Ho là một phản ứng tự nhiên khi có sự cố xảy ra trong quá trình này. Đó là cách cơ thể ngăn chặn các phần tử lạ như vi khuẩn, thức ăn và axit dịch vị xâm nhập vào phổi.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình thường xuyên bị ho sau khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn chứ không phải là phản xạ tự nhiên. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Đối với những người bị GERD, axit có thể trào ngược từ dạ dày, lên thực quản và tràn vào khí quản, gây ra ho. Ợ nóng (cảm giác axit trào ngược lên ngực), đau họng và khàn giọng cũng là những triệu chứng phổ biến của GERD.
Nếu thường xuyên bị ho sau khi ăn, bạn có thể muốn đến gặp bác sĩ của mình
Trong khi ho sau khi ăn có thể là dấu hiệu của GERD – hoặc trong một số trường hợp là chứng khó nuốt – song đây không phải lúc nào cũng là nguyên nhân chính gây lo ngại. Một số thành phần trong thực phẩm có thể kích thích trung khu ho, tạo ra phản xạ ho.
Không có gì ngạc nhiên khi thức ăn cay là một trong những thủ phạm phổ biến nhất, vì thành phần capsaicin. Thực phẩm giàu axit citric (như chanh và chanh tây), cũng như axit axetic (có trong giấm hoặc dưa chua), cũng đã được chứng minh là có tác dụng kích thích trung khu ho.
Mặc dù việc từ bỏ những món ăn yêu thích không bao giờ là thú vị, nhưng chú ý đến chế độ ăn uống có thể giúp loại bỏ những cơn ho sau khi ăn. Ngoài ra, ăn chậm, ngồi thẳng trong khi ăn và uống từng ngụm nước nhỏ giữa mỗi miếng đều có thể làm giảm khả năng bị ho. Nếu bạn đã thử những cách này hoặc lo ngại rằng cơn ho có thể có nguyên nhân nghiêm trọng hơn, thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Những dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn cần nắm vững
Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm, loét dạ dày, ung thư,.. Do vậy, cần nắm vững những dấu hiệu của trào ngược dạ dày để sớm có phương án chữa trị.
Những dấu hiệu trào ngược dạ dày. Ảnh: On Track Diabetes
Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc. Nhưng quan trọng nhất, người bệnh cần sớm phát hiện ra bệnh để quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn.
Dưới đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày:
Ợ nóng, ợ chua
Các thành phần của dịch dạ dày trào ngược lên thực quản khiến bệnh nhân ợ nóng, ợ chua. Ợ nóng thường tăng lên sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc ưỡn người về phía trước, nhất là vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn
Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược vào trong khoang miệng làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ.
Đau tức ngực thượng vị
Trào ngược dạ dày không chỉ làm cho axit mà đôi khi cả thức ăn bị tràn lên thực quản, làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực và khó chịu. Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, đau thắt ở ngực và xuyên ra sau lưng, cánh tay.
Khó nuốt
Sự tiếp xúc thường xuyên giữa thực quản và axit dạ dày làm niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy, thu hẹp đường kính thực quản. Do đó, đường ống dẫn thức ăn sẽ trở nên hẹp hơn làm người bệnh có cảm giác nuốt khó, vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng, kho nói, và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản. Hiện tượng này là do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Đắng miệng
Trào ngược dạ dày làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.