Thuốc long đờm nên sử dụng khi nào?

Thuốc long đờm giúp làm loãng chất đờm nhầy tại đường hô hấp, từ đó dễ dàng tống xuất ra ngoài hơn.

Thế nhưng, việc lạm dụng thuốc long đờm cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ như nhờn thuốc, ho tái đi tái lại… Vậy cần lưu ý gì khi dùng thuốc long đờm?

1. Bản chất của thuốc long đờm

Theo ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu, Phó trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện 19-8, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, ho là một trong những vấn đề rất thường gặp, đặc biệt là ho có đờm.

Về bản chất, ho có đờm là một phản ứng có lợi, giúp tống xuất đờm nhẩy ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu ho nhiều quá khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ thì có thể được chỉ định sử dụng thuốc long đờm.

Thuốc long đờm, hay tên gọi khác là thuốc loãng đờm, có tác dụng làm long dịch tiết từ niêm mạc khí quản – phế quản. Khi sử dụng, thuốc làm thay đổi cấu trúc dịch nhầy, giảm độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản. Nhờ đó, các chất đờm nhầy dễ dàng được tống ra ngoài bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động khạc đờm.

ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu, Phó trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện 19-8 lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm.

2. Khi nào nên và không nên dùng thuốc long đờm?

Các thuốc long đờm có thể kể đến như acetylcystein, bromhexin, carbocysteine… Trong đó:

– Acetylcystein: Là hoạt chất thường được sử dụng cho trẻ nhỏ với khả năng làm lỏng chất nhầy đặc của đờm, dễ dàng ho khạc ra ngoài, làm thông thoáng đường hô hấp, từ đó cải thiện đáng kể triệu chứng ho ở trẻ.

– Carbocisteine: Có tác dụng làm tiêu nhầy, dùng trong các trường hợp viêm cấp hay mạn tính đường hô hấp trên và dưới đi kèm theo tăng tiết đờm nhầy đặc và dai dẳng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mạn tính…

– Bromhexin: Được sử dụng nhằm làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo rối loạn tiết chất nhầy bất thường. Thuốc còn được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

Khi bị ho kéo dài, kèm theo đờm đặc, gây ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống, người bệnh nên sử dụng thuốc long đờm để đờm lỏng hơn và dễ thoát ra khỏi phế quản hơn. Tuy nhiên, cần đi khám chuyên khoa hô hấp và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nhẹ có thể không cần dùng đến thuốc.

Do tác dụng phụ của thuốc, những trường hợp sau đây không nên sử dụng thuốc long đờm, đặc biệt là khi chưa có chỉ định của bác sĩ:

– Trẻ nhỏ dưới 2 t.uổi: Thuốc long đờm không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 t.uổi bởi khả năng ho và tự kiểm soát việc tống xuất đờm nhớt của trẻ ở độ t.uổi này là chưa tốt. Việc làm tiêu nhầy, long đờm, nhưng phản xạ ho khạc không tốt vô tình làm nặng thêm tình trạng của trẻ.

– Người có t.iền sử viêm loét dạ dày: Bên cạnh cơ chế làm loãng dịch tiết tại đường hô hấp, thuốc đồng thời gây phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau dạ dày, làm trầm trọng thêm bệnh loét dạ dày.

– Người bệnh hen: Thuốc long đờm có thể gây co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản và hen suyễn. Do đó cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc long đờm trên nhóm bệnh nhân này.

– Người suy nhược, quá yếu mệt hoặc không thể khạc đờm ra ngoài cũng không nên dùng thuốc long đờm vì sẽ làm tăng lượng đờm ở đường hô hấp khiến bệnh nặng hơn.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc long đờm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm

ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu cho biết, khi sử dụng thuốc long đờm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Thuốc long đờm là thuốc điều trị triệu chứng, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

– Thời gian sử dụng thuốc thường kéo dài 5-7 ngày, người bệnh không nên lạm dụng, dùng dài ngày hơn thời gian này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

– Nên kết hợp các biện pháp long đờm tự nhiên như mật ong, gừng, tỏi… Phối hợp vỗ rung hoặc hút đờm ở trẻ nhỏ (nếu cần thiết) để đờm có thể thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

– Không dùng thuốc long đờm đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản.

Thuốc long đờm cho trẻ khi nào cần dùng?

Ho có đờm khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của trẻ, gây mệt mỏi cho trẻ và người chăm sóc.

Một trong những cách hiệu quả trong giảm ho có đờm là dùng thuốc long đờm. Vậy khi nào nên dùng thuốc?

Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp dưới. Trẻ bị ho có đờm thường khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.

Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm thường do: Thời tiết thay đổi đột ngột, đường hô hấp bị viêm do virus, vi khuẩn, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, hít phải khói t.huốc l.á… Đặc biệt khi ngủ về đêm, phản xạ tống chất nhầy ra ngoài không còn được nhiều như lúc tỉnh nên dịch đờm đọng lại gây ho nhiều.

Cơn ho có đờm thực chất là để cơ thể loại bỏ lượng dịch nhầy ra khỏi cơ thể.

1. Thuốc long đờm dùng khi nào?

Ho là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh như dị vật, bụi bẩn và các tác nhân có hại ra khỏi đường hô hấp.

Ho có đờm thực chất là để cơ thể loại bỏ lượng dịch nhầy ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu ho nhiều quá người bệnh (đặc biệt là trẻ nhỏ) mệt mỏi, khó ngủ. Vì vậy, khi ho người ta thường phải dùng thuốc long đờm.

Thuốc long đờm (thuốc loãng đờm) được dùng để trị ho có đờm. Các loại thuốc này có tác dụng làm long cả dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản.Cấu trúc dịch nhầy được thay đổi dẫn đến giảm độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản. Nhờ đó, các chất đờm nhầy dễ dàng được tống ra ngoài bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động khạc đờm.

2. Các thuốc long đờm thường dùng

Các thuốc long đờm gồm: Acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine, eprazinon…

– Thuốc long đờm đơn chất chỉ chứa thuần túy 1 hoạt chất: Bisolvon chỉ chứa bromhexin. Acemuc (chỉ chứa acetylcystein. Mucosolvan chỉ chứa ambroxol…

Bisolvon: Có tác dụng làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy yếu. Không dùng bisolvon cho bệnh nhân quá mẫn với bromhexim hoặc các thành phần của thuốc. Một số tác dụng phụ có thể gặp như: Buồn nôn, nôn, đau bụng trên…

Cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc long đờm cho trẻ.

Acemuc: Thuốc long đờm Acemuc có tác dụng trên hệ hô hấp, t.iêu d.iệt chất nhầy trong hầu họng người bệnh. Thuốc được dùng trong các trường hợp ho có đờm. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhẹ, viêm da, phù nề…

Mucosolvan: Thuốc có tác dụng long đờm, được dùng cho các trường hợp bệnh hô hấp có tăng tiết đờm bất thường ở cả t.rẻ e.m và người lớn. Môt số tác dụng phụ có thể gặp: Mày đay, ngứa, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, khó tiêu…

– Thuốc trị ho phối hợp (có từ hai thành phần trở lên) như: Atussin, solmux broncho…

Atussin: Thuốc long đờm Atussin được chỉ định dùng trong ho có đờm, giúp làm lỏng các dịch nhầy, nhờ đó tống xuất đờm dễ dàng hơn. Khi điều trị cơn ho bằng atussin, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, điển hình như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nổi mề đay, khô miệng, ngủ gà…

Solmux Broncho: Thuốc long đờm Solmux Broncho thường dùng trong điều trị ho có đờm thường đi kèm trong các bệnh đường hô hấp tắc nghẽn cấp tính hoặc mạn tính như viêm phế quản cấp tính. Hiếm gặp tác dụng phụ: Run tay, lo âu, co cứng cơ, nhức đầu, tim đ.ập nhanh.

Lưu ý: Ở trẻ nhỏ, thời điểm nên dùng thuốc long đờm và dùng với liều lượng như thế nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, dựa trên triệu chứng, độ t.uổi, độ đặc/loãng của đờm chứ không hề có chỉ định chung cho mọi trường hợp trẻ có đờm trong cổ họng.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm cho trẻ

Để sử dụng thuốc long đờm an toàn , nên thực hiện:

Chỉ dùng thuốc long đờm khi có chỉ định của bác sĩ.

– Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

– Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc long đờm khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

– Không dùng thuốc long đờm cho trẻ bị viêm loét dạ dày vì tác dụng phụ của thuốc là gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày;

– Không dùng thuốc long đờm hoặc thận trọng dùng cho trẻ bị hen phế quản.

– Không dùng thuốc long đờm cho trẻ bị suy nhược, quá yếu hoặc không biết khạc đờm vì sẽ càng tăng ứ đờm trong đường hô hấp khiến bệnh nặng thêm.

– Không dùng thuốc long đờm đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *