Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái vừa phẫu thuật thành công lấy mảnh xương gà gây thủng ruột non, tạo nhiều dịch mủ ổ bụng cho bệnh nhân.
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tiếp nhận bệnh nhân H. V. Q, 47 t.uổi ở phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ vào viện trong tình trạng mệt, sốt nhẹ, đau bụng, đau âm ỉ liên tục.
Qua thăm khám, các bác sĩ xác định đây là một ca cấp cứu ngoại khoa có nhiều bệnh nền phức tạp, rất khó để chẩn đoán xác định chính xác, các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng không rõ ràng. Mặt khác, tình trạng n.hiễm t.rùng nhiễm độc nặng không cho phép kéo dài thời gian. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng, hội chẩn khẩn trương và quyết định phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân ngay sau đó.
(Ảnh minh họa)
Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện nhiều dịch đục mủ, ruột thừa ở vị trí bình thường, viêm xung huyết đỏ….
Kiểm tra thấy ruột non cách góc manh tràng 30 cm thủng kích thước trên 0.5cm do mảnh xương gà kích thước 4×5cm chọc thủng. Ca mổ kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ, dị vật đã được lấy ra.
Sức khỏe bệnh nhân hiện tiến triển tốt ổn định, tỉnh táo và hết sốt. Bệnh nhân tiếp tục điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ./.
B.é t.rai mắc ung thư m.áu kiên cường trải qua 3 lần ghép tế bào gốc
Hai trong số 3 lần ghép tế bào gốc đều thất bại khiến cơ hội sống của bé Phạm Nguyên Hà càng mong manh. Nhưng may mắn đã mỉm cười với bệnh nhi này.
Năm 3 t.uổi, khi đang chơi đùa cùng các bạn, cậu bé Phạm Nguyên Hà phát hiện hai đầu gối có vết tím bầm kèm theo những cơn sốt nhẹ. Khi đó, gia đình chỉ nghĩ rằng Hà ốm vặt. Tình trạng xuất huyết của Hà ngày càng nặng hơn nên phải nhập viện cấp cứu.
Phạm Nguyên Hà trong thời gian điều trị tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Gia đình cung cấp.
Tại viện, chị Cúc (mẹ Nguyên Hà) bàng hoàng khi nghe chẩn đoán bệnh tình của con. Cầm tờ kết quả chẩn đoán ung thư m.áu Leukemia cấp, trái tim chị Cúc như vỡ ra nhiều mảnh.
Sau khi biết con mắc ung thư m.áu, chị Cúc, mẹ bé tìm mọi cách có thể để níu giữ mạng sống cho em. Niềm hy vọng của chị Cúc được thắp lên khi biết con có khả năng khỏi bệnh bằng phương pháp ghép tế bào gốc.
Lần thứ nhất, bé Hà được ghép tế bào gốc từ nguồn m.áu dây rốn cộng đồng nhưng thất bại. Lần tiếp theo, con được ghép từ bố nhưng tiếp tục không thành công. Cơ thể nhỏ bé của Hà phải trải qua những đợt điều trị dài với nhiều đau đớn. Nhưng bệnh nhi vẫn luôn kiên cường, tràn đầy hy vọng sống.
Sau hai lần không thành công, gia đình Hà vẫn quyết không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào. Chị Cúc hạ sinh đứa con thứ hai. Họ quyết định lưu trữ tế bào gốc m.áu dây rốn cho bé tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương (Hà Nội).
Lần thứ 3, Hà được ghép tế bào gốc từ mẹ, nhưng kết quả vẫn là thất bại. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười mới gia đình bệnh nhi này. Cơ thể Hà bắt đầu có tiếp nhận lần ghép tế bào gốc thứ 2 từ bố.
18 tháng sau khi điều trị thành công, Nguyên Hà đã khỏe mạnh và cùng mẹ tham gia chương trình Gặp mặt và Thành lập Câu lạc bộ Ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương. Ảnh: Công Thắng.
Chị Cúc tâm sự: “Lúc ấy, gia đình tôi như vỡ òa vì hạnh phúc, thương con còn nhỏ đã phải chịu nhiều đợt điều trị. Chúng tôi sung sướng vì từ nay con đã có hy vọng khỏe mạnh trở lại”.
Sau khi ghép tế bào gốc thành công, bé Hà vẫn phải đến viện thường xuyên để điều trị vì thiếu m.áu và tiểu cầu. Nhưng những đợt truyền m.áu dần giãn ra. Hiện tại, bé Hà khỏe mạnh hơn nhiều. Con vẫn hiếu động, thích đùa nghịch và đã quay trở lại đi học cùng bạn bè. Mầm mon nhỏ bé đã được hồi sinh nhờ sự tiến bộ của y học, sức sống kiên cường và tình yêu thương từ gia đình.