Một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong là do ngừng tim đột ngột, nhưng nguy cơ này có thể được giảm bớt khi có sự hỗ trợ của các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật ở Amsterdam đã so sánh tác dụng của các loại thuốc khác nhau đối với bệnh tiểu đường loại 2. Các loại thuốc thuộc nhóm sulfonylurea đã được phát hiện là làm giảm đáng kể nguy cơ ngừng tim, đặc biệt là khi so sánh với một loại thuốc tiểu đường phổ biến khác là metformin.
Theo thống kê, khoảng 20% trường hợp t.ử v.ong ở các nước phát triển có liên quan đến ngừng tim đột ngột. Ngừng tim thường xảy ra tại nhà, khi mà mọi người không nghĩ tới các vấn đề về tim. Chỉ trong vòng vài phút, người bệnh phát triển rối loạn nhịp tim, dẫn đến t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường như các chế phẩm sulfonylurea, đồng thời giảm nguy cơ t.ử v.ong do ngừng tim. Do vậy, người bệnh tiểu đường không tự ý thay đổi thuốc hoặc ngừng thuốc theo bất kỳ cách nào mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
Bác sỹ BVĐK TP Hà Tĩnh: Coi chừng hạ kali m.áu có thể gây ngừng tim, tử vong!
Bác sỹ Nguyễn Viết Cường – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh) nhấn mạnh: hạ kali m.áu là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim khiến người bệnh t.ử v.ong.
Bệnh nhân Th. được đưa vào cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, yếu đều tay, chân.
Vào cuối tháng 2/2021, Bệnh viện đa khoa TP Hà Tĩnh (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân Lê Văn Th. (huyện Cẩm Xuyên) vào viện với dấu hiệu mệt mỏi, yếu đều tay chân hai bên, bệnh nhân không tự đi lại được, cơ lực tay chân hai bên là 1/5.
Bệnh nhân được đưa vào Khoa Hồi sức cấp cứu, sau khi thăm khám và các cận lâm sàng cần thiết đã cho kết quả xét nghiệm điện giải đồ kali m.áu rất thấp, chỉ 1,57mmol/l (bình thường kali trong m.áu từ 3,5 – 5,2mmol/l).
Xác định bệnh nhân bị hạ kali m.áu mức độ nặng nên các bác sỹ Khoa Hồi sức cấp cứu đã nhanh chóng lập đường truyền tĩnh mạch, đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm, bù kali, bù dịch hồi sức tích cực.
Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân Th. đã hồi phục hoàn toàn, cơ lực tay chân 2 bên đều 5/5, chỉ số kali m.áu sau điều trị là 3,51mmol/l, bệnh nhân tự đi lại và sinh hoạt bình thường.
Sau 4 ngày điều trị tại BVĐK TP Hà Tĩnh, bệnh nhân Th. đã hồi phục, chỉ số kali m.áu đã trở lại bình thường.
Qua tìm hiểu, được biết t.iền sử gia đình bệnh nhân Th. từng có người từng bị bệnh hạ kali m.áu.
Bệnh nhân Th. là một trong nhiều trường hợp bị hạ kali m.áu vào điều trị tại BVĐK TP Hà Tĩnh và nhiều cơ sở y tế khác trên địa bàn toàn tỉnh. Theo bác sỹ Nguyễn Viết Cường – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (BVĐK TP Hà Tĩnh), thời gian qua, khoa tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân bị hạ kali m.áu nhưng với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Kali là một cation chủ lực trong các chất điện giải của tế bào, giúp cho sự co bóp của cơ vân và cơ trơn được dễ dàng, bao gồm cả sự co bóp của cơ tim. Kali đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh, thăng bằng kiềm toan, hoạt động của các enzym và chức năng của màng tế bào. Hạ kali m.áu là tình trạng nồng độ kali m.áu thấp hơn so với mức bình thường là 3,5 mmol/l. Nếu kali m.áu hạ xuống thấp dưới 2,5 mmol/l có thể đe dọa tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Hạ kali m.áu gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh (Ảnh: Vinmec).
Theo bác sỹ Cường, tình trạng hạ kali m.áu thường dễ xảy ra đối với những người có các bệnh lý về tiểu đường, thận, những người có biểu hiện nôn nhiều gây mất nước điện giải. Ngoài ra, hạ kali m.áu còn có yếu tố di truyền nếu khi trong gia đình từng có người bị hạ kali m.áu.
Các chuyên gia y tế cho biết, hạ kali m.áu có thể gây ra biến chứng nhịp tim chậm, giảm sức bóp cơ tim hoặc nhịp nhanh xoắn đỉnh, là một trong những nguyên nhân rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim. Cấp cứu ngừng tuần hoàn những bệnh nhân này nếu không phát hiện hạ kali m.áu sẽ dẫn tới suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, thậm chí liệt tứ chi.
Bác sỹ Cường khuyến cáo: khi có các dấu hiệu mệt mỏi, chuột rút hoặc yếu chân tay nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám tư vấn và điều trị kịp thời. Đồng thời, để phòng tránh hiệu quả tình trạng hạ kali m.áu, người bệnh cần tránh các hoạt động thể chất nặng và kéo dài. Luôn dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ cũng như có chế độ dự phòng và theo dõi kali m.áu khi điều trị các thuốc này. Đặc biệt, cần chú ý có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý.