Tia cực tím khiến hệ vi sinh đường ruột người đa dạng hơn, làm tăng khả năng miễn dịch

Theo Frontiers in Microbiology, các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra rằng khi tia cực tím tác động lên da, thành phần của hệ vi khuẩn trong ruột người thay đổi. Nó trở nên đa dạng hơn, giúp cải thiện các đặc tính bảo vệ của cơ thể.

Bức xạ cực tím của mặt trời kích thích sản sinh vitamin D trong cơ thể, làm phong phú hệ vi sinh đường ruột và tăng khả năng miễn dịch – Ảnh: Depositphotos

Bức xạ cực tím của mặt trời kích thích sản sinh vitamin D trong cơ thể, làm tăng khả năng miễn dịch. Sự thiếu hụt ánh sáng mặt trời đối với cư dân của các thành phố lớn, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc, có thể gây ra bệnh vô căn (không có lý do rõ ràng) các bệnh viêm ruột, bệnh đa xơ cứng và các bệnh khác.

Các nhà khoa học Canada do giáo sư Bruce A. Vallance ở Đại học British Columbia hướng dẫn, đã quyết định kiểm tra xem liệu có mối quan hệ trực tiếp giữa cường độ bức xạ