Thuốc chống viêm giảm đau làm tăng nguy cơ t.ử v.ong cho bệnh nhân Covid-19

Theo một nghiên cứu, ibuprofen và các thuốc giảm đau chống viêm khác có thể khiến bệnh nhân mắc bệnh virus corona dễ t.ử v.ong hơn.

Ibuprofen hoặc NSAID khác có thể gây nguy hiểm cho những người bị Covid-19?

Nghiên cứu của Hàn Quốc xem xét các trường hợp t.ử v.ong và biến chứng ở bệnh nhân Covid-19 cho thấy các thuốc giảm đau thông thường làm tăng 65% nguy cơ t.ử v.ong.

Và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể đẩy nguy cơ biến chứng tim hoặc thận nghiêm trọng tăng 85%.

NSAID là nhóm thuốc rất phổ biến và một số loại – bao gồm ibuprofen và naproxen – có thể được mua không cần đơn. Aspirin liều cao cũng thuộc danh mục này nhưng không được đưa vào nghiên cứu.

Các thuốc thường được sử dụng để giảm đau do đau đầu, k.inh n.guyệt, chấn thương cơ, cảm lạnh và cúm và viêm khớp.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các thuốc chống viêm nên được “sử dụng thận trọng” ở bệnh nhân nhiễm virus corona và kêu gọi tiến hành thêm các thử nghiệm để chứng minh mối liên quan này.

Đây không phải là lần đầu tiên nghiên cứu gợi ý về mối liên quan với Covid-19, nhưng nhưng Hệ thống y tế quốc dân Anh (NHS) nói rằng “không có bằng chứng rõ ràng” nào cho thấy NSAID nguy hiểm, và việc sử dụng ibuprofen là an toàn nếu có các triệu chứng corona.

Các nhà khoa học tại Đại học Sungkyunkwan ở Seoul, Hàn Quốc, đã nghiên cứu tổng cộng 1.824 bệnh nhân mắc Covid-19 phải nằm viện.

Họ thấy những người được kê đơn thuốc NSAID trong bảy ngày trước khi tham gia nghiên cứu dễ t.ử v.ong vì virus corona hơn.

Không rõ liệu tất cả các bệnh nhân được kê đơn thuốc NSAID trước khi vào viện hay trong khi nằm viện nhưng trước thời điểm tham gia nghiên cứu.

Thuốc kê đơn có thể mạnh hơn thuốc tự mua tại cửa hàng, nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân nội trú được bác sĩ bệnh viện kê đơn thuốc thông thường.

Những người dùng thuốc cũng dễ gặp những vấn đề nghiêm trọng với tim hoặc thận.

Các tác giả viết: “Sử dụng NSAID, so với không sử dụng, có liên quan đến kết quả xấu hơn ở những bệnh nhân Covid-19 nhập viện.

“Trong khi chờ kết quả của các nghiên cứu xác nhận, chúng tôi đề nghị thận trọng khi sử dụng NSAID ở những bệnh nhân mắc Covid-19″.

“Những tác hại liên quan đến việc sử dụng nhóm thuốc này có thể lớn hơn lợi ích của chúng”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nhóm thuốc phổ biến này làm bệnh nặng hơn bằng cách buộc cơ thể cho phép nhiều virus tấn công nó hơn.

Nghiên cứu trên động vật đã thấy rằng NSAID có vẻ làm tăng lượng thụ thể đặc hiệu trong cơ thể, được gọi là thụ thể ACE-2, là “lính canh” cho phép virus xâm nhập vào cơ thể.

Các thụ thể ACE-2 này là một phần bình thường của cơ thể và được tìm thấy chủ yếu ở đường hô hấp và mạch m.áu – nhưng chúng cũng là cửa ngõ mà thông qua đó virus corona gây n.hiễm t.rùng.

Tăng số lượng thụ thể này, như cách mà NSAID làm, có thể mang đến cho virus nhiều con đường để xâm nhập vào cơ thể và cho phép nó tấn công mạnh hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Tăng ACE-2 do NSAID gây ra về mặt lý thuyết có thể làm tăng tính nhiễm của SARS-CoV-2 làm xấu đi kết quả lâm sàng, dẫn đến suy đa tạng trong trường hợp nặng.’

Cũng có khả năng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch nhưng không có bằng chứng mạnh cho điều này.

Trong nghiên cứu, 354 trên tổng số 1.824 bệnh nhân Covid-19 được xem là có dùng chống viêm (19%) và 1.470 (81%) không dùng.

76 người trong số này bị t.ử v.ong, phải chăm sóc đặc biệt hoặc bị n.hiễm t.rùng huyết – hoặc bị nhiều biến chứng trong trong này.

Bệnh nhân bị bệnh nặng chiếm tỷ lệ cao trong số người dùng NSAID – 6,5% trong số họ bị bệnh nặng hoặc t.ử v.ong (23 trong 354), so với 3,6% những người không dùng thuốc (53 trong số 1.470).

Bệnh nhân có dùng NSAID cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm bệnh nhân gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về tim hoặc thận khi nằm viện.

Trong số 44 người có những biến chứng này, 28 bệnh nhân dùng NSAID và 16 người không. Nguy cơ cao hơn 87%, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu không cho thấy loại NSAID nào mà bệnh nhân bị ảnh hưởng xấu nhất đang dùng. Thuốc bao gồm những loại sau theo định nghĩa về thuốc NSAID: aceclofenac, diclofenac, etodolac, fenoprofen, flurbiprofen, dexibuprofen, ibuprofen, ibuproxam, ketoprofen, dexketoprofen, ketorolac, meloxicam, naproxen, piroxicam, celecoxib, polmacoxib, and etoricoxib.

NHS vẫn khuyên người dân nên dùng ibuprofen nếu bị sốt do Covid-19 và nói rằng “không có bằng chứng rõ ràng” rằng nó có thể gây hại.

Ibuprofen đã từng bị loại ra khỏi phương pháp tự điều trị được khuyến nghị và nhà khoa học hàng đầu của Anh là Sir Patrick Vallance, nói rằng việc tránh sử dụng thuốc là “hợp lý” vì lo ngại về sự an toàn.

Nhưng các nhà khoa học tại King College London sau đó đã xem xét 13 nghiên cứu khác về tác dụng của NSAID đối với bệnh nhân coronavirus và không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy nó có rủi ro.

NHS đã khôi phục lại lời khuyên trên trang web cho phép người dân sử dụng ibuprofen để giảm các triệu chứng của Covid-19 nếu họ cảm thấy bị bệnh, nhưng trước tiên hãy thử dùng paracetamol.

“Bạn có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để điều trị các triệu chứng của coronavirus. Hãy thử paracetamol trước nếu bạn có thể, vì nó có ít tác dụng phụ hơn ibuprofen và là lựa chọn an toàn hơn cho hầu hết mọi người”.

Nghiên cứu của Đại học Sungkyunkwan được đăng trên trang web chia sẻ nghiên cứu medRxiv.

Bà bầu bị cảm cúm và cảm lạnh biểu hiện thế nào và cách chữa trị

Bà bầu bị cảm dù là cảm cúm hay cảm lạnh thì cũng đều gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu không biết cách xử lý, chữa trị đúng và kịp thời.

Khi mang thai hệ thống miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn bình thường nên rất dễ ốm, dễ bị cảm hơn. Bầu bị cảm có 2 loại là cảm cúm và cảm lạnh. Cả 2 loại cảm này đều cần phải có cách chữa trị đúng để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị cảm cúm và những cách chữa trị phù hợp

Cúm là một bệnh do virus truyền nhiễm lây lan qua ho và hắt hơi. Cúm có thể gây hại cho thai nhi với những triệu chứng phổ biến là sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể…

Bà bầu bị cảm cúm thường kéo dài 7 – 10 ngày và hầu hết sẽ bình phục bình thường. Nhưng những mẹ bầu có sức đề kháng quá yếu thì cúm có thể gây nên nguy hiểm, thậm chí có thể gây t.ử v.ong do biến chứng gây nên. Vì vậy, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý tới những triệu chứng của bệnh và có cách chữa trị kịp thời hạn chế ảnh hưởng cho thai nhi.

1. Triệu chứng cảm cúm khi mang thai

Theo CDC, Cảm cúm ở bà bầu là do virus gây nên, việc điều trị sẽ chủ yếu dựa vào các triệu chứng bệnh. Những dấu hiệu bà bầu bị cảm cúm như sau:

– Sốt

– Ho, đau họng

– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

– Đau nhức cơ thể

– Nhức đầu

– Ớn lạnh và mệt mỏi

– Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.

Mệt mỏi, ớn lạnh, ho, sổ mũi… là biểu hiện của cảm cúm (Ảnh minh họa)

2. Cách trị cảm cúm cho bà bầu

Các triệu chứng cảm cúm khi mang thai thường xuất hiện nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Đối với bà bầu 3 tháng đầu không được khuyến cáo sử dụng thuốc. Nếu cần phải uống thuốc thì sẽ được chỉ định bởi bác sĩ.

Việc điều trị cảm cúm tại nhà cho bà bầu có thể áp dụng được với những cách sau:

– Uống nhiều nước để làm dịu đau họng và bổ sung một số chất do mất nước.

– Nghỉ ngơi

– Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng và ho

– Bà bầu bị cúm cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng như cam, bưởi, dứa, cà chua, bông cải xanh, các thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt nạc đỏ, ức gà, trứng, đậu xanh, hạt bí ngô…

Bà bầu nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước có vitamin C tăng sức đề kháng (Ảnh minh họa)

– Bà bầu ăn súp gà hoặc sử dụng hỗn hợp chanh ngâm mật ong để làm giảm đau họng (thái chanh lát mỏng cả vỏ, ngâm trong mật ong rồi ngậm).

– Nếu bị nghẹt mũi, sổ mũi thì sử dụng nước muối nhỏ mũi. Hít thở không khí ấm, ẩm để giúp mũi dễ thở hơn. Có thể sử dụng máy xông để làm lỏng chất nhầy mũi và làm dịu mũi.

– Mẹ bầu nên tắm nước ấm, giữ quần áo rộng rãi, thoáng, sạch sẽ.

Ngoài ra, còn có những bài thuốc dân gian chữa cảm cúm cho bà bầu cực đơn giản mà lại an toàn cho mẹ và bé đó là:

– Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng: Gừng có thể giúp bà bầu giải cảm nhanh chóng. Mẹ bầu chỉ cần thái vài lát gừng tươi, đun sôi với 200ml nước trong 15 phút để tinh dầu trong gừng thấm ra nước. Lọc lấy nước gừng rồi uống khi nước còn ấm. Nước gừng giúp bà bầu tăng sức đề kháng, kháng khuẩn rất tốt.

– Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng lá tía tô, kinh giới: Lá tía tô và rau kinh giới có đặc tính cay, ấm có tác dụng nhanh trong chữa trị cảm cúm, giảm đau đầu. Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị 2 nắm nhỏ lá tía tô và kinh giới, rửa sạch, cho vào nồi đổ nước đun sôi, đậy chặt vung, đun đến khi nào chỉ còn lại khoảng 1 chén nước thì gạn ra uống. Mẹ nên uống khi nước còn ấm.

3. Bà bầu bị cảm cúm uống thuốc gì?

Để giải cảm cho bà bầu bằng thuốc chỉ được chỉ định bởi bác sĩ. Mẹ bầu không tự ý mua thuốc về uống. Các bác sĩ có thể kê những loại thuốc như:

– Miếng dán thông mũi giảm tình trạng nghẹt mũi

– Viên ngậm chống ho hoặc siro ho

– Paracetamol chấm dứt đau đầu và sốt

– Canxi cacbonat hoặc các loại thuốc tương tự giải quyết các chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc đau dạ dày nếu phát sinh.

– Các loại thuốc bà bầu không nên sử dụng như thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen…, kháng sinh… Các loại thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu mẹ bầu uống không theo chỉ dẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Bà bầu không tự ý sử dụng thuốc khi bị cảm cúm (Ảnh minh họa)

4. Khi nào bà bầu bị cúm cần đi gặp bác sĩ

– Thở khó, khó thở

– Đau hoặc áp lực dai dẳng ở ngực hoặc bụng

– Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn

– Co giật

– Đau cơ nghiêm trọng

– Sốt cao rồi giảm sau đó lại sốt cao trở lại

– Giảm hoặc không thấy cử động của thai

Bà bầu bị cảm lạnh và cách chữa trị

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm siêu vi nhẹ rất phổ biến ở mũi, họng, xoang và đường hô hấp. Cảm lạnh có thể gây nghẹt mũi sau đó là sổ mũi, hắt hơi, đau họng và ho. Cảm lạnh ở bà bầu kéo dài bao lâu? Cảm lạnh ở bà bầu thường kéo dài từ 10 – 14 ngày.

1. Triệu chứng cảm lạnh khi mang thai

Whattoexpect chỉ ra cảm lạnh ở bà bầu thường bắt đầu bằng đau họng hoặc cào họng kéo dài 1 – 2 ngày sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng khác bao gồm:

– Chảy nước mũi, sau đó là nghẹt mũi

– Hắt xì

– Mệt mỏi nhẹ

– Ho khan, đặc biệt là gần hết cảm lạnh, ho khan có thể kéo dài tiếp tục trong 1 tuần hoặc hơn sau khi các triệu chứng khác giảm bớt.

– Sốt nhẹ hoặc không sốt

Khi cảm lạnh, cơ thể mẹ bầu không quá mệt mỏi nhưng khó chịu nhất là chứng nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi liên tục. Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm sau 10 – 14 ngày.

Bầu bị cảm lạnh sẽ ho khan (Ảnh minh họa)

2. Cách trị cảm lạnh cho bà bầu

Cảm lạnh nhẹ hơn cảm cúm nếu không có triệu chứng sốt thì không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy bà bầu bị cảm lạnh không cần quá lo lắng. Mẹ có thể áp dụng những cách giải cảm đơn giản sau đây:

– Uống nhiều nước lọc

– Uống thêm các loại nước ép trái cây như nước ép lựu, chanh, cam… vì chúng có nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.

– Ăn tỏi trong bữa ăn hàng ngày vừa có tác dụng giải cảm, tăng sức đề kháng vừa ngăn ngừa cảm lạnh quay trở lại.

– Mẹ bầu cũng có thể uống nước gừng (thái gừng thành lát mỏng, đun với 200ml nước, đun 15 phút rồi chắt lấy nước uống khi còn nóng). Cách giải cảm cho bà bầu bằng gừng này rất hiệu quả với chứng cảm lạnh.

– Nếu mẹ bầu bị đau họng và ho thì nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng. Mẹ cũng có thể ngậm chanh mật ong để giảm ho.

3. Bà bầu bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Đa số các bác sĩ đều khuyến cáo khi bị cảm lạnh bà bầu không uống thuốc, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai.

Bà bầu cũng không nên xông hơi khi bị cảm lạnh bởi nhiệt độ cao trong quá trình xông hơi có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bà bầu bị sốt hãy chườm mát để hạ nhiệt.

Mẹ bầu bị cảm lạnh không cần sử dụng thuốc, nếu có theo chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa)

4. Bầu bị cảm lạnh khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu sau 10 – 14 ngày mà các triệu chứng cảm không hết mẹ bầu hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu xuất hiện hiện tượng sốt cao (39 – 40 độ), ho ra chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh lá cây, hoặc các triệu chứng ho kéo dài hơn 2 tuần thì cần phải tới bệnh viện ngay.

Bà bầu bị cảm nên ăn gì, uống gì?

Dù là cảm cúm hay cảm lạnh thì cũng cần phải bổ sung dinh dưỡng vì cơ thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi. Bà bầu bị cảm nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?

– Bà bầu bị cảm nên ăn súp gà

Súp gà có tác dụng bồi bổ sức khỏe, có tính kháng viêm nhẹ nên có thể giảm tiết chất nhầy và sưng cổ họng. Ngoài ra, khi ăn súp gà nóng cũng giúp mẹ tăng nhiệt độ cơ thể vừa phải, tránh nhiễm lạnh.

– Cháo trứng, hành và tía tô

Bà bầu bị cảm nên ăn cháo vì dễ ăn, dễ hấp thụ. Sự kết hợp của trứng, hành và lá tía tô có tác dụng giải cảm cực kỳ hiệu quả. Hành lá có tác dụng làm tan lạnh, giải cảm, sát trùng, an thai. Lá tía tô giúp bầu giảm buồn nôn và đau họng. Trứng chứa nhiều protein cần thiết cho mẹ bầu.

– Tỏi

Chứa tinh dầu, tính nóng sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây cảm lạnh. Chất kháng sinh tự nhiên Allicin có trong tỏi giúp diệt khuẩn cực tốt.

– Các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả này đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Bà bầu có thể ép các loại hoa quả thành nước ép để uống.

– Các loại rau xanh đậm

Các loại rau này đều có thể giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, chống lại n.hiễm t.rùng. Các loại rau mẹ nên ăn như rau muống, rau cải xoăn, súp lơ xanh…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *