Thường xuyên thức khuya lúc mang bầu, mẹ trẻ nghe tin sét đ.ánh ngang tai khi bác sĩ nói con bị suy dinh dưỡng nặng, phải mổ gấp

Nghe bác sĩ thông báo phải mổ bắt thai gấp ở tuần 35, chị Mỹ Nhân sốc vô cùng và không ngừng rơi nước mắt trước tin “sét đ.ánh” này.

Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng được bác sĩ dặn dò ăn uống đủ bữa, ngủ đủ giấc. Nếu các mẹ không cân bằng trong việc ăn uống, ngủ nghỉ sẽ không chỉ gây hại cho sức khỏe bản thân mà còn em bé trong bụng nữa. Điều này cũng đã xảy đến với chị Trương Mỹ Nhân, 26 t.uổi (sống tại Vũng Tàu). Khi mang thai ở tuần 35, bác sĩ đã chẩn đoán em bé trong bụng chị bị suy dinh dưỡng nặng và phải mổ gấp, điều này khiến bà mẹ trẻ sốc vô cùng.

Theo chị Nhân chia sẻ, nguyên nhân khiến con trai chị bị suy dinh dưỡng là trong thời gian mang thai chị thức đêm khá nhiều, lại bị ốm nghén nặng, ăn gì cũng nôn hết nên con không hấp thụ được chất: “Do tính chất công việc mình đi làm về khá trễ, lại bầu bì nên khó ngủ, toàn 2 -3h đêm mới ngủ. Chồng mình hay đi trực đêm nhiều, nhiều khi mình ở nhà một mình nên không ngủ được, bạn nào bầu bì sẽ hiểu cảm giác hay cô đơn tủi thân. Bé càng lớn càng khó ngủ do đau lưng, khó thở. Lúc 5, 6 tháng mình vẫn nghén nhẹ, ăn uống không đúng bữa, cứ ăn vào là nôn ra hết”.

Những hình ảnh của con trai chị Nhân khi mới sinh.

Bà mẹ trẻ cũng cho hay khi đi khám ở viện tư nhân gần địa phương, các bác sĩ cũng đã cảnh báo chị có nguy cơ phải mổ bắt thai sớm. Để chắc chắn hơn, chị đã lên bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) kiểm tra và kết luận của bác sĩ khiến chị lặng người:

“Bác sĩ tư phát hiện thai trong bụng mình có vấn đề cũng theo dõi kĩ lắm, nhưng không phát hiện được bé bị nguy hiểm, chỉ nói có nguy cơ sẽ phải lấy bé ra. Mình thấy không ổn có lên bệnh viện Từ Dũ khám, các bác sĩ phát hiện thai có nhiều vấn đề nên bắt nhập viện theo dõi và thông báo bé không nuôi được trong bụng mẹ nữa.

Khi nghe bác sĩ bảo phải mổ gấp để lấy bé ra, chân tay mình rụng rời và khóc cho đến tận khi vào phòng mổ, mình sợ con sẽ bị làm sao. Lúc đó mình còn trên viện một mình, bác sĩ bắt kí giấy mổ và phòng trường hợp rủi ro nữa, mình càng cuống nên cứ khóc. May sao chồng mình lên kịp, vừa nhìn thấy chồng là vào phòng mổ luôn”.

Khi nghe bác sĩ thông báo phải mổ lấy thai gấp, chị Nhân đã rất sốc và khóc không ngừng.

Bé Minh Triết, con trai của chị Nhân chào đời nặng 1,5kg. Trộm vía bé không gặp vấn đề nghiêm trọng gì về sức khỏe, điều này khiến vợ chồng chị Nhân vui mừng khôn xiết: “Bé nhà mình bị suy dinh dưỡng nặng trong bụng mẹ, từ 1,7kg rút xuống còn 1,5kg, người bé như con mèo con vậy. Khi sinh ra phải nằm lồng kính thở oxi 3 ngày, nhưng trộm vía bé chịu uống sữa và khỏe mạnh lắm nên chỉ 3 ngày là được về phòng với mẹ. Đến ngày thứ 4 thì 2 mẹ con xuất viện. Thời gian đầu chăm con cũng có nhiều vấn đề, vì sinh non nên bé yếu quá không ti mẹ được, mình phải vắt sữa ra bình cho uống. Cực nhất là đêm con khóc liên tục đòi ti mẹ mà chưa ti được nên mình phải vắt sữa cho con uống khá mệt”.

Những hình ảnh phát triển của bé Minh Triết qua từng giai đoan.

Hiện tại con trai chị Nhân đã được hơn 6 tháng và nặng 5,2kg, trộm vía sức khỏe ngày càng tốt lên, khi đi khám bác sĩ cũng khen bé phát triển tốt và lanh lợi khiến chị càng mừng hơn. Bên cạnh đó bà mẹ 1 con cũng không quên chia sẻ với những mẹ bầu khác lời dặn dò của bác sĩ để tránh thai nhi bị suy dinh dưỡng trong thai kỳ:

Chị Mỹ Nhân bên con trai.

“Các bác sĩ ở Từ Dũ nhìn bụng mình là biết bé suy dinh dưỡng và biết mình thức khuya nữa. Họ có dặn nếu lỡ đứa đầu thì bé sau phải rút kinh nghiệm vì em bé phát triển về đêm. Mình còn nhớ mãi lời dặn của bác sĩ viện tư nhân chỗ mình là khi có bầu thì giấc ngủ về đêm rất quan trọng, trưa ngủ tầm 1 tiếng thôi. Tối phải cố gắng ngủ sớm lúc 9h, trễ lắm thì 10h”.

Theo Helino

Nguy cơ bệnh tật từ béo phì

Cuộc sống ngày một đủ đầy, thời gian vận động, vui chơi của mỗi người trở nên ít đi đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân.

Tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam tăng nhanh

Trong 5 năm tính từ 2010, tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam tăng 38%, chiếm 3,6% dân số. Số người béo phì ở nước ta tăng nhanh nhất Đông Nam Á.

Tỷ lệ người béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở Đông Nam Á, gây áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và chính phủ. Theo Fitch Solutions Macro Research, từ năm 2010 đến năm 2014, Việt Nam có tỷ lệ người béo phì (chỉ số khối cơ thể trên 25) tăng nhanh nhất khu vực với 38%. Xếp sau là Indonesia với mức tăng 33%.

Nếu tính trên tổng dân số, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam vẫn ở mức thấp là 3,6%, kém xa Malaysia với 13,3% và Indonesia 5,7%.

Còn theo kết quả điều tra thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam từ 25- 64 t.uổi do Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố; theo đó, kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17,213 đối tượng t.uổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy: Tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI> 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ t.iền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%.

Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo t.uổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng (tỷ số vòng bụng/ vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo t.uổi trên cả nam và nữ. Mặt khác, có 20,9% đối tượng bị suy dinh dưỡng. Một số yếu tố liên quan đối với thừa cân/ béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu, bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) là 13,1% tăng theo t.uổi. Yếu tố liên quan đến HCCH ở cả khu vực nội và ngoại thành là hút t.huốc l.á, lạm dụng rượu, bia, ít vận động, phần trăm mỡ cơ thể cao và tiêu thụ nhiều thịt, dầu, mỡ.

Anh Phạm Quang Vinh, nhân viên môi giới bất động sản chia sẻ: “Ngày mới ra trường tôi chỉ khoảng 50kg, thế nhưng hơn 1 năm đi làm cân nặng của tôi lên đến 75kg và giờ gần 80kg. Nhiều khi cũng buồn và cảm giác thấy sức khỏe của mình không tốt như hồi gầy. Mới 27 t.uổi, chưa vợ con mà nhìn đã tã lắm rồi, chạy bộ hay leo cầu thang cũng thở dốc.

Vừa rồi kiểm tra sức khỏe thì m.áu, gan nhiễm mỡ nghĩ mà phát chán. Chục năm nữa chắc tôi cả đống bệnh. Giờ đây theo chỉ định của bác sĩ, hằng ngày tôi phải tập thể dục ít nhất 30 phút hoặc đi bộ hàng kilomet”.

Cũng trong tình trạng tương tự, anh Trần Văn Chiến (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Cái “bụng bia” này mới có thôi. Một phần do công việc của tôi đặc thù hay ăn nhậu với khách, phần còn lại chắc do ít vận động, cả ngày ngồi văn phòng”.

