Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV – PrEP sẽ có mặt tại 15 tỉnh thành mới

Ngày 27/11 tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra buổi hội thảo đ.ánh giá một năm triển khai mở rộng chương trình PrEP tại 11 tỉnh và mở rộng thêm 15 tỉnh mới tại Việt Nam.

Tính đến tháng 10/2019 tại TP. Hồ Chí Minh chỉ tiêu khách hàng của PrEP là 3.180 người. Nguồn: internet

Kể từ khi khởi động chương trình PrEP (thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV) vào năm 2017, đã có hơn 6.000 người đăng kí sử dụng PrEP, trong đó có hơn 3.946 người mới tham gia vào năm 2019.

Tại buổi hội thảo, Cục Phòng chống HIV/AIDS chia sẻ kết quả đ.ánh giá chương trình PrEP sau một năm triển khai mở rộng và công bố mở rộng thêm 15 tỉnh thành mới và coi đây là một phần của cam kết quốc gia nhằm chấm dứt HIV vào năm 2030.

Tính đến tháng 10/2019 tại TP. Hồ Chí Minh chỉ tiêu khách hàng của PrEP là 3.180 người nhưng hiện nay số khách hàng đang sử dụng PrEP đã vượt chỉ tiêu lên 3.653 người.

Tại Việt Nam, các nhóm đích có nguy cơ nhiễm HIV cao bao gồm quan hệ đồng tính, người chuyển giới nữ, những người tiêm chích m.a t.úy và bạn tình, bạn chích âm tính của người nhiễm HIV mà tải lượng vi-rút chưa ở ngưỡng ức chế.

PGS., TS. Phan Thị Thu Hương – Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS – cho biết “Giai đoạn 2019-2020, quỹ toàn cầu cam kết hỗ trợ nguồn vốn không hoàn lại cho Việt Nam để can thiệp phòng chống HIV/AIDS trong nhóm quan hệ t.ình d.ục đồng giới. Điều này cho phép những người có nguy cơ nhiễm HIV cao có thể tiếp cận PrEP”.

Bà Hương cũng cho biết thêm tính đến thời điểm hiện tại có hơn 1.000 nhóm người nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới (MSM) rất dễ lây truyền HIV qua con đường t.ình d.ục. Trong một báo cáo nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội đối với những trường hợp MSM không phòng tránh thì cứ 100 người thì sẽ có 7 người mới bị nhiễm HIV mỗi năm.

Theo trung tâm y tế Quận 4 tính đến tháng 10/2019 tổng số khách hàng đăng kí là 331 trường hợp sử dụng PrEP. Tuy nhiên hiện nay trung tâm cũng gặp phải một số khó khăn như: nhân sự không tăng, phòng khám đông bệnh nhân, khách hàng e dè khi nói chuyện,…

Trong thời gian tới PrEp sẽ triển khai mở rộng tại các tỉnh có tình hình dịch HIV trong nhóm quan hệ đồng giới và nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao; huy động nguồn viện trợ; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và theo dõi khách hàng.

Theo Thu Hiến/tuoitre.vn

TPHCM: 23 đơn vị triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM vừa tổ chức sự kiện “Tôi đi tìm PrEP” nhằm giới thiệu dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Tìm hiểu về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm

Đây cũng là sự kiện đ.ánh dấu chương trình cung cấp thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) miễn phí tại TPHCM.

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống một viên thuốc mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp.

Khi một người phơi nhiễm HIV thì biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm này giúp ngăn virus phát triển thành ca nhiễm vĩnh viễn. PrEP cực kỳ hiệu quả nếu được dùng đúng cách và có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV lên tới 92% hoặc cao hơn. Việc mở rộng dịch vụ PrEP là cần thiết để Việt Nam có thể giảm mạnh số ca lây nhiễm mới.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Việt Nam là quốc gia thứ hai tại Châu Á, sau Thái Lan, triển khai dịch vụ PrEP trên toàn quốc. Dịch vụ PrEP sẽ được triển khai tại 11 tỉnh vào năm 2020 với mục tiêu đạt 7.300 người đăng ký sử dụng.

Cục Phòng chống HIV/AIDS, USAID và tổ chức PATH đã tiến hành thí điểm dịch vụ PrEP từ tháng 6/2017 thông qua dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường của USAID do PATH thực hiện.

Dự án đã làm việc với các nhóm cộng đồng của những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, lãnh đạo ngành y tế các tỉnh, các đối tác khu vực tư nhân, các phòng khám ngoại trú công và tư để cung cấp dịch vụ PrEP cho 1.895 người có nguy cơ lây nhiễm HIV tại TPHCM và Hà Nội.

Trong số đó bao gồm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới, người chuyển giới nữ và người âm tính với HIV nhưng là bạn tình/vợ/chồng của người nhiễm HIV chưa đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Dịch vụ PrEP cũng được cung cấp thông qua một dự án thí điểm của UNAIDS.

Tại TPHCM hiện đã có 23 cơ sở triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm tại các quận 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Phú Nhuận, Thủ Đức, huyện Bình Chánh và Củ Chi, trong đó có 4 cơ sở tư nhân.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *