Do trời mưa, gió to đã làm một cành cây bị mục rơi vào khẩu s.úng tự chế để bên cạnh lán, khiến s.úng phát nổ.
Ảnh minh họa
Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 28/10, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) tiếp nhận nam bệnh nhân tên K, 39 t.uổi, ở tỉnh Tuyên Quang trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc chậm, niêm mạc nhợt, sốc do mất m.áu nhiều với vết thương thấu bụng do hỏa khí, khả năng t.ử v.ong rất cao.
Theo người nhà bệnh nhân, khoảng 13 giờ cùng ngày, anh K rời nhà lên rừng tìm lá thuốc nam. Khi trời chuyển mưa, anh K vào một chiếc lán để tạm trú. Do trời mưa, gió to đã làm một cành cây bị mục rơi vào khẩu s.úng tự chế để bên cạnh lán, khiến s.úng phát nổ.
Hậu quả, anh K bị đạn ghém (đạn hoa cải) b.ắn thẳng vào người, gây tổn thương vùng bụng, vị trí mạn sườn trái. Khi phát hiện sự việc, người nhà nạn nhân đã nhanh chóng đưa anh K đến cơ sở y tế địa phương để sơ cứu và sau đó chuyển bệnh nhân xuống Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
Qua chụp X Quang và chụp cắt lớp, các bác sĩ phát hiện có rất nhiều dị vật kim khí cản quang trong ổ bụng, mạn sườn trái và vùng khung chậu nên ra y lệnh mổ cấp cứu và truyền m.áu ngay lập tức.
Bác sĩ Đặng Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhân cho biết: Trong quá trình mổ cấp cứu, bệnh nhân đã được truyền 4 đơn vị m.áu. Trong ổ bụng của bệnh nhân có rất nhiều m.áu cục và m.áu không đông, các tổ chức dập nát, mặt trước dạ dày có rất nhiều lỗ thủng, lên tới trên 15 lỗ, đường kính từ 0,5 – 2 cm. Ê kíp mổ đã khâu phục hồi dạ dày, rửa ổ bụng, đặt dẫn lưu…
Cũng theo bác sĩ Đặng Thanh Hải, sau khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, các bác sĩ vẫn phải tiến hành 1 đến 2 ca phẫu thuật nữa mới lấy hết các mảnh kim khí ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Hiện sức khỏe của bệnh nhân K đã qua cơn nguy kịch và có hướng tiến triển tốt.
Trung Kiên
Theo TTXVN
“Há miệng to ra nào” – Câu nói sai lầm khi cho trẻ ăn của các bà mẹ đang làm hại con
“Há miệng to ra” là câu nói quen thuộc của các phụ huynh, đặc biệt là người lớn t.uổi khi cho trẻ ăn. Bởi họ muốn trẻ có thể ăn nhiều, ăn nhanh và khỏe mạnh.
Chị Thanh rất khó chịu khi thấy bà nội cho cháu ăn không đúng cách. Mỗi lần đến bữa ăn, bà luôn nói với cháu: “Há miệng to ra”. Bình thường, mỗi khi chị Thanh cho con ăn phải gần 1 tiếng đồng hồ mới xong. Thế nhưng, bà nội chỉ mất 20 phút là cho cháu ăn xong. Chỉ cần xem xét thời gian ăn, chúng ta có thể nhận ra bé không có thời gian nhai nuốt thức ăn.
Theo nghiên cứu, 67% t.rẻ e.m thường có cảm giác sợ hãi khi cha mẹ nói rằng há miệng to ra, trong đó 32% không thay đổi thói quen này khi trưởng thành khiến chúng ăn quá nhanh, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, câu nói trên còn gây ra những tác hại thực sự sau:
1. Gây hại cho dạ dày
Theo thống kê, có 40% học sinh trung học mắc bệnh dạ dày. Nguyên nhân là:
– Ăn quá nhanh, chỉ một chén cơm ăn trong vòng 5 phút là xong.
– Ăn uống không theo quy luật, trì hoãn bữa ăn.
Giống như trường hợp chị Thanh đề cập, chị cho con ănphải gần 1 tiếng đồng hồ mới xong. Thế nhưng, bà nội chỉ mất 20 phút là cho cháu ăn xong. Tốc độ ăn nhanh gấp 3 lần nghĩa là người lớn đang hy sinh sức khỏe của trẻ nhỏ.
Trước 10 t.uổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Khi trẻ nạp lượng thức ăn quá nhanh, cơ thể không kịp thích ứng gây áp lực lớn cho dạ dày. Lâu ngày sẽ hình thành những triệu chứng như đau bụng, loét dạ dày, viêm ruột… Nếu từ nhỏ bé mắc bệnh dạ dày, lớn lên nguy cơ mắc bệnh thủng dạ dày là rất cao.
2. Nhai không đủ lâu, gây khó tiêu
Quá trình tiêu hóa chia làm 3 giai đoạn: nhai, tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa ở đường ruột. Trong đó, chức năng nhai ở miệng là cơ bản nhất, nó tiết ra nước bọt có enzyme là chất xúc tác thủy phân của tinh bột thành đường.
Các bậc cha mẹ không thể mong đợi trẻ ăn miếng to và nhai chậm thức ăn. Bởi chỉ ăn miếng nhỏ trẻ đã lười nhai, vậy miếng to thì làm sao trẻ có thể nhai nhuyễn thức ăn? Nước bọt chưa kịp tiết ra thì trẻ đã nuốt thức ăn vào dạ dày, khiến áp lực lên dạ dày rất lớn, gây ra những vấn đề nguy hại cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé.
3. Căng cứng cơ mặt
Trẻ dưới 3 t.uổi cơ hàm còn yếu, việc liên tục phải há miệng to, nhai nuốt liên tục, không có khoảng nghỉ sẽ khiến cơ hàm phải hoạt động quá mức dẫn tới cứng cơ mặt. Tốt nhất khi cho con ăn, không nên ép trẻ ăn quá nhanh, mà cần có thời gian để bé nhai, nuốt từ tốn. Điều này không chỉ giúp cơ mặt có khoảng nghỉ mà còn tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
4. Nguy hiểm đến tính mạng
Mỗi năm, số lượng trẻ bị nghẹn thức ăn do nuốt nhanh, nuốt vội không phải là chuyện hiếm. Trẻ nhỏ không có thói quen nhai nuốt chậm như người lớn, cộng thêm việc cha mẹ cho trẻ ăn theo cách “há miệng to ra” khiến trẻ dễ bị sặc và nghẹn thức ăn. Khi trẻ bị nghẹn thức ăn, thời gian vàng trong cấp cứu là từ 1 – 2 phút. Thời gian ít ỏi này cha mẹ không kịp đưa trẻ đến bệnh viện nên mới xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.
Cho trẻ ăn đúng cách
Theo nghiên cứu, nhai thức ăn trên 25 lần là thích hợp nhất, hoặc ít nhất cũng tối thiểu 20 lần. Ở trẻ nhỏ, cơ nhai chưa phát triển và số lần nhai cũng rất ít nên bé dễ mắc bệnh dạ dày.
Khi cho trẻ ăn, cha mẹ không nên nhắc trẻ “há miệng to ra”, cũng không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi đồ chơi. Thời điểm cho trẻ ăn rất quan trọng, nếu trẻ thiếu tập trung khi ăn thì số lần nhai sẽ giảm, dễ gây ra các bệnh không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.
TÚ UYÊN
Theo toquoc