Thực phẩm vừa tốt cho mẹ bầu, vừa ‘chống’ dị tật cho thai nhi

Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, quyết định phần lớn sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi. Vậy những thực phẩm nào tốt cho mẹ bầu và cung cấp đủ chất dinh dưỡng, phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho bé yêu?

Ảnh minh họa: Internet

Một chế độ ăn nếu thiếu đi các chất dinh dưỡng quan trọng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Thói quen ăn uống kém và tăng cân quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở.

Nói một cách đơn giản, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp giảm cân dễ dàng hơn rất nhiều sau khi bạn sinh con. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho mẹ giúp mẹ và bé đều khỏe.

Trứng

Trứng là thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe , vì chúng chứa một ít hầu hết mọi chất dinh dưỡng bạn cần.

Một quả trứng lớn chứa 77 calo, cũng như protein và chất béo chất lượng cao. Đồng thời loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển xương và não bộ của trẻ như omega-3, choline, kẽm, canxi, vitamin D…

Ngoài ra, trứng là một nguồn choline tuyệt vời . Choline rất cần thiết cho nhiều quá trình trong cơ thể bạn, bao gồm cả sự phát triển trí não và sức khỏe.

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ không được nạp đầu đủ lượng choline có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và dẫn đến giảm chức năng não ở thai nhi.

Cam, quýt là thực phẩm tốt cho bà bầu với nhiều lợi ích tuyệt vời nó mang lại như giải các triệu chứng ốm nghén, bổ sung nước, vitamin C, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ảnh minh họa: Internet

Thịt đỏ

Thịt bò và thịt lợn nạc là những thực phẩm chứa lượng sắt khổng lồ. Bổ sung những loại thịt đỏ này trong thực đơn ăn uống sẽ giúp bà bầu bổ sung m.áu và tránh tình trạng thiếu m.áu. Ngoài ra trong thịt bò còn có nhiều protein, B6, B12, kẽm và colin rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là quá trình phát triển của não bộ.

Đặc biệt bà bầu ăn thịt bò còn giúp giữ ổn định lượng đường trong m.áu, giúp bà bầu có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi ăn thịt bò các bà bầu nên chọn loại thịt bò nạc, và nên ăn điều độ để tránh tình trạng dư thừa cholesterol trong m.áu. Đồng thời cần tuyệt đối tránh các món làm bằng thịt tái sống hoặc thịt bò khô với gia vị cay nóng.

Thịt gia cầm

Thịt gà chứa lượng chất sắt giúp tạo ra tế bào m.áu đỏ và giúp cơ thể bà bầu có đủ oxy. Ngoài ra trong thịt gà, thịt vịt còn có hàm lượng canxi, phốtpho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E cũng như các loại acide nicotic rất cao, hơn hẳn các loại thịt khác như thịt bò, thịt dê…

Đây là nguồn năng lượng cần và đủ để bà bầu bồi bổ cơ thể và chăm sóc bé yêu trong bụng. Chính vì thế các bà bầu hoàn toàn yên tâm ăn thịt gà cũng như thịt vịt để bổ sung thêm dưỡng chất cho mẹ và em bé. Một số món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu có thể chế biến từ thịt gà, thịt vịt là: canh gà hầm sen, gà tần thuốc bắc, cháo vịt đậu xanh…

Ngoài việc sử dụng sữa tiệt trùng, sữa chua là thực phẩm có lợi, tốt cho mẹ bầu vì nó chứa nhiều canxi hơn và chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa: Internet

Rau có màu xanh đậm

Rau lá xanh thẫm nói chung chứa rất nhiều axit folic – đây chính là dưỡng chất quan trọng cho ống thần kinh của bé, chống lại khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh ở trẻ, ngăn ngừa sự mệt mỏi khi mang thai. Bà bầu cần bổ sung axit folic ngày từ trước khi mang thai và đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ. Một số loại rau xanh đậm bà bầu cần bổ sung vào danh sách thực đơn hàng ngày của mình là rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn và súp lơ xanh…

Ngũ cốc

Trong thành phần dinh dưỡng của hạt ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng cho cơ thể con người. Trong thành phần hạt ngũ cóc còn chứa hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

Sữa tươi không đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa là một thức uống giàu dinh dưỡng. Trong thành phần dinh dưỡng của sữa tươi không đường có chứa lượng protein cao, cùng với lượng canxi dồi dào, việc chọn các loại sữa ít béo và không đường sẽ rất có lợi cho mẹ mẹ bầu.

Rau lá xanh thẫm nói chung chứa rất nhiều axit folic – đây chính là dưỡng chất quan trọng cho ống thần kinh của bé, chống lại khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh ở trẻ, ngăn ngừa sự mệt mỏi khi mang thai. Ảnh minh họa: Internet

Cá hồi

Cá hồi là một trong những loại cá an toàn và rất giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu.

Trong cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần. Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin D, vitamin B12, vitamin B, vitamin A, vitamin B6; các nguyên tố vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin như: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic. Vì vậy cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu từ cá hồi là một lựa chọn rất chính xác.

Tuy nhiên, các bà bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 350 gam cá hồi mỗi tuần vì mặc dù cá hồi có ít hàm lượng thuỷ ngân, an toàn hơn các loại cá khác nhưng nếu ăn hằng ngày có thể tích tụ một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể và gây hại cho em bé.

Măng tây

Măng tây được xem là loại rau thần dược bởi măng tây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi, tiêu biểu là chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1)…

Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, quyết định phần lớn sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi. Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt trong măng tây có chứa lượng axit folic rất lớn, cứ 180g măng tây có chứa đến 268mg axit folic, chiếm 67% lượng folate cơ thể thai phụ cần mỗi ngày. Theo một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ trước khi mang thai và trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai ăn khoảng 400 mg axit folic mỗi ngày có thể làm giảm đến 70% các nguy cơ khuyết tật liên quan đến ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh tế, giữ cho đôi mắt trẻ luôn sáng và khỏe mạnh.

Quả bơ

Bơ là loại trái cây, thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng giữa. Ở giai đoạn này mẹ bầu nên ăn nhiều bơ để bổ sung vitamin C, B, E, K cần thiết. Trong quả bơ chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất xơ, kali, đồng… rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé yêu.

Chất béo trong quả bơ giúp xây dựng, hình thành các mô, não, da của thai nhi và chất B9 trong quả bơ giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tật ống thần kinh. Lượng vitamin C trong quả bơ giúp mẹ bầu có làn da đẹp, sáng mịn và hạn chế tình trạng sạm da khi mang bầu.

Nếu mẹ bầu hay bị chuột rút có thể ăn bơ vì hàm lượng kali trong bơ giảm thiểu tình trạng chuột rút đáng kể.

Mẹ bầu có thể ăn bơ dầm sữa, sinh tố bơ, hoặc ăn bơ nguyên chất mỗi ngày.

Cá hồi là một trong những loại cá an toàn và rất giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Ảnh minh họa: Internet

Sữa tiệt trùng, sữa chua

Sữa là thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin B, kẽm, magie cao. Sữa là thực phẩm tốt cho bà bầu và trong suốt quá trình mang thai bà bầu luôn phải bổ sung lượng sữa cần thiết mỗi ngày.

Ngoài việc sử dụng sữa tiệt trùng, sữa chua là thực phẩm có lợi, tốt cho mẹ bầu vì nó chứa nhiều canxi hơn và chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tốt cho hệ tiêu hóa.

Bổ sung đầy đủ lượng sữa tiệt trùng, sữa chua trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng t.iền sản giật, n.hiễm t.rùng âm đạo, dị ứng và tiểu đường thai kỳ.

Cam, quýt

Trái cây giàu vitamin C được biết đến là cam, quýt. Lượng vitamin C cao trong sắt giúp mẹ bầu dễ dàng hấp thụ chất sắt và có tác dụng làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch.

Chỉ số đường huyết trong cam, quýt ở mức thấp nên chúng tuyệt đối an toàn, không gây ra đột biến lượng đường trong m.áu, hạn chế bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cam, quýt là thực phẩm tốt cho bà bầu với nhiều lợi ích tuyệt vời nó mang lại như giải các triệu chứng ốm nghén, bổ sung nước, vitamin C, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Tư thế ngủ an toàn rất cần cho các bà mẹ khi mang thai

Ngủ nghiêng sang trái là tư thế an toàn nhất cho bà bầu và em bé, bởi nó không gây áp lực lên các cơ quan nội tạng.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan giữa tư thế ngủ của bà bầu và sức khỏe của em bé, bởi vòng bụng ngày to ra sẽ làm cho các bà bầu khó có được một tư thế ngủ thật thoải mái.

Dưới đây là một số tư thế cần thiết khi ngủ mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho bà bầu cũng như em bé.

1. Không nên ngủ ngửa

Bà bầu không nên ngủ ngửa khi mang thai bởi trọng lượng của em bé và tử cung sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn, gây khó khăn trong việc lưu thông m.áu đến nhau thai.

Bên cạnh đó, sau ba tháng đầu tiên do bụng bầu đang phát triển các bà bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng sang một bên một cách thoải mái để ngủ, điều này sẽ không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho bà bầu hoặc em bé.

2. Ngủ nghiêng về phía bên trái

Đây là tư thế an toàn nhất cho bà bầu và em bé, bởi nó không gây áp lực lên các cơ quan nội tạng.

Mặc dù nằm nghiêng cả hai bên đều an toàn, nhưng các bà bầu nên chọn nằm nghiêng sang bên trái vì nhiều lý do.

– Nó sẽ làm tăng lượng m.áu và chất dinh dưỡng đến em bé của bạn.

– Nó làm giảm nguy cơ thai c.hết lưu.

– Nó giúp thận của các bà bầu loại bỏ các chất thải và chất lỏng.

3. Tư thế nửa ngồi nửa nằm

Bạn có thể áp dụng tư thế ngủ nửa nằm nửa ngồi nếu bạn có ghế sofa thoải mái.

Các bác sĩ khuyên, để kết hợp hiệu quả tư thế ngủ ngồi này, các bà bầu có thể sử dụng gối để làm mình cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, lợi ích của tư thế này giúp giảm chứng ợ nóng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

4. Kê cao chân

Chân nặng, phù nề hoặc chuột rút… trong quá trình phát triển của thai nhi, là bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai.

Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, ngoài việc kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm, bà bầu có thể nâng đáy nệm hay kê cao phần cuối của chân giường.

Điều này sẽ giúp m.áu lưu thông dễ dàng, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch, chèn ép hoặc chuột rút ở vùng dưới của cơ thể bà bầu.

5. Sử dụng gối dành riêng cho bà bầu

Dù nằm ngủ ở tư thế nào thì việc nằm liên tục ở một tư thế là khó có thể thực hiện được. Vì vậy bà bầu cần chuẩn bị những chiếc gối dài, mềm để kê phía trước và sau bụng nhằm làm giảm trọng lượng của bụng.

Việc này cũng như tránh được việc đặt trọng lượng của một chân này lên chân kia, giúp giữ cho cột sống được thẳng cứng tránh bị mỏi người và mang đến cho bà bầu giấc ngủ ngon hơn.

Lời khuyên để bà bầu có được giấc ngủ ngon khi mang thai

– Khi nằm hoặc ngồi, bà bầu nên đặt một chiếc gối ở phía sau lưng sẽ giúp cơ thể trở nên dễ chịu hơn.

– Nhiều bà bầu cảm thấy thoải mái hơn khi đặt một chiếc gối ở giữa hai chân vì nó giữ cho chân song song và hỗ trợ hông, xương chậu và cột sống.

– Nếu bà bầu bị ợ nóng vào ban đêm, nên áp dụng tư thế nửa ngồi nửa nằm để giúp giảm triệu chứng khó chịu này.

– Trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, bà bầu cũng nên chú ý đến tư thế ngủ của mình giống như ban đêm.

– Nếu bà bầu thức dậy vào ban đêm, hãy kiểm tra tư thế ngủ của mình và quay trở lại đúng tư thế để có được giấc ngủ ngon hơn đến sáng hôm sau.

An Nhiên

Theo brightside/giaoduc.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *