Thuốc điều trị viêm nha chu

Viêm nha chu nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ gây tổn thương xương và răng.

Điều trị sai cách có thể dẫn đến nguy cơ mất răng, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim…

Những vi khuẩn gây viêm nha chu thường là những vi khuẩn có sẵn trong miệng. Do đó, khi kết thúc điều trị, những vi khuẩn tại chỗ này rất dễ quay trở lại tấn công.

Xử lý bề mặt chân răng không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám dưới nướu cũng như những độc tố đã xâm nhập vào mô mềm. Do đó việc dùng thuốc điều trị là rất cần thiết trong viêm nha chu.

Kiểm tra sức khỏe răng định kỳ.

1. Thuốc kháng sinh thường dùng trị viêm nha chu

1.1. Penicillin (amoxicillin)

Tác dụng: Sử dụng trong điều trị viêm lợi, viêm nha chu, nhằm ngăn vi khuẩn sinh sôi, tồn tại và giảm n.hiễm t.rùng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn, giảm viêm chứ không t.iêu d.iệt được vi khuẩn.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy cấp, khó chịu ở thượng vị.

1.2. Tetracycline (doxycycline)

Tác dụng:Đây là kháng sinh được sử dụng để giảm hoặc loại bỏ tạm thời vi khuẩn gây viêm nha chu. Thuốc hiệu quả trong điều trị viêm nha chu tái phát, viêm nha chu tấn công tại chỗ.

Tác dụng phụ: Tổn thương gan, tổn thương thận, quang độc tính, ảnh hưởng đến xương và răng, nhạy cảm thuốc, bội nhiễm.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị viêm nha chu nào.

1.3. Clindamycin

Tác dụng: Clindamycin có tác dụng kiềm khuẩn rất hiệu quả. Thuốc thường được sử dụng làm kháng sinh thay thế ở bệnh nhân dị ứng penicillin.

Tác dụng phụ: Có thể gây viêm loét đại tràng.

1.4.Erythromycin

Tác dụng: Thuốc có hiệu quả tương tự penicillin, được dùng khi bệnh nhân dị ứng với penicillin.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, kém ăn…

1.5.Azithromycin

Tác dụng: Thuốc có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp các protein của vi khuẩn. Có thể sử dụng azithromycin trong điều trị viêm nha chu tấn công hoặc viêm nha chu mạn tính nặng.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như:Rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mệt mỏi, ngủ gà, chóng mặt, rối loạn nhịp tim…

1.6. Liệu pháp kháng sinh kết hợp

Vi khuẩn gây bệnh nha chu bao gồm các vi khuẩn gây bệnh khác nhau và có độ nhạy cảm khác nhau đối với từng kháng sinh, do đó việc sử dụng hai hoặc nhiều kháng sinh là một lựa chọn hữu ích trong điều trị bệnh này.

Việc kết hợp kháng sinh điều trị nha chu có tác dụng hợp lực, mở rộng phổ kháng khuẩn, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên, kháng sinh kết hợp có thể dẫn đến tăng tác dụng phụ, phản ứng đối kháng và điều trị thất bại.

Nên đ.ánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

1.7. Lưu ý khi dùng kháng sinh

Kháng sinh toàn thân

– Nên hạn chế kháng sinh toàn thân.

– Kháng sinh hiếm khi được sử dụng để tăng cường hiệu quả điều trị viêm nha chu mạn tính.

– Để loại bỏ vi khuẩn trong màng sinh học hiệu quả, thuốc kháng sinh phải được sử dụng kết hợp với điều trị cơ học.

– Không có thuốc kháng sinh đơn lẻ có thể ức chế được tất cả các mầm bệnh nha chu.

– Thuốc kháng sinh toàn thân có thể có tác dụng phụ không mong muốn.

Kháng sinh tại chỗ

Kháng sinh tại chỗ được ưu tiên hơn, do:

– Nồng độ kháng sinh tại chỗ cao hơn.

– Nồng độ kháng sinh hiệu quả được duy trì mà không phụ thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân.

– Nồng độ kháng sinh hiệu quả có thể đạt được tại các vị trí khó tiếp cận.

– Giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.

– Ít nguy cơ gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Việc kết hợp kháng sinh điều trị nha chu có tác dụng hợp lực, mở rộng phổ kháng khuẩn đồng thời ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên, kháng sinh kết hợp có thể dẫn đến tăng tác dụng phụ, phản ứng đối kháng và điều trị thất bại.

2. Các thuốc kháng viêm

Tác dụng: Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen, có thể giúp tăng tốc độ phân giải viêm sau khi được loại bỏ cao và xử lý mặt chân răng. Các thuốc này có thể ức chế hoạt hóa các chất trung gian gây viêm.

Tác dụng phụ: Các tác dụng không mong muốn có thể gặp: Loét dạ dày, rối loạn đông m.áu, suy thận, ù tai, chóng mặt, nổi ban, ngứa…

Lưu ý: Thận trọng với các bệnh nhân có t.iền sử dạ dày, dị ứng, suy gan, suy thận, người già, phụ nữ mang thai.

3. Thuốc gây tê tại chỗ

Tác dụng: Thuốc gây tê tại chỗ như lidocaine là một liệu pháp bổ trợ để kiểm soát cơn đau thông qua cơ chế làm giảm tính thấm các ion natri trong màng tế bào thần kinh. Khi dùng điều trị viêm nha chu, lidocaine giúp ức chế tín hiệu đau.

Tác dụng phụ: Cảm giác bỏng rát, tê nhẹ bề mặt được bôi thuốc.

Lưu ý, thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

4. Thuốc sát trùng

Tác dụng: Thuốc sát trùng rất hiệu quả trong việc điều trị viêm nha chu do tính chất diệt khuẩn, kìm khuẩn, loại bỏ và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Các thuốc thường dùng là:Chlorhexidine 0,12 – 0,2%, KIN chlorhexidine digluconate 0,12%, povidine-Iodine 1%, NaOCl 0,5%.

Lưu ý: Không được uống thuốc sát trùng.

Tác dụng phụ: Đổi màu răng, rối loạn chức năng tuyến giáp nếu dùng thường xuyên với nồng độ cao.

Nên uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

5. Các thuốc giảm đau

Tác dụng: Các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin… được dùng làm giảm triệu chứng đau do viêm nha chu. Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng dùng cho phù hợp.

Tác dụng phụ: Việc dùng paracetamol quá liều có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm như gây tổn thương gan. Không dùng aspirin cho người bệnh có t.iền sử viêm loét dạ dày.

6. Lưu ý khi điều trị viêm nha chu

Để điều trị viêm nha chu hiệu quả , nên thực hiện:

Đ.ánh răng ít nhất 2 lần/ngày mỗi lần 2 phút vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

– Nên sử dụng kem đ.ánh răng có chứa flour.

– Thay bàn chải đ.ánh răng 3 – 4 tháng/lần. Không nên dùng chung bàn chải đ.ánh răng.

– Uống đủ nước (từ 2 – 2,5 lít nước/ngày).

– Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc.

– Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

– Khi có bất thường trong thời gian điều trị viêm nha chu, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh về răng phổ biến có thể gây mất răng nếu không được điều trị. Có nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó việc vệ sinh và chế độ dinh dưỡng kém là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến viêm nha chu.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị viêm nha chu

Nha chu là tổ chức có vai trò nâng đỡ chân răng, nằm ở xung quanh răng. Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân gây mất răng, khởi đầu từ vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm nha chu kèm tiêu xương ổ răng.

Theo BS. Nguyễn Trung Nghĩa, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, nguyên nhân gây viêm nha chu là do sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Nếu vệ sinh răng miệng kém, mảng bám răng sẽ tích tụ, dần dần hình thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng.

Nướu răng hay còn gọi là lợi, là một bộ phận nằm dưới và bao quanh chân răng, là nơi dễ bị tổn thương nhất. Nướu răng bị viêm sẽ gây c.hảy m.áu khi đ.ánh răng; Lợi sưng đỏ, dễ c.hảy m.áu; Có nhiều mảng bám răng, cao răng bám trên bề mặt răng; Hơi thở hôi…

Tình trạng viêm quanh răng kéo dài sẽ khiến tổ chức dây chằng xung quanh răng giãn rộng, răng lung lay, lợi sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài, những lỗ hổng này càng sâu, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng bị rụng mất.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm nha chu bao gồm vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách, hút t.huốc l.á, sức đề kháng suy giảm, mang thai… Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng quan trọng. Đặc biệt khi chúng ta tiêu thụ nhiều thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, nhiều tinh bột… Mức độ cao của tinh bột và đường trong thức ăn làm tăng lượng acid trong miệng, hình thành mảng bám quanh răng, làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh về nướu.

Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng như viêm nha chu là chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách; có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn những thực phẩm gây hại men răng, nướu răng và gây sâu răng như thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, nhiều tinh bột chế biến…

Cần súc miệng, đ.ánh răng sau khi ăn thức ăn dính, ngọt bám trên răng như bánh ngọt, kẹo dẻo, trái cây sấy khô…; Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng hay các loại đồ uống có cồn như bia, rượu; Không ăn thức ăn quá cứng và khi ăn nên nhai kỹ để tránh tổn thương nướu răng. Khám răng định kỳ phát hiện sớm tổn thương răng lợi để điều trị kịp thời.

Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột làm tăng nguy cơ viêm nha chu.

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh viêm nha chu

Khi mắc các bệnh gây tổn thương răng lợi, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng; Tránh những thức ăn và đồ uống quá lạnh, quá nóng hoặc quá cứng để tránh gây đau hoặc tổn thương thêm.

Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo răng chắc khỏe là thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, trái cây, rau quả tươi có thể giúp răng khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh về nướu răng hiệu quả.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần bổ sung những thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, magie… Những chất dinh dưỡng này góp phần tăng cường sức khỏe cho răng, duy trì cấu trúc răng, bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là khoáng chất quan trọng trong việc duy trì, tăng cường sức mạnh của xương và răng. Nguồn thực phẩm giàu canxi tốt nhất là sữa, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bao gồm canxi, photphat, vitamin D rất quan trọng trong việc bảo vệ men răng, thực hiện quá trình tái tạo và hàn gắn men răng. Nguồn thực vật có sữa đậu nành, hạt vừng, hạnh nhân… cũng rất giàu canxi.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể sử dụng canxi hợp lý. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ canxi, nó sẽ phá vỡ canxi trong xương và răng, khiến chúng trở nên giòn, dễ tổn thương. Thực phẩm có chứa vitamin D tốt bao gồm cá, tôm, lòng đỏ trứng, nấm…

Thực phẩm giàu magie

Magie cũng có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ củng cố men răng và hàm. Bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mạch, lúa mì, yến mạch vì chúng chứa lượng magie cao.

Thực phẩm chứa lợi khuẩn probiotic

Probiotic hỗ trợ phát triển vi khuẩn tốt trong miệng, giúp giảm viêm nướu và tích tụ mảng bám. Các thực phẩm chứa lợi khuẩn (probiotic) bao gồm kefir, dưa cải bắp, kim chi.

Thực phẩm giàu fluoride

Fluoride là khoáng chất giúp răng khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa sâu răng. Mặc dù trong kem đ.ánh răng có thể cung cấp fluoride nhưng trà còn giúp ích thêm vì chúng có chứa florua tự nhiên. Trà xanh cũng chứa polyphenol giúp bảo vệ răng bằng cách ngăn ngừa mảng bám trên bề mặt răng.

Uống trà xanh tốt cho sức khỏe răng miệng.

3. Một số thực phẩm cần hạn chế khi bị viêm nha chu

Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường là loại thức ăn ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng và gây mòn lớp men bảo vệ của răng. Khi ăn đường là lúc bạn tạo môi trường thuận lợi cho hàng triệu vi khuẩn đã có trong miệng. Vi khuẩn sẽ tích tụ mảng bám và tạo ra acid làm mòn men răng, có thể gây đau răng, làm trầm trọng hơn tình trạng viêm răng lợi.

Vì vậy, khi bị sâu răng hay viêm răng lợi bạn nên cố gắng tránh xa đồ ngọt như các loại bánh ngọt, kẹo dẻo, trái cây sấy khô, đặc biệt là đồ uống có đường như nước ngọt có gas, soda…

Thực phẩm giàu tinh bột

Khi ăn bánh kẹo, đồ ăn nhiều tinh bột làm hư tổn men răng. Điều này làm cho các mảng bám bám lại lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển khiến bệnh viêm nha chu nghiêm trọng hơn.

Thức ăn giàu tinh bột có tính dính, làm tăng thời gian đường lưu lại trên răng, bị mắc kẹt trên và giữa các kẽ răng, nuôi vi khuẩn trong mảng bám. Có một số lý do tại sao carbohydrate tinh chế như bánh ngọt, bánh mì sandwich không tốt cho răng vì chúng chứa nhiều đường đơn dễ dàng hòa tan nhanh chóng trong miệng. Khi chúng ta nhai, những mảnh vụn bánh ngọt hoặc bánh mì sẽ dính lại, mắc kẹt trên bề mặt cắn và giữa các răng. Đường hòa tan tạo ra một lượng acid làm xói mòn men răng.

Thực phẩm chứa acid

Khi ăn thực phẩm chứa lượng acid cao, vùng nướu bị viêm sẽ bị đau, trợt ra và dễ lây lan sang các vùng khác. Thực phẩm và đồ uống có tính acid cao cũng làm mòn men răng làm cho đường viền nướu bị tụt, gây ê buốt răng.

Do vậy, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm như: trái cây có vị chua, nước ép trái cây, trái cây họ cam quýt, dưa chuột trộn dấm hay cà chua và nước sốt làm từ cà chua… Nên súc miệng bằng nước sau khi ăn uống thực phẩm có tính acid.

Thức ăn cứng

Khi bị viêm nhau chu, phần nướu răng của người bệnh cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước những đồ ăn cứng. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế việc ăn các thức ăn thô cứng, gân sụn, loại hạt có vỏ cứng bởi chúng có thể mắc kẹt giữa nướu và răng, khó vệ sinh khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn.

Đồ uống có cồn

Đối với người bị viêm nha chu, uống các loại rượu bia, đồ uống chứa cồn sẽ khiến cho răng lợi tiếp xúc trực tiếp với lượng đường và acid gây hại cho nướu răng, làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *