Rối loạn t.iền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu m.áu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh.
Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
1. Các thuốc điều trị rối loạn t.iền đình
1.1. Thuốc kháng histamin
Các thuốc này bao gồm scopolamine, dimenhydrinate hoặc promethazine…
Tác dụng: Các thuốc kháng histamin có tác dụng cải thiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt… triệu chứng của rối loạn t.iền đình.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ của thuốc như gây buồn ngủ, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý: Nên uống thuốc sau khi ăn no để hạn chế những tác dụng phụ.
Rối loạn t.iền đình có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
1.2. Thuốc chống nôn
Tác dụng: Các thuốc chống nôn giúp giảm nôn, giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt trong rối loạn t.iền đình. Một số thuốc thường dùng là primperan, domperidone…
Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc primperan có thể gặp một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi và yếu cơ bất thường, ngủ gà, rối loạn trương lực cơ cấp tính đặc biệt ở những người bệnh nữ trẻ, bồn chồn; domperidom có thể gây khô miệng, đau đầu, phát ban, ngứa da, đỏ mắt, k.inh n.guyệt không đều
Lưu ý: Bệnh nhân không được dùng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa vì thuốc này có thể tương tác với thuốc khác.
Ngoài ra có thể dùng acetylleucine để điều trị các cơn chóng mặt khi bị rối loạn t.iền đình. Tác dụng phụ thường gặp là phát ban da (đôi khi kết hợp với ngứa), nổi mày đay. Không dùng acetylleucine quá liều chỉ định, không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Chỉ uống thuốc trị rối loạn t.iền đình khi có chỉ định của bác sĩ.
1.3. Nhóm thuốc cải thiện tuần hoàn não
Tác dụng: Nhóm thuốc này tác động trên não bộ và hệ thần kinh, có tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan này. Thường dùng là piracetam, ginkgo biloba…
Ở người lớn, thuốc piracetam được chỉ định để điều trị chóng mặt và các rối loạn thăng bằng đi kèm, ngoại trừ choáng váng có nguồn gốc do vận mạch hoặc tâm thần. Ginkgo biloba giúp cải thiện lưu thông m.áu bằng cách làm giãn mạch m.áu và giảm độ kết dính của tiểu cầu, do đó có thể hỗ trợ điều trị rối loạn t.iền đình.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng…
Lưu ý: Không dùng thuốc piracetam trong những trường hợp bệnh nhân suy thận nặng, suy gan, xuất huyết não. Tránh dùng Ginkgo biloba cho những người đang có triệu chứng c.hảy m.áu, phụ nữ mang thai.
1.4. Nhóm thuốc ức chế canxi
Tác dụng: Nhóm thuốc này có công dụng giảm thiểu triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt hay thiểu năng tuần hoàn não, thường dùng như thuốc flunarizine…
Tác dụng phụ: Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ rũ rượi, rối loạn tiêu hóa, nguy cơ trầm cảm, tác động tới hệ thần kinh và làm tăng các triệu chứng ở người bệnh Parkinson.
Lưu ý: Đây là thuốc cần được kê đơn và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Thuốc có thể gia tăng triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm và bộc phát hội chứng Parkinson.
1.5. Nhóm an thần kinh benzodiazepine
Tác dụng: Các thuốc nhóm an thần kinh benzodiazepine như diazepam, lorazepam… là những thuốc có tác dụng an thần, làm cho t.iền đình hai bên được cân bằng, giảm triệu chứng chóng mặt, giảm lo lắng, căng thẳng.
Lưu ý: Không nên dùng thuốc này trong thời gian dài vì có thể khiến bệnh nhân bị lệ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc. Do đó, các thuốc này phải được kiểm soát chặt chẽ.
2. Lưu ý khi dùng thuốc
Để điều trị hiệu quả, người bệnh rối loạn t.iền đình cần thực hiện:
– Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Một số thuốc nên uống thuốc sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.
– Không uống thuốc cùng với rượu, bia và các chất kích thích.
– Thận trọng dùng thuốc cho: Phụ nữ mang thai, cho con bú, t.rẻ e.m, khi đang vận hành máy móc, lái xe, các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
– Khi dùng thuốc trị rối loạn t.iền đình nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
– Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.
6 cách chữa mất ngủ tại nhà không dùng thuốc
Mất ngủ kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Một số cách chữa mất ngủ tại nhà dưới đây có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon.
Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga) việc tăng hàm lượng serotonin và melatonin trong cơ thể có thể làm hạn chế tình trạng mất ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Để chữa mất ngủ có các phương pháp như thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hoặc dùng thuốc.
Cách chữa mất ngủ tại nhà
Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ tại nhà không cần dùng thuốc:
– Bổ sung các thực phẩm có chứa tryptophan để cơ thể sản sinh ra melatonin và serotonin. Các thực phẩm giàu trytophan bao gồm: các loại hạt, các loại đậu, gạo lứt, lạc, các loại thịt trắng, các sản phẩm làm từ sữa, sô cô la, chuối, cá, trứng gà…
– Điều trị rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc bổ sung lợi khuẩn để có hệ tiêu hóa tốt. Người bị mất ngủ không nên ăn kiêng, bỏ bữa. Tuyệt đối lưu ý không nên ăn các đồ ăn chế biến sẵn hoặc nhiều dầu mỡ nhất là trước khi ngủ, thay vào đó bạn có thể lựa chọn ăn nhẹ và ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Đồng thời không nên uống rượu bia hay sử dụng t.huốc l.á, cà phê hoặc các chất kích thích khác.
Vệ sinh giấc ngủ bằng cách thay đổi không gian ngủ thoáng mát, dùng ánh sáng dịu nhẹ và hạn chế tiếng ồn là cách để chữa mất ngủ tại nhà.
– Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh căng thẳng, stress. Bên cạnh đó nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày, có thể lựa chọn một số bộ môn có lợi cho giấc ngủ như yoga, thiền, đạp xe, bơi… hoặc duy trì một số thói quen giúp ngủ ngon hơn như tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm…
– Ghi lại nhật ký giấc ngủ nhằm tạo ra thói quen cố định, lặp lại trước khi lên giường đi ngủ. Vệ sinh giấc ngủ bằng cách thay đổi không gian phòng ngủ sao cho thoáng mát, sử dụng ánh sáng dịu nhẹ khi ngủ và hạn chế tiếng ồn. Để có giấc ngủ ngon vào buổi tối, bạn nên hạn chế ngủ vào ban ngày.
– Nếu bạn mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cần điều trị dứt điểm như bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thiếu m.áu não…
– Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng một số hoạt chất như melatonin, magne-B6 hay các loại thảo dược giúp an thần nhẹ (tâm sen, lạc tiên, bình vôi…) hoặc các loại thảo dược giúp tăng tuần hoàn não (rễ đinh lăng, ginkgo biloba..).
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ như viêm loét dạ dày, thiếu m.áu não, đau nhức xương khớp…
Vì sao bị mất ngủ?
Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ là tình trạng ngủ chập chờn, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy giữa giấc và khó ngủ lại, thức dậy sớm (trước 5 giờ sáng) hoặc cả đêm không ngủ được.
Với những người dưới 18 t.uổi thời gian ngủ mỗi ngày là khoảng 8 tiếng, sau 18 t.uổi thời gian ngủ mỗi ngày là từ 7-8 tiếng và cứ sau 10 năm t.uổi thời gian ngủ sẽ giảm đi khoảng 30 phút mỗi ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ như:
– Tình trạng thoái hóa hệ thần kinh, thoái hóa của cơ thể. Thời gian ngủ tỷ lệ nghịch với t.uổi tác, t.uổi càng cao thời gian ngủ càng ngắn lại.
– Người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ (mất ngủ thứ cấp) như phì đại tuyến t.iền liệt, bệnh lý xương khớp, bệnh zona, viêm loét dạ dày, thiếu m.áu não…
– Người hay căng thẳng, stress: Nếu cuộc sống thường xuyên căng thẳng hoặc gặp cú sốc tâm lý có thể khiến con người rơi vào tình trạng mất ngủ.
Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
– Người mắc các rối loạn tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật.
– Người phải dùng các loại thuốc điều trị bệnh lý mạn tính như huyết áp, đái tháo đường, gout, mỡ m.áu, trầm cảm…
– Môi trường sống và thói quen sinh hoạt cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ như thói quen thức quá khuya, phòng ngủ ồn ào, người làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ…
Việc mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, suy yếu hệ miễn dịch, rối loạn hormone, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu….) thậm chí là cả ung thư.
Nếu áp dụng các biện pháp chữa mất ngủ tại nhà không hiệu quả, hoặc tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.