Thuốc phun muỗi có độc hại gì cho sức khỏe con người không?

Nhiều hộ gia đình đã từ chối thẳng thừng hoặc chỉ cho phun ‘quấy quá’ khi nhân viên y tế dự phòng tới phun thuốc diệt muỗi dập dịch sốt xuất huyết vì cho rằng thuốc gây hại cho sức khỏe con người.

Ảnh minh họa: Internet

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, nếu có hàng xóm hoặc người sống trong cùng cụm dân cư bị sốt xuất huyết tức là nhà bạn đang nằm trong ổ dịch. Trạm y tế phường, xã sẽ tới từng nhà phun thuốc diệt muỗi cho cả khu.

Ông Phu khẳng định, thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người. Các sản phẩm diệt côn trùng hiện nay gồm ba nhóm: Nhóm có gốc clo hữu cơ, nhóm có gốc phốt pho hữu cơ và nhóm có gốc Pyrethrine.

Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng là nhóm Pyrethrine thuốc thuộc thế hệ mới nhất, là thuốc hàng đầu và đã qua thử nghiệm ở cả 3 miền của Việt Nam cho kết quả an toàn. Hiện các nước trên Thế giới cũng đang sử dụng loại thuốc này.

Còn theo BS Nguyễn Nhật Cảm, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe là lo lắng không có cơ sở.

Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi phun, người dân chỉ cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là vào nhà an toàn. Với một số người có bệnh đường hô hấp hoặc trẻ nhỏ có dễ bị kích ứng (có thể bị ho) thì nên tránh ra ngoài lâu hơn từ 2 tới 3 tiếng sau đó vào nhà.

Ông Cảm cũng cho biết, mặt khác với đặc tính chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất này sẽ khuếch tán trong không gian như đã nói ở trên nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết ở thời điểm đó chứ không duy trì được lâu dài, mãi mãi. Khi lượng hóa chất đã hết trong không khí, nếu môi trường xung quanh hoặc ở các hộ dân khác vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết thì muỗi này vẫn có thể tiếp tục bay vào nhà, đ.ốt n.gười. Và như vậy, nguy cơ mắc SXH vẫn xảy ra.

Ông Cảm lưu ý, nhiều người dân nghĩ rằng gia đình đã từng phun hóa chất diệt muỗi cách đó một khoảng thời gian và khi vùng có dịch, nhân viên y tế tiếp tục tới phun thuốc nữa sẽ không cần thiết. Điều đó là quan niệm sai lầm. Bởi nếu chỉ một hộ gia đình phun thuốc, có ý thức diệt loăng quăng, bọ gậy nhưng xóm ngõ vẫn để nhiều phế thải đọng nước mưa, các hộ gia đình khác không có ý thức phòng bệnh thì đàn muỗi mang mầm bệnh vẫn bay từ nhà này qua nhà khác và truyền bệnh.

Trường hợp mắt bị dính thuốc phun muỗi nói riêng hoặc thuốc diệt côn trùng nói chung cần rửa với nước sạch nhiều lần trong vòng 15 – 20 phút. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không đỡ, khi khám mang theo mẫu sản phẩm. Ảnh minh họa: Internet

Thuốc phun muỗi sốt xuất huyết được Bộ Y tế sử dụng thuộc nhóm có gốc Pyrethrine, thuộc thế hệ mới nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Mặc dù thuốc phun muỗi mà Bộ Y tế sử dụng không gây ngộ độc cho con người khi sử dụng đúng cách, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc với hàm lượng vượt quá mức cho phép có thể gây ảnh hưởng tới con người, môi trường, vật nuôi, làm ô nhiễm nguồn nước và các động vật thủy sinh.

Cụ thể, các thuốc nhóm gốc Pyrethroids nói chung có thể gây ngộ độc cấp tính nếu con người hít vào một lượng thuốc lớn (từ 30ml trở lên) trong thời gian dài. Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch gây co thắt cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương và giảm tri giác, gây đỏ, ngứa, tụt huyết áp..

Cách xử lý khi ngộ độc thuốc phun muỗi

Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành Y tế về sử dụng thuốc phun muỗi sốt xuất huyết, những ảnh hưởng đến sức khỏe rất hiếm xảy ra.

Một số trường hợp cơ địa nhạy cảm có thể có các biểu hiện như: đỏ mắt, buồn nôn, ho, sổ mũi, mẩn ngứa….cần được rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần. Nếu không đỡ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Trường hợp mắt bị dính thuốc phun muỗi nói riêng hoặc thuốc diệt côn trùng nói chung cần rửa với nước sạch nhiều lần trong vòng 15 – 20 phút. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không đỡ, khi khám mang theo mẫu sản phẩm.

Quần áo, giày dép dính thuốc diệt muỗi nên cởi bỏ và giặt sạch sẽ trước khi sử dụng lại.

Trong trường hợp nuốt phải thuốc phun muỗi, uống 1 – 2 ly nước và nhanh chóng mang theo nhãn sản phẩm đến cơ sở y tế gần nhất. Mức độ điều trị tuân thủ theo hướng dẫn của ngành Y tế.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Không có chủ trương thu t.iền phun thuốc diệt muỗi

Lợi dụng tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, mới đây, tại TP.Hồ Chí Minh đã có hai đối tượng giả danh nhân viên ngành Y tế đến một cơ sở kinh doanh tư nhân yêu cầu cơ sở này đóng t.iền để được phun thuốc diệt muỗi.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho biết, tình trạng giả danh nhân viên y tế vào phun thuốc và thu t.iền của người dân đã từng xảy ra nhiều năm trước ở Đồng Nai. Người dân cần lưu ý cảnh giác, ngành Y tế không có chủ trương thu t.iền phun thuốc diệt muỗi. Trước khi tổ chức phun hóa chất, chính quyền địa phương và trực tiếp là cán bộ ấp, khu phố đều có thông báo đến người dân. Khi tổ chức phun thuốc luôn có cán bộ ấp, khu phố, tổ dân cư và các lực lượng đoàn thể, công an ấp… trực tiếp dẫn đoàn.

* Đồng Nai đang tiến hành phun thuốc diệt lăng quăng diện rộng, hiện công tác này được triển khai theo quy trình thế nào, thưa ông ?

– Tại những khu vực tập trung nhiều ca bệnh, nhiều ổ dịch sốt xuất huyết, nơi có mật độ muỗi truyền bệnh cao và những khu vực có nguy cơ bùng phát dịch cao, ngành Y tế sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức ngay chiến dịch diệt lăng quăng kết hợp với phun hóa chất diện rộng để nhanh chóng khống chế dịch.

* Quy trình phun thuốc có thể tóm tắt các bước chính như sau:

Bước 1: Trước hết là xác định khu vực cần triển khai phun hóa chất diện rộng: Thông qua giám sát dịch bệnh, tức là việc theo dõi số ca mắc bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, điều tra ca bệnh và mật độ muỗi, lăng quăng tại cộng đồng, trên cơ sở đó xác định những khu vực đang bùng phát dịch hoặc có nguy cơ bùng phát dịch cao cần triển khai phun hóa chất diện rộng.

Bước 2: Ngành y tế xây dựng kế hoạch tổ chức phun hóa chất diện rộng (xác định rõ thời gian, địa điểm, kinh phí, các hoạt động và quan trọng nhất là xác định rõ trách nhiệm của ngành y tế và chính quyền địa phương trong việc tổ chức).

Bước 3: Tổ chức truyền thông và thông báo rộng rãi cho tất cả các cơ quan, đơn vị và người dân trong khu vực biết về kế hoạch phun hóa chất diện rộng. Đặc biệt là truyền thông cho người dân hiểu để phối hợp thực hiện các hoạt động trong thời gian triển khai như: tham gia diệt lăng quăng, mở cửa nhà…

Bước 4: Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng tại khu vực sẽ triển khai phun hóa chất.

Bước 5: Giám sát đ.ánh giá kết quả của công tác diệt lăng quăng.

Bước 6: Tổ chức phun hóa chất: Sau khi đ.ánh giá kết quả công tác diệt lăng quăng đạt yêu cầu sẽ tiến hành phun hóa chất.

Bước 7: Giám sát đ.ánh giá kết quả phun (mật độ muỗi truyền bệnh giảm).

Theo số liệu của Bộ Y tế, đến cuối tháng 7-2019, số ca mắc sốt xuất huyết trong cả nước đã tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Theo nhận định của Bộ Y tế và ý kiến của các chuyên gia, năm 2018-2019 là năm chu kì của bệnh, cùng với các điều kiện thời tiết nắng nóng, lượng mưa cao nên khả năng dịch bệnh sốt xuất huyết có thể tiếp tục bùng phát mạnh trong những tháng cuối năm 2019.

* Có phải nơi nào xuất hiện bệnh sốt xuất huyết thì sẽ được phun thuốc diệt muỗi?

– Việc xác định khu vực tổ chức phun hóa chất diện rộng được thực hiện như đã nêu ở trên, theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Như vậy, thông tin hoặc quan niệm cho rằng ở đâu có ca sốt xuất huyết sẽ được phun thuốc là không đúng.

Việc phun thuốc chỉ tiến hành ở những khu vực tập trung nhiều ca bệnh, nhiều ổ dịch sốt xuất huyết, nơi có mật độ muỗi truyền bệnh cao (khu vực đang bùng phát dịch) và những khu vực có nguy cơ bùng phát dịch cao theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các viện thuộc Bộ Y tế.

* Phun thuốc diệt muỗi không phải là cách duy nhất để phòng ngừa sốt xuất huyết, cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả nhất là gì, thưa ông?

– Việc phun thuốc diệt muỗi không phải là cách duy nhất để phòng ngừa sốt xuất huyết, đây chỉ là giải pháp mang tính cấp bách nhằm khống chế trong tình huống dịch đã bùng phát và ngăn chặn bùng phát dịch tại khu vực đang có nguy cơ cao bùng phát dịch.

– Cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả nhất là không để muỗi và lăng quăng phát triển bằng cách: mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị cần thực hiện việc diệt lăng quăng thường xuyên thông qua việc lật úp, đ.ập bể, dọn dẹp tất cả các vật phế thải có thể chứa nước, việc dọn dẹp vật phế thải chứa nước bao gồm cả xung quanh nhà, cơ quan, trường học, đặc biệt là các khu đất trống trong khu dân cư.

Nhân viên ngành Y tế phun hóa chất diệt muỗi tại KP.4, phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa)

Lưu ý đậy kín các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, dùng hóa chất hoặc cá 7 màu thả vào những dụng cụ chứa nước khác như: bình hoa, chậu cảnh, non bộ, thực hiện thay nước hằng tuần, khai thông các cống rãnh, không để các ổ nước đọng… Cần duy trì thường xuyên, ít nhất hằng tuần việc diệt lăng quăng nêu trên, không để tồn tại nơi muỗi đẻ trứng và lăng quăng phát triển thành muỗi. Phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, kể cả ban ngày, mặc áo dài tay; sử dụng nhang muỗi, bình xịt muỗi hoặc các phương tiện xua, diệt muỗi khác.

Xin cảm ơn ông!

Tại Đồng Nai, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 9 ngàn ca sốt xuất huyết, cao hơn 3 lần so với cùng kỳ. Đặc biệt từ tháng 7-2019, số ca mắc bệnh tăng nhanh ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu là những địa phương nằm trong vùng trọng điểm về sốt xuất huyết của cả nước. Ngoài yếu tố thời tiết trong khu vực được coi là thuận lợi nhất cho muỗi và lăng quăng phát triển, thì đây là khu vực có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh nhất cả nước. Vì vậy về môi trường và nhà ở công nhân không đảm bảo điều kiện vệ sinh; người lao động từ những khu vực không có bệnh sốt xuất huyết lưu hành nên không có miễn dịch đến sinh sống tại Đồng Nai; mật độ dân cư cao; ý thức phòng, chống dịch của cộng đồng chưa cao… tất cả đều là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển.

Kim Liễu (thực hiện)

Theo baodongnai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *