Chuyên gia khuyến cáo bệnh thủy đậu đang vào mùa, triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh mùa nắng nóng.
Bệnh nhi NTT (5 t.uổi, ngụ tỉnh Long An) nhập BV Nhi đồng Thành phố vì bị té chấn thương đầu và phần mềm, được điều trị bảo tồn. Sau đó bệnh nhi xuất hiện dấu hiệu bệnh thủy đậu như sốt, nổi bóng nước ở mặt – bụng, ngứa.
Có ca nặng, phải truyền tĩnh mạch
Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, có thể bệnh nhi ủ bệnh từ lúc đi học, tiếp xúc bên ngoài (thông thường thời gian ủ bệnh của thủy đậu từ 2-3 tuần).
Vì bệnh nhi đang theo dõi chấn thương sọ não, tổn thương phần mềm, nguy cơ n.hiễm t.rùng cao, lại bị thủy đậu nên tình trạng nặng hơn. Bệnh nhi được điều trị tích cực bằng thuốc đặc hiệu, truyền tĩnh mạch, bôi vết thương, điều trị kháng sinh. Sau gần ba tuần, sức khỏe bệnh nhi ổn định, đã xuất viện.
BS CKII Nguyễn Minh Tiến thăm khám cho bệnh nhi mắc thủy đậu. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Một bệnh nhi khác chỉ mới 31 ngày t.uổi (ngụ Đồng Tháp) mắc thủy đậu nặng, phải nhập BV Nhi đồng 1 trong tình trạng sốt, ho, thở mệt, nổi bóng nước toàn thân.
BS chẩn đoán bệnh nhi bị thủy đậu, điều trị bằng kháng sinh chống bội nhiễm, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, nằm phòng cách ly để tránh lây lan. Sau 8 ngày điều trị, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, nếu tiến triển tốt sẽ sớm xuất viện.
Ca mắc thủy đậu tăng so với đầu năm
BS Tiến cho biết, trong gần 3 tháng đầu năm 2024, BV Nhi đồng Thành phố tiếp nhận khám, điều trị cho 112 ca thủy đậu, trong đó 9 ca nặng phải điều trị nội trú. Số ca thủy đậu bắt đầu nhiều từ tháng 3, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận 5-6 ca, đa số ở thể nhẹ do đã tiêm ngừa.
“Tình hình tiếp nhận, điều trị bệnh thủy đậu tại BV không tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, hiện đang là thời điểm bệnh thủy đậu vào mùa (từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm), kèm theo những bệnh truyền nhiễm mùa nắng nóng nên phụ huynh phải hết sức lưu ý” – BS Tiến nói.
Một bệnh nhi đang được điều trị thủy đậu tại BV Nhi đồng 1. (Ảnh minh họa: HOÀNG LAN)
Tại khoa Nhiễm – Thần kinh (BV Nhi đồng 1) đang điều trị nội trú hai ca thủy đậu nặng, biến chứng. Mỗi ngày, ngoại trú tiếp nhận 2-3 ca tái khám.
BS CKII Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, cho biết một tháng qua khoa tiếp nhận điều trị gần 20 ca thủy đậu, có tăng so với những tháng đầu năm. Trong đó đa số trẻ còn nhỏ, chưa được tiêm ngừa, bị lây từ người nhà.
Theo BS Quy, trẻ còn quá nhỏ khi mắc thủy đậu sẽ nguy hiểm hơn trẻ lớn vì dễ biến chứng hơn. Các biến chứng có thể gặp như n.hiễm t.rùng da, n.hiễm t.rùng m.áu, tổn thương đa cơ quan, viêm phổi nhiều hơn… kéo dài thời gian điều trị, tốn kém chi phí.
Đối với trẻ có bệnh nền, suy dinh dưỡng, khi mắc thủy đậu sẽ tiến triển nặng hơn so với trẻ bình thường vì hệ miễn dịch kém hơn.
Dễ nhầm với bệnh mùa nắng
Theo BS Tiến, ở trẻ nhỏ, bệnh thủy đậu thường biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, chán ăn (giống triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp) nên đôi khi bị nhầm lẫn bệnh về đường hô hấp. Sau đó trẻ bắt đầu nổi hồng ban nhỏ, dần thành mụn nước, mọc ở vùng phân bố thần kinh (mặt, ngực, bụng, lưng) gây đau, ngứa.
Trẻ lớn khi mắc thủy đậu có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, nhức mình, chán ăn (như triệu chứng nhiễm siêu vi). Ở giai đoạn khởi phát, khi có bội nhiễm, trẻ sẽ sốt cao. Sau đó bắt đầu nổi mụn nước, hết lứa này đến lứa khác.
Tổn thương da sẽ phân bố theo hệ thống dây thần kinh, gây đau và ngứa. Khi bệnh trở nặng sẽ gây biến chứng về n.hiễm t.rùng huyết, viêm não, viêm phổi, tổn thương niêm mạc đường tiết niệu,…
Bệnh thủy đậu có thể lây trước khi phát ban hai ngày, cho đến khi mụn nước thủy đậu khô, đóng mài. Nếu mụn nước chứa virus thủy đậu bị bể ra có thể dễ lây lan hơn.
“Hiện đã có vaccine phòng ngừa thủy đậu cho trẻ. Trẻ có thể tiêm ngừa mũi đầu tiên từ 9 đến 12 tháng t.uổi tùy theo loại vaccine. Nếu có điều kiện, nên tiêm mũi thứ 2 giúp tăng cường miễn dịch” – BS Tiến khuyến cáo.
BS Quy chia sẻ thêm, mùa nắng nóng, nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn dấu hiệu của thủy đậu với dị ứng da, rôm sảy. Tuy nhiên, rôm sảy nổi mẩn đỏ, còn thủy đậu nổi hồng ban, bóng nước.
“Nếu thấy trẻ sốt, nổi bóng nước nhiều hơn, không phải chỉ là các mẩn đỏ, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài tiêm ngừa cho t.rẻ e.m, người lớn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu để tránh mắc bệnh và lây lan cho trẻ” – BS Quy khuyến cáo.
Thời tiết giao mùa, số ca mắc bệnh thủy đậu gia tăng
Thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho virus gây bệnh thủy đậu phát triển, lây lan.
Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh và tránh nguy cơ biến chứng hiệu quả nhất.
Bệnh thủy đậu “vào mùa”
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 44 ca mắc thủy đậu (tăng 21 ca so với tuần trước đó). Trong đó có một số huyện có nhiều bệnh nhân như Mê Linh (12 ca), Thanh Trì (8 ca) và Mỹ Đức (6 ca).
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 246 ca mắc thủy đậu (giảm 364 ca so với cùng kỳ năm 2023). Với thời tiết giao mùa như hiện nay, CDC Hà Nội dự báo, số ca mắc thủy đậu có thể gia tăng trong thời gian tới.
Thời gian gần đây, các bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc thủy đậu ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm khi bị biến chứng.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông khám cho bệnh nhi mắc bệnh thủy đậu. Ảnh BVCC
Tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã điều trị nội và ngoại trú cho gần 10 bệnh nhân mắc thủy đậu, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.
Bác sĩ Trần Thị Kim Anh – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, nhiều trường hợp bệnh tưởng nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm khi bị biến chứng, nhất là với những trường hợp chưa được tiêm vaccine, không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
Đặc biệt, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã điều trị cho bệnh nhi 9 tháng t.uổi mắc thủy đậu. Do chưa được tiêm phòng vaccine nên khi mắc, bệnh nhi bị biến chứng, dẫn tới viêm phổi, xuất hiện nhiều nốt phỏng thủy đậu trên người, mặt…
Hay tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, từ đầu năm đến nay đã điều trị nội trú cho 16 bệnh nhân mắc thủy đậu nặng và 58 ca điều trị ngoại trú, trong đó có cả người lớn và t.rẻ e.m.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, bệnh viện ghi nhận nhiều ca đến khám ngoại trú, một số ca ca phải nhập viện do biến chứng thủy đậu, số ca tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có nhiều ca bệnh nặng, biến chứng phổ biến nhất là bội nhiễm da. Hầu hết bệnh nhân nhập viện đều chưa tiêm phòng vaccine.
Tránh nguy cơ biến chứng
Hiện nay, cả nước xuất hiện nhiều ổ dịch thủy đậu với nhiều ca mắc, biến chứng và đã có ca t.ử v.ong. Trước đó, CDC Yên Bái ghi nhận người phụ nữ 42 t.uổi t.ử v.ong do mắc thủy đậu kèm biến chứng viêm phổi nặng, suy gan cấp.
Theo các bác sĩ, thủy đậu là bệnh do virus varicella zoster gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao hơn từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm. Bệnh có khả năng lây lan cao đối với người chưa từng mắc hoặc chưa từng tiêm vaccine.
Thời điểm này được xem là “mùa” của thủy đậu do virus gây bệnh sinh sôi và phát tán nhanh chóng khi độ ẩm trong không khí cao. Bệnh thường diễn biến lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị cẩn thận, người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não, n.hiễm t.rùng huyết…, thậm chí t.ử v.ong.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh thủy đậu, tránh nguy cơ biến chứng hiệu quả nhất.
Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Đinh Thị Uyên – Phụ trách Đơn nguyên tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông lưu ý, thủy đậu không chỉ là bệnh ngoài da để lại sẹo, mà có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tai ảnh hưởng đến thính lực…
Đáng nói, virus thủy đậu có thể tồn tại trong tế bào thần kinh nhiều năm và diễn tiến thành bệnh zona thần kinh gây đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh sau này. Khi phát bệnh zona thần kinh, người bệnh vẫn có thể tiếp tục lây virus cho người khác gây ra bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu đặc biệt nguy hiểm với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng; vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Cùng với đó, tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho t.rẻ e.m từ 9 tháng t.uổi để phòng bệnh, tránh lây lan. Người dân tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà, tránh bệnh tiến triển nặng.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Khi bị bệnh, bệnh nhân thường có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt phỏng nước (bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân).
Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7-10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho người xung quanh.