Thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng tốt cho Trái đất

Theo nghiên cứu của Đại học Minnesota (Mỹ) và Đại học Oxford (Anh), việc áp dụng rộng rãi chế độ ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm đáng kể tác động của ngành sản xuất nông nghiệp và thực phẩm đối với hệ sinh thái, bởi thực phẩm có lợi cho sức khỏe cũng có lợi cho môi trường.

Trong một phân tích mới công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, nhà sinh thái học David Tilman và các cộng sự đã xem xét tác động sức khỏe và môi trường của 15 nhóm thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại hạt, trái cây, rau củ, thịt đỏ, sản phẩm từ sữa, trứng, cá, dầu ô liu, các loại đậu và đồ uống có đường. Các thực phẩm được so sánh với nhau dựa trên mức độ ảnh hưởng của chúng đối với nguy cơ mắc bệnh và sự hao tốn tài nguyên trên Trái đất như sử dụng nước và đất, mức độ thải khí nhà kính và cách chúng ảnh hưởng đến tình trạng ô nhiễm nước và đất.

Để đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã xem xét 19 nghiên cứu trước đó đối với hàng triệu người trong thời gian dài. Họ sử dụng dữ liệu đó để tính toán việc ăn thêm một phần thực phẩm nhất định mỗi ngày ảnh hưởng ra sao đến nguy cơ ung thư đại trực tràng, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường típ 2 và nguy cơ t.ử v.ong nói chung. Tương tự, dữ liệu về tác động môi trường của thực phẩm cũng được lọc ra từ các phân tích về vòng đời thực phẩm, bao gồm nhu cầu sử dụng máy móc, đất đai và các tài nguyên khác trong quá trình nuôi, trồng thực phẩm.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phát hiện thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe cũng có xu hướng tốt cho hành tinh và ngược lại. Cụ thể, hầu hết các loại thực phẩm có tác dụng nâng cao sức khỏe (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, đậu, hạt và dầu ô liu) có tác động môi trường thấp nhất. Trong khi đó, các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất – chủ yếu là thịt đỏ (heo, bò, cừu, dê) chế biến và chưa qua chế biến – lại tác động tiêu cực đến môi trường nhiều nhất.

Mặc dù sản xuất các loại hạt tiêu tốn nhiều nước, song trưởng nhóm nghiên cứu Tilman cho rằng nước chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của thực phẩm này. “Nếu nước được dùng để tưới cây, thì tốt hơn nên dùng cho các loại cây trồng tốt cho sức khỏe”, ông nói thêm. Nghiên cứu cho thấy sản xuất một phần hạt tác động tiêu cực đến môi trường nhiều gấp 5 lần so với sản xuất một phần rau. Nhưng so với thịt đỏ con số đó vẫn rất nhỏ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc tạo ra một phần thịt chế biến tác động xấu đến môi trường gấp 40 lần so với sản xuất một phần rau và ăn thêm một phần thịt đỏ mỗi ngày làm tăng 40% nguy cơ t.ử v.ong nói chung.

Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là cá và thức uống có đường. Theo đó, cá tuy làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhưng việc tiêu thụ chúng lại không tốt cho hành tinh bằng chế độ ăn dựa trên thực vật. Lý do là hoạt động đ.ánh bắt cá sử dụng nhiều nhiên liệu diesel và lượng khí thải nhà kính tạo ra cho mỗi khẩu phần cá nhiều gấp 6 lần so với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Trong khi đó, đồ uống có đường làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2, bệnh tim mạch vành và đột quỵ, nhưng nghiên cứu cho thấy tác động môi trường của chúng không nhiều hơn trồng rau là mấy.

“Đây là một nghiên cứu hữu ích vì nó sử dụng các phương pháp tương đồng và nhất quán nhằm so sánh mức độ ảnh hưởng của các loại thực phẩm khác nhau đến sức khỏe của con người và hành tinh” – Dariush Mozaffarian, Hiệu trưởng Trường Khoa học và Chính sách dinh dưỡng Friedman thuộc Đại học Tufts, nhận xét. Những phát hiện trên càng củng cố bằng chứng cho thấy cắt giảm thịt đỏ là một lựa chọn lành mạnh, cả cho sức khỏe con người và cho hệ sinh thái.

HOÀNG ĐIỂU

Theo Phys.org, Npr.org/baocantho

12 loại đồ ăn gây suy giảm nhận thức và mất trí nhớ

Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, lão hóa và mất trí nhớ.

Những thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến tổn thương mô não và giảm thể tích não

Đồ uống có đường

Các loại đồ uống có đường có thể kể đến là soda, thức uống thể thao, nước tăng lực và thậm chí một số nước ép trái cây ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường có thể dẫn đến các bệnh như: bệnh tiểu đường type 2, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh Alzheimer hay bệnh mất trí nhớ.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến làm mất đi những dưỡng chất quan trọng trong thực phẩm và thay thế nó bằng đường, chất béo và muối. Những thực phẩm này có liên quan đến tổn thương mô não và giảm thể tích não. Đồng thời, nó cũng có thể gây ra sự gián đoạn đối với hệ thống chịu trách nhiệm bảo vệ não.

Rượu

Việc uống rượu thường xuyên sẽ gây ra xu hướng thu nhỏ não và phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh mà não sử dụng để giao tiếp. Người nghiện rượu cũng thường bị thiếu vitamin B1 khiến cho não bị tổn thương nghiêm trọng, gây mất trí nhớ, nhầm lẫn, không ổn định và mất thị lực không liên tục.

Kẹo cao su

Nhiều người nghĩ rằng nhai kẹo cao su sẽ giúp họ giảm cảm giác thèm ăn hay thèm hút thuốc. Thế nhưng nhai kẹo cao su là một tác nhân làm giảm trí nhớ của bạn. Đây là hoạt động làm chậm bộ nhớ. Vì thế hãy tránh xa kẹo cao su nếu bạn còn muốn có một đầu óc minh mẫn.

Đồ ăn vặt

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Đại học Montreal đã khám phá ra rằng đồ ăn vặt có thể thay đổi các chất hóa học trong não dẫn đến các triệu chứng liên quan tới trầm cảm và lo âu. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn vặt có nhiều chất béo cũng có thể gây ra một số triệu chứng tương tự, nhưng các triệu chứng cũng biến mất khi bạn ngừng ăn những thực phẩm này.

Thực phẩm chiên rán

Hầu như tất cả các thực phẩm đã chế biến thường chứa các hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản và chúng ảnh hưởng tới hành vi và chức năng nhận thức do những hóa chất này gây ra trạng thái hiếu động thái quá ở cả t.rẻ e.m và người lớn. Các loại thực phẩm chiên rán có thể phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não.

Thực phẩm quá mặn

Nhiều nghiên cứu cho thấy đồ ăn chứa quá nhiều muối còn có thể ảnh hưởng tới chức năng nhận thức và làm giảm khả năng suy nghĩ. Nói cách khác, đồ ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới trí thông minh và có khả năng gây nghiện tương tự như m.a t.úy.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa gây ra một loạt vấn đề nguy hại, từ những vấn đề liên quan tới tim mạch đến béo phì và làm tăng mức cholesterol. Tuy nhiên, chúng còn có hại cho bộ não, làm cho bộ não chậm chạp hơn, giảm khả năng phản xạ và chất lượng các phản ứng của não và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Chất ngọt nhân tạo

Chất ngọt nhân tạo chứa lượng calo ít hơn, nhưng chúng lại gây hại nhiều hơn mang lại lợi ích. Nếu sử dụng trong thời gian dài, chúng có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng xấu tới khả năng nhận thức.

Nicotine

Mặc dù thực tế nicotine không phải là một loại thực phẩm nhưng nó tàn phá bộ não bằng cách hạn chế lưu lượng m.áu tới não do vậy sự lưu thông thường xuyên của glucose và ôxy tới não bị hạn chế. Nicotine không chỉ gây lão hóa sớm và hơi thở hôi, nó còn tăng nguy cơ mắc ung thư phổi cũng như ảnh hưởng tới khả năng sản xuất và chức năng của chất truyền nơ-ron bằng cách thắt chặt các mao mạch, các mạch m.áu nhỏ đóng vai trò quan trọng với chức năng não.

Đồ ăn có vị chua

Thực phẩm có vị chua như chanh, dưa muối… chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ chua lại làm mất cân bằng độ pH trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới chức năng của não bộ, gây mất tập trung và suy giảm trí nhớ.

Đồ ăn nhiễm độc

Thịt cá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu quá mức cho phép cũng là kẻ thù của não bộ. Các chất độc hóa học tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm hoặc làm suy giảm trí nhớ ngay cả ở những người trẻ t.uổi. Ngoài ra, một số loài cá đặc biệt chứa nhiều thủy ngân, đây là chất gây ô nhiễm kim loại nặng và chất độc thần kinh. Vì vậy, để ngăn ngừa việc gián đoạn các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, tốt nhất bạn nên tránh hoặc hạn chế việc tiêu thụ cá ngừ, cá kiếm, cá thu vua, cá mập…

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *