Bệnh u m.áu thường gặp ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ 1-3% và t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi từ 10 đến 20%. Thống kê cho thấy, tỉ lệ u m.áu ở b.é g.ái cao đến gấp 6 lần so với trẻ trai.
Chia sẻ tại hội nghị khoa học da liễu miền Nam năm 2019 với chủ đề “Kết nối chuyên ngành da liễu truyền thống và hiện đại”, do Bệnh viện Da liễu TPHCM đã tổ chức ngày 29/9, BS CKI Hoàng Văn Minh, Trưởng Trung tâm u m.áu, Phó Chủ nhiệm Bộ môn da liễu – Đại học Y Dược TPHCM cho biết, u m.áu là khối u được tạo thành bởi sự tăng sinh quá mức của tế bào nội mạc mạch m.áu. Tuy nhiên, khác với ung thư các tế bào này sẽ ngừng phát triển theo thời gian, do vậy đã là loại lành tính.
Theo bác sĩ Minh, về mặt dịch tễ học, 30% số trường hợp u m.áu xuất hiện ở tuần đầu tiên hoặc tuần thứ 4 sau khi sinh. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ 1 – 3% và trẻ dưới 1 t.uổi tỷ lệ là 10 – 20%. U m.áu ở vùng đầu cổ chiếm 60%, 25% xuất hiện ở thân và 15% ở chi. Đặc biệt, tỉ lệ t.rẻ e.m gái mắc u m.áu cao hơn đến 6 lần so với b.é t.rai.
U m.áu được xem là dạng bệnh lý khó điều trị, nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, ngoài phương pháp điều trị cổ điển, còn có thêm phương pháp điều trị hiện đại như Beta – blocker (toàn thân, tại chỗ), laser… Điều quan trọng là chọn biện pháp điều trị thích hợp, hạn chế những biến chứng do điều trị.
U m.áu là dạng bệnh lý khó điều trị, nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề
Ngoài các thông tin về bệnh lý u m.áu, hội nghị khoa học da liễu miền Nam năm 2019 còn có chia sẻ của các chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành da liễu đến từ trong và ngoài nước về chuyên đề liên quan đến thẩm mỹ da, sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá, hội chứng tóc bạc sớm, điều trị rám má, điều trị móng chọc thịt, những biểu hiện không thường gặp của bệnh phong…
Bên cạnh đó, còn có nhiều báo cáo có tính thực tiễn cao như liệu pháp miễn dịch tại chỗ cho mụn cóc khó trị, điều trị nám da không sử dụng liệu pháp laser, ánh sáng; định hướng quản lý toàn diện bệnh vảy nến trong tương lai…
PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, hội nghị là cơ hội để các bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành da liễu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường thế mạnh của chuyên ngành da liễu trong sự phát triển của y tế TPHCM giai đoạn mới.
Đông Quân
Theo phunuvietnam
Giữa lớp mù bao phủ như mùa thu: Người thành phố ra đường cần đeo 2 khẩu trang
Những ngày gần đây, TP.HCM xuất hiện lớp mù che nóc nhiều tòa nhà cao tầng và giảm tầm nhìn xa. Người dân ra đường còn thấy cay mắt và khó thở có cảm tưởng như đang “tận hưởng” mùa thu Hà Nội.
Thế nhưng, lớp mù này lại có hại và các chuyên gia khuyến cáo người dân ra đường cần đeo 2 khẩu trang y tế.
Độc Lập
Từ ngày 20.9, TP.HCM xuất hiện lớp mù ở khắp nơi. Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng cao nhưng lớp mù này vẫn không tan mà vẫn mờ ảo. Đến chiều, trời lại chuyển mưa nên bầu trời lại tiếp tục mờ mịt. Người dân quen gọi là “sương mù” vì thấy giảm tầm nhìn.
Vì sao xuất hiện lớp mù?
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, những ngày qua TP.HCM chìm trong một lớp mù là do Nam bộ chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nằm trên khu vực Nam Trung bộ. Dải hội tụ này gây mưa diện rộng, mưa bất kể thời điểm nào trong ngày.
Chính vì mưa nhiều làm trong không khí luôn có nhiều hơi nước tạo thành lớp mù giảm tầm nhìn. “Bình thường nhiệt độ sáng ở TP.HCM là khoảng 29 độ, nhưng những ngày này nhiệt độ sáng chỉ nằm ở mức 25 độ, mưa đêm, làm hơi nước ngưng tụ nhanh làm xuất hiện lớp mù, nhìn giống như mây ở tầng thấp. Sở dĩ không gọi là sương mù vì tầm nhìn xa vẫn trên 1km”, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ giải thích.
Lớp mù gây ảnh hưởng đến sức khỏe – Độc Lập
Tiến sĩ Trần Ngọc Đăng, Trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết thêm, TP.HCM đang chìm trong một lớp mù là do rừng trên đảo Sumatra và Borneo của Indonesia bị cháy, bụi theo gió lan sang đến Việt Nam. Do vậy, nồng độ bụi mịn trong không khí cao hơn so với bình thường. Theo dự báo, hai ngày nữa nồng độ bụi mịn trong không khí ở TP.HCM mới bắt đầu giảm dần.
Người dân ra đường cần đeo khẩu trang đúng cách
Theo TS Trần Ngọc Đăng, bụi mịn là những hạt bụi khi hít phải sẽ vào thẳng đường thở gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch. Những người nhạy cảm như phụ nữ có thai, t.rẻ e.m, những người bị bệnh phổi, tim mạch không nên ra đường, hạn chế tập thể dục, tham gia các hoạt động ở ngoài đường.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên ứng dụng Airvisual – Ảnh chụp màn hình
Người hít phải bụi này, trước mắt gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, nặng ngực. Về lâu dài gây ra các bệnh lí đường hô hấp ở t.rẻ e.m, gây giảm chức năng phổi, gây ra các đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay hen; một số nghiên cứu cho thấy khả năng sinh ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ngoài ra, những hạt bụi mịn này có thể xâm nhập vào m.áu gây ra một số bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các hạt bụi mịn này còn có thể xâm nhập qua nhau thai ảnh hưởng đến thai nhi.
TS Đăng cho rằng, theo các nghiên cứu khoa học thử nghiệm khả năng lọc bụi của một số loại khẩu trang phổ biến tại thị trường Việt Nam, khẩu trang vải và y tế chỉ lọc được 20-40%. Khẩu trang lọc tốt nhất>90% là AQ blue. Ngoài ra, người dân cũng có thể đeo khẩu trang N95 và N99. N95 là khẩu trang có khả năng lọc được 95% bụi, vi khuẩn. Hiện nay, thị trường đã có nhiều loại khẩu trang mới đáp ứng tiêu chuẩn N95 nhưng được chế thêm van thở một chiều nên khi sử dụng không bị ngộp thở.
Ngoài ra, nếu không có điều kiện để mua khẩu trang N95, N99, người dân có thể đeo 2 cái khẩu trang y tế hoặc lót một lớp khăn giấy ở bên trong khẩu trang y tế sẽ tăng độ lọc bụi mịn lên đến 90%. “Xin lưu ý chỉ lót một lớp khăn giấy là đủ, nếu lót nhiều lớp giấy hơn sẽ có tác dụng ngược”, TS Đăng nhấn mạnh.
Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai, người bị bệnh hô hấp, tim mạch hạn chế ra ngoài trong những ngày này – Độc Lập
Dự báo khoảng 2 ngày nữa nồng độ bụi mịn trong không khí ở TP.HCM mới bắt đầu giảm – Độc Lập
Theo Thanh niên