Sau khi khám cho bệnh nhi, bác sĩ giải đáp Tiểu Lộ không thiếu hụt nguyên tố vi lượng, nhưng gặp vấn đề nghiêm trọng về tư thế đi bộ.
Tiểu Lộ khi còn nhỏ là một c.ô b.é đáng yêu và có thói quen đi bằng mũi chân. Mẹ của bé cho rằng khi bé lớn lên sẽ đi bình thường như những đ.ứa t.rẻ khác. Khi bé 5 t.uổi thì thói quen này vẫn không thay đổi. Chị chắc mẩm bé thiếu nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể nên đã đưa bé đến bệnh viện khám.
Sau khi khám cho bệnh nhi, bác sĩ giải đáp Tiểu Lộ không thiếu hụt nguyên tố vi lượng, nhưng gặp vấn đề nghiêm trọng về tư thế đi bộ. Trong trường hợp này, nguyên nhân thường gặp là: trong quá trình tập đi, người lớn thường đỡ hai tay của bé khiến bé đi bằng mũi chân, hoặc mẹ chọn giày không phù hợp cho bé.
Người mẹ sợ hãi hỏi bác sĩ: “Cho bé mang giày cũ của người khác, có tác động xấu đến chân của bé đúng không?”. Sau khi bác sĩ xác nhận câu trả lời, người mẹ cảm thấy hối hận khi nhớ lại từ khi cho bé mang giày cũ của người khác, bé bắt đầu có thói quen đi bằng mũi chân để giữ giày không tuột ra.
Thật không ngờ, chỉ vì ham tận dụng giày cũ và thuận tiện nên chị đã vô tình khiến con bị tật về chân (Ảnh minh họa).
Từ trước đến nay, mẹ của bé Tiểu Lộ chi tiêu rất tiết kiệm. Khi thấy hàng xóm có đôi giày cũ, chị đã hỏi xin mang về cho bé Tiểu Lộ tập đi. Chị nghĩ trẻ con lớn nhanh, thường chạy nhảy nên chẳng mấy chốc đôi giày sẽ hư, nếu mua giày mới sẽ lãng phí. Thật không ngờ, chỉ vì ham tận dụng giày cũ và thuận tiện nên chị đã vô tình khiến con bị dị tật ở chân, nhưng thật may là trường hợp của Tiểu Lộ không quá muộn để điều trị.
Không nên cho trẻ mang giày cũ của người khác
Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý tận dụng giày cũ của người khác cho con mang, hoặc bé lớn mang giày chật sẽ để lại cho bé sau mang để tránh lãng phí. Cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Giày cũ khác với áo quần cũ, đừng cho rằng chỉ cần giày không chật thì cho con mang cũng không sao. Giày cũ mang không quen, không thoải mái chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng nếu hình thành thói quen và tư thế đi sai sẽ ảnh hưởng lớn cuộc đời của trẻ.
Cho trẻ mang giày cũ ảnh hưởng đến như thế nào?
1. Bàn chân và chiều dài của giày ảnh hưởng tới vị trí đi bộ
Bác sĩ Chu Trí, khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Zhengzhou Central Hospital, cảnh báo các bậc phụ huynh: “ Xương khớp bàn chân của trẻ nhỏ rất mềm, mang một đôi giày không phù hợp sẽ khiến đôi chân của bé bị dị tật”.
Hình dạng bàn chân và tư thế đi bộ của mỗi bé khác nhau, do đó điểm nhấn bàn chân có sự khác biệt khiến độ mài mòn của giày khác nhau. Những đôi giày cũ đều lưu lại dấu chân của chủ cũ. Khi xương khớp bàn chân của bé chưa phát triển ổn định, nếu phải mang đôi giày mòn đế hoặc điểm nhấn gót chân khác sẽ khiến bé ảnh hưởng vô thức bởi tư thế đi bộ của chủ cũ. Bé sẽ phải sử dụng bàn chân và ngón chân để thích ứng với một đôi giày cũ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
2. Mức độ bào mòn của giày ảnh hưởng đến sự phát triển bàn chân
Khi bé mang đôi giày bị bào mòn ở mũi giày, đế giày hoặc gót chân, ngoài việc ảnh hưởng đến tư thế đi bộ còn tác động xấu đến độ cong của bàn chân và sự phát triển xương khớp ở cổ chân.
Chẳng hạn trường hợp của bé Tiểu Lộ 5 t.uổi, bé có thói quen đi bằng mũi chân do đôi giày cũ mẹ mang về cho bé bị bào mòn ở phần mũi chân. Độ dốc ở phần mũi chân khiến bé phải tập thích ứng với đôi giày trong tư thế đi bằng mũi chân để giữ thăng bằng.
Xương khớp bàn chân của trẻ nhỏ rất mềm, mang một đôi giày không phù hợp sẽ khiến đôi chân của bé bị dị tật (Ảnh minh họa).
3. Không thoải mái
Mang giày cũ không đơn giản như mặc áo quần cũ, áo quần cũ chỉ cần bạn giặt sạch là mặc được. Giày cũ thường lưu lại mùi mồ hôi chân và nấm mốc sản sinh trong thời gian dài không sử dụng. Hơn nữa với độ bào mòn và thay đổi hình dạng của đôi giày cũ sẽ khiến bé không thoải mái khi mang vào chân.
Nếu đó là đôi giày của người khác nhưng chưa từng sử dụng thì có thể chấp nhận được. Còn với đôi giày đã cũ mòn thì tốt nhất mẹ không nên cho các con trong nhà thay phiên nhau mang, cũng đừng tặng người khác kẻo gây hệ lụy xấu cho người nhận.
Một số loại giày dép không nên cho trẻ dùng
Ngoài giày cũ, có một số loại giày mẹ không nên mang cho trẻ:
Dép xỏ ngón
Trẻ dưới 3 t.uổi không nên mang dép xỏ ngón. Độ t.uổi này trẻ hiếu động, dễ ngã hoặc đá vào đồ vật dẫn đến thương tích ngón chân.
Bên cạnh đó, nẹ nên mua cho bé giày dép có quai hậu nhằm giảm tình trạng tuột giày khi bé chạy nhảy, đây cũng là cách ngăn chặn gót chân và mắt cá chân của bé bị tổn thương.
Những đôi giày phát sáng hoặc âm thanh cũng tránh cho bé mang, bởi bé có thể cố ý nhấn mạnh gót chân trên sàn để đôi giày phát ra ánh sáng, âm thanh (Ảnh minh họa).
Đôi giày trang trí quá nhiều
Trên giày đính nhiều hạt cườm trang trí sẽ khiến bé tưởng nhầm là đồ ăn và nuốt vào miệng, ngoài ra giày trang trí nhiều sẽ tăng nguy cơ trầy xước da khi bé di chuyển.
Những đôi giày phát sáng hoặc âm thanh cũng tránh cho bé mang, bởi bé có thể cố ý nhấn mạnh gót chân trên sàn để đôi giày phát ra ánh sáng, âm thanh. Theo thời gian điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tư thế đi bộ của bé. Ngoài ra, ánh sáng và âm thanh của đôi giày có thể ảnh hưởng xấu đến thị giác và thính giác của bé.
Giày cao gót
Theo quy định kĩ thuật giày an toàn cho t.rẻ e.m, giày của bé không nên cao quá 25mm. Trẻ đi giày cao gót sẽ gây tổn thương khớp mắt cá chân, dẫn đến bàn chân phẳng, tăng áp lực lên xương chậu của bé.
Theo Helino
Đang chập chững tập đi, b.é t.rai 14 tháng t.uổi bị ngã và cây bút chì xuyên thẳng vào vòm miệng
Các bác sĩ cho biết cậu bé đang chập chững tập đi này có thể bị mù vì cây bút chì đè lên các dây thần kinh thị giác, nhưng may mắn là nó đã bị gãy ở hốc mắt.
Thomas, 14 tháng t.uổi, mới chập chững tập đi đã bị ngã và một cây bút chì đ.âm sâu vào trong vòm miệng cậu bé. Bri Skrypinki, mẹ của bé đến từ Jacobs Well, Úc, đã nhanh chóng chạy đến ngay khi nghe con mình hét lên và cô thấy miệng Thomas đầy m.áu.
Bối rối, Bri không biết phải làm thế nào để giúp con trai mình khi cây bút chì bị kẹt quá sâu nên cô đã gọi ngay xe cấp cứu của Dịch vụ xe cứu thương Queensland. Cô kể: “Cậu con trai 14 tháng t.uổi của tôi đã ngã. Lúc đó, có một cây bút chì trong miệng con. Nó đã chui thẳng vào vòm miệng của Thomas và chúng tôi không thể lấy nó ra được. Nó đã bị kẹt. M.áu c.hảy rất nhiều. Chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi không thể cầm m.áu được”.
Cây bút chì đ.âm sâu vào trong vòm miệng khi Thomas bị ngã.
Cô tiếp tục mô tả tình trạng của Thomas lúc đó: “Thằng bé hoàn toàn tỉnh táo nhưng có m.áu c.hảy ra từ mũi. Mặt Thomas bắt đầu tím”.
Trong lúc nguy cấp, Bri chẳng còn cách nào khác ngoài hát bài Twinkle Twinkle Little Star để an ủi con trai trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của các nhân viên y tế để di chuyển đến bệnh viện. “Tôi đã kể cho các bác sĩ nghe chúng tôi đã làm những gì cho đến khi chúng tôi nghe thấy tiếng còi xe cứu thương tuyệt vời đó. Bạn không thực sự muốn nghe, nhưng nó giống như một phép màu”, Bri nhớ lại.
Thomas đã phải ở trong phòng phẫu thuật 2 giờ và nằm viện 5 ngày để theo dõi và điều trị.
Thomas có thể bị mù vì cây bút đè lên các dây thần kinh thị giác nhưng may mắn là nó đã bị gãy ở hốc mắt.
Thomas nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện bằng xe cứu thương và được chuyển đến ngay vào phòng phẫu thuật. Các bác sĩ cho biết cậu bé có thể bị mù vì cây bút đè lên các dây thần kinh thị giác nhưng may mắn là nó đã bị gãy ở hốc mắt và còn may mắn hơn nữa là cây bút chì chưa đ.âm tới não.
Sau cuộc phẫu thuật kéo dài hai giờ và năm ngày nằm viện, Thomas đã được xuất viện.
Sau gần 3 năm điều trị, tuy vẫn còn phải đeo kính để hỗ trợ tổn thương các cơ quanh mắt, nhưng cậu bé đã hồi phục hoàn toàn.
Câu chuyện này đã xảy ra gần 3 năm, nhưng gia đình Bri vẫn biết ơn các bác sĩ đã cứu Thomas. Hôm thứ 3 vừa rồi, Thomas cùng cha của mình, Rob, đã đến thăm Dịch vụ xe cứu thương Queensland để cám ơn Adrianna Barnes và Clint Peters – hai nhân viên y tế đã hỗ trợ họ trong thời gian đó.
Hiện tại, tuy vẫn còn phải đeo kính để hỗ trợ tổn thương các cơ quanh mắt, nhưng cậu bé đã hồi phục hoàn toàn.
Những vật thể sắc nhọn luôn là một trong những tác nhân gây tai nạn phổ biến ở trẻ. Cách đây 1 năm, 1 b.é g.ái 4 t.uổi ở Long An trong khi cầm bút bi chạy chơi đã bị cây bút đ.âm x.uyên thấu ngực. Ngoài ra, còn có những vụ tai nạn trẻ nhỏ liên quan đến cầm bút, cầm đũa khi chơi. Vì vậy, các bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ cầm các vật thể nhọn khi vui chơi bởi đây là những đồ chơi không an toàn với trẻ nhỏ.
Theo Helino