Ảnh minh họa

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật

Theo các chuyên gia y tế, người có vòng bụng càng to càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Thống kê của các tổ chức y tế cho thấy, bệnh lý béo phì đang có chiều hướng gia tăng khắp nơi trên thế giới, nhất là ở phương Tây và các nước đang phát triển. Ước tính đến năm 2025, thế giới có khoảng 18% nam giới và 21% nữ giới béo phì.

Tùy theo mức độ và thời gian tăng cân, béo phì có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đẩy của nhiều bệnh đồng mắc như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan, giảm chức năng hô hấp, giảm khả năng sinh sản, rối loạn tâm lý và nguy cơ ung thư,… Sự tích mỡ ở bụng và dưới da quanh bụng khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.

Nguyên nhân được cho là trực tiếp gây bệnh béo phì như yếu tố môi trường, lối sống, ít hoạt động thể lực và thói quen ăn uống ít chất xơ, nhiều chất béo bão hòa… Ngoài ra, các yếu tố bệnh lý, tâm lý, di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây nên béo phì.

Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tiêu chuẩn giới hạn BMI dành cho người châu Á, có cân nặng hợp lý, thể trạng khỏe mạnh trong khoảng từ 18,5 – 22,9 kg/m2. Chỉ số BMI được xem là thừa cân cần phải can thiệp khi 23,0 kg/m2 và béo phì khi BMI 25,0 kg/m2. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu và đái tháo đường tuýp 2, cùng với nhiều bệnh lý khác như bệnh gan nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ và viêm khớp.

Người bệnh béo phì muốn cải thiện tình trạng phải bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, thực hiện hành vi ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực.

Chế độ ăn của người béo phì

Chế độ ăn phải tuân theo nguyên tắc giảm năng lượng nhưng không dưới 800 kcal/ngày; phân bố bữa ăn thích hợp, không nên ăn vào buổi tối, hạn chế thịt mỡ, chất béo bão hòa, glucid hấp thu nhanh (các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga), muối 6g/ngày. Mọi người cần uống đủ nước, từ 1,5 – 2 lít/ngày.

Để vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein ít lipid như: Thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, pho mai gầy, trứng, đậu đỗ. Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Ưu tiên ăn các món luộc, hấp, nướng ít dầu mỡ. Nên uống sữa dành cho người thừa cân béo phì hoặc sữa tách béo không đường, sữa giàu canxi, sữa chua ít hoặc không đường… Mỗi ngày từ 1-2 ly.

Sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ. Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không bỏ bữa, không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Buổi tối không ăn sau 20h.

Ăn rau xanh và quả chín 500g/ngày, nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn salad. Tăng cường ăn rau, củ, trái cây ít ngọt như củ sắn, táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long… Nên ăn ít tinh bột. Nếu cảm thấy đói, bạn có thể ăn nhóm này bù vào hoặc các loại thực phẩm ít năng lượng nhưng giúp bạn no như cuốn bánh tráng với cá hấp nhiều rau, gỏi cuốn, bò bía…

Cung cấp đủ vitamin và muối khoáng: Những khẩu phần ăn dưới 1.200Kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, vitamin E… Nên uống thêm viên đa vitamin và khoáng chất hàng ngày. Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn muôi, chỉ dưới 6g/ngày, nếu có tăng huyết áp thì chỉ 2-4g/ngày. Những thực phẩm nhiều chất béo cần tránh ăn.

Phương pháp thay thế bữa ăn bằng uống: Khác với chế độ ăn rất thấp năng lượng là chỉ có 1 hoặc 2 bữa ăn được thay thế bằng dạng uống chứ không phải là toàn bộ khẩu phần ăn.

Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý, bạn cũng nên duy trì việc luyện tập thể thao ít nhất 30phút/ngày với các loại hình như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu, đạp xe… Với 1kg chất béo của cơ thể cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặc đi bộ nhanh 100km. Nếu bạn đi bộ được 2,5km (tức là mất 20 – 30p đi bộ) 1 ngày và thực hiện đều đặn như vậy trong 5 ngày/tuần thì bạn sẽ giảm được khoảng 6,5kg chất béo trong vòng 1 năm với điều kiện không ăn thừa năng lượng.

Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya. Ngoài ra, bạn cần theo dõi cân nặng hàng tuần và khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 – 6 tháng.

Anh Tuấn

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *