Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng

Khẩu hiệu cho năm 2020 sẽ là “ Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng”, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Chủ đề cho lĩnh vực sức khỏe con người của WAAW 2020 là “Đoàn kết để gìn giữ các chất kháng sinh”.

Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh trên thế giới (WAAW) (18-24/11/2020), được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tình trạng kháng kháng sinh (AMR) trên toàn cầu và khuyến khích cộng đồng, nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách xây dựng các thói quen tốt để tránh sự xuất hiện và lây lan thêm của các bệnh n.hiễm t.rùng kháng thuốc.

Sau cuộc họp tham vấn của các bên liên quan vào tháng 5/2020 do các Tổ chức 3 bên ( Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc – FAO, Tổ chức Thú y Thế giới – OIE và Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) tổ chức, phạm vi của WAAW đã được mở rộng, thay đổi trọng tâm từ “thuốc kháng sinh” sang thuật ngữ bao hàm và bao trùm hơn “chất kháng vi sinh vật”.

Việc mở rộng phạm vi chiến dịch tới tất cả các thuốc kháng vi sinh vật sẽ tạo điều kiện cho phản ứng toàn cầu toàn diện hơn đối với tình trạng kháng thuốc và hỗ trợ Phương pháp Tiếp cận Một Sức khỏe đa ngành với sự tham gia của các bên liên quan. Ủy ban điều hành 3 bên đã quyết định sửa ngày WAAW thành 18-24/11 hàng năm bắt đầu từ năm 2020.

Khẩu hiệu cho năm 2020 sẽ là “Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng”, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Chủ đề cho lĩnh vực sức khỏe con người của WAAW 2020 là “Đoàn kết để gìn giữ các chất kháng sinh”.

Kháng kháng sinh là gì?

Kháng kháng sinh (AMR) xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng kháng lại tác dụng của thuốc, khiến các bệnh n.hiễm t.rùng thông thường khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh trở nặng và t.ử v.ong.

Cần kê đơn thuốc có trách nhiệm để ngừa vi khuẩn kháng thuốc

Thuốc kháng sinh là các công cụ quan trọng để chống lại bệnh tật ở người, động vật và thực vật – chúng bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm và kháng động vật nguyên sinh. Nhiều yếu tố – bao gồm việc lạm dụng thuốc ở người, gia súc và trong nông nghiệp, cũng như việc thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không đảm bảo – đã làm tăng nguy cơ kháng thuốc trên toàn thế giới.

Tại sao AMR ngày càng tăng?

Dùng sai và lạm dụng thuốc kháng sinh ở người, động vật và thực vật: Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của các bệnh n.hiễm t.rùng kháng thuốc. Thực hành kê đơn thuốc kém và bệnh nhân không tuân thủ điều trị cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này. Ví dụ, thuốc kháng sinh t.iêu d.iệt vi khuẩn, nhưng chúng không có tác dụng trong bệnh n.hiễm t.rùng do virus như cảm lạnh và cúm. Thường thì chúng được kê đơn một cách không chính xác để chữa những bệnh này, hoặc được sử dụng mà không có sự giám sát y tế thích hợp. Thuốc kháng sinh cũng thường được sử dụng quá mức trong chăn nuôi và nông nghiệp.

Thiếu tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh (WASH) cho cả người và động vật: Thiếu nước sạch và vệ sinh trong các cơ sở y tế, trang trại và môi trường cộng đồng và việc phòng ngừa và kiểm soát n.hiễm t.rùng không đầy đủ thúc đẩy sự xuất hiện và lây lan các bệnh n.hiễm t.rùng kháng thuốc.

COVID-19: Việc sử dụng sai thuốc kháng sinh trong đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến sự gia tăng và lan rộng của tình trạng kháng thuốc. COVID-19 là do virus gây ra, không phải do vi khuẩn và do đó không nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm virus, trừ khi bệnh nhân cũng đồng thời nhiễm bệnh do vi khuẩn.

Phản ứng toàn cầu

Các tổ chức 3 bên đang thành lập Nhóm các nhà lãnh đạo toàn cầu Một sức khỏe về AMR để giải quyết thách thức cấp bách do kháng kháng sinh đặt ra. Nhóm Lãnh đạo Toàn cầu mới sẽ thúc đẩy Kế hoạch hành động toàn cầu AMR được đưa ra vào năm 2015 để đảm bảo rằng, trong các thế hệ tiếp theo, chúng ta có thể tiếp tục phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm bằng các loại thuốc an toàn và hiệu quả.

Cùng với các đối tác 3 bên, WHO kêu gọi tất cả các thành phần trong xã hội hưởng ứng một chương trình nghị sự thống nhất, táo bạo để đ.ánh bại mối đe dọa đối với sự phát triển và sức khỏe toàn cầu này. Các sự kiện trong tuần sẽ nêu bật sự cần thiết phải gìn giữ các loại thuốc quan trọng ngoài kháng sinh, bao gồm thuốc kháng virus, thuốc kháng nấm và thuốc chống ký sinh trùng – rất quan trọng để ngăn ngừa và điều trị n.hiễm t.rùng ở người, động vật và thực vật.

Trẻ nhỏ sớm dùng kháng sinh dễ phát triển nhiều bệnh

Khi con bệnh, một số phụ huynh vì nóng lòng đã chấp nhận làm mọi cách để trẻ nhanh khỏi bệnh, kể cả cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ mới đây cảnh báo việc sử dụng dược phẩm này trước 2 t.uổi có thể khiến trẻ khởi phát nhiều vấn đề sức khỏe trong giai đoạn thơ ấu.

Sử dụng kháng sinh sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

Để đưa ra cảnh báo trên, các chuyên gia tại Viện Mayo đã phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 14.500 trẻ tham gia vào một nghiên cứu dài hạn tại hai bang Minnesota và Wisconsin, trong đó 70% số trẻ có ít nhất một lần dùng kháng sinh trước 2 t.uổi. Họ phát hiện những trẻ được cho dùng nhiều liều kháng sinh trước 2 t.uổi có nguy cơ cao phát triển các bệnh lý và các vấn đề sức khỏe – bao gồm hen suyễn, dị ứng theo mùa, dị ứng thức ăn, vấn đề về cân nặng và béo phì, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), bệnh Celiac (không dung nạp gluten) và chàm bội nhiễm.

Nguy cơ phát bệnh cũng khác nhau tùy theo giới tính và t.uổi của trẻ, loại kháng sinh, liều lượng thuốc đã dùng. Cụ thể, trong nhóm trẻ nhận từ 1-2 liều kháng sinh, chuyên gia Nathan LeBrasseur cho biết các b.é g.ái có nguy cơ phát triển hen suyễn và bệnh Celiac cao hơn những trẻ không dùng kháng sinh. Ở nhóm trẻ dùng từ 3-4 liều kháng sinh, b.é g.ái dễ phát triển ADHD và bệnh Celiac trong khi b.é t.rai dễ bị béo phì, còn nguy cơ mắc hen suyễn, viêm da cơ địa và thừa cân đều cao như nhau ở cả hai giới.

Đáng chú ý, bất kỳ trẻ nào dùng từ 5 liều kháng sinh trở lên trước 2 t.uổi đều có nguy cơ phát triển hen suyễn, viêm mũi dị ứng, thừa cân, béo phì và ADHD ở mức đáng lo ngại – riêng b.é g.ái có nguy cơ bị bệnh Celiac cao hơn.

Xem xét trên các loại kháng sinh kê đơn phổ biến nhất, các nhà nghiên cứu nhận thấy penicillin liên quan đến nguy cơ cao mắc hen suyễn, thừa cân ở cả b.é t.rai và b.é g.ái, song b.é g.ái dễ bị bệnh Celiac và ADHD, b.é t.rai dễ bị béo phì hơn. Còn cephalosporin khiến trẻ gia tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh nhất và mắc chứng dị ứng thực phẩm, rối loạn phổ tự kỷ.

Kháng sinh làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột (microbiome)

Nhóm nghiên cứu cho rằng mặc dù thuốc kháng sinh tác động đến hệ vi sinh đường ruột trong ngắn hạn, nhưng có thể để lại ảnh hưởng lâu dài đến quá trình phát triển của trẻ.

Thông thường, cơ thể chúng ta cần một số loại vi khuẩn nhất định để hấp thụ dưỡng chất, p.hân h.ủy thức ăn trong ruột và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các mầm bệnh. Trong khi đó, do không phân biệt được lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường tiêu hóa, kháng sinh thường t.iêu d.iệt tất cả vi khuẩn. Vì thế, thuốc có thể gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm tác dụng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột vốn cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch, phát triển thần kinh, cấu tạo cơ thể và hoạt động trao đổi chất khỏe mạnh của trẻ nhỏ.

Tuy nghiên cứu chưa kết luận quan hệ “nhân – quả” giữa kháng sinh và các vấn đề sức khỏe kể trên, song các phát hiện giúp mở ra hướng nghiên cứu mới trong tương lai nhằm xác định các phương pháp tiếp cận đáng tin cậy và an toàn hơn về thời gian, liều lượng và loại kháng sinh nên dùng cho trẻ dưới 2 t.uổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *