạn với số lượng thấp nhưng mức độ cao có liên quan đến chứng viêm và stress oxy hóa, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Duy trì mức folate tối ưu giúp kiểm soát homocysteine, đó là lý do tại sao tiêu thụ thực phẩm giàu folate, như sắn, là điều cần thiết để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
Có lợi cho sức khỏe đường ruột
Sắn chứa tinh bột kháng tính, là một loại carbohydrate có tác dụng chống lại quá trình tiêu hóa ở ruột non. Tinh bột kháng tiêu đi vào ruột già, nơi nó bị p.hân h.ủy hoặc lên men bởi vi khuẩn đường ruột.
Quá trình lên men này dẫn đến việc sản xuất các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) như butyrate, acetate và propionate.
SCFA thúc đẩy sức khỏe đường ruột theo nhiều cách. Chúng hoạt động như một nguồn nhiên liệu cho các tế bào lót ruột già, duy trì tính toàn vẹn của hàng rào ruột, điều hòa tình trạng viêm và sản xuất chất nhầy. Thêm nguồn tinh bột kháng vào chế độ ăn uống của bạn có thể hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
Ngoài ra, một cốc sắn nấu chín cung cấp 3,04 gam (g) chất xơ, có thể giúp hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh, hỗ trợ cảm giác no và thúc đẩy sức khỏe cũng như chức năng tổng thể của đường ruột.
Sắn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng
Sắn có hàm lượng carbohydrate rất cao và lượng calo tương đối cao. Tuy nhiên, nó là nguồn cung cấp kali, folate, vitamin C và một số chất dinh dưỡng khác.
Chỉ một cốc sắn nấu chín đã chứa hơn 60 gam carbs, khiến sắn trở thành thực phẩm có hàm lượng carb cao. Một khẩu phần carbohydrate tương đương với 15 gram, vì vậy một cốc sắn cung cấp bốn phần carbohydrate.
Sắn là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, kali, folate và đồng. Sắn cũng chứa một lượng nhỏ chất dinh dưỡng như magiê, kẽm và chất xơ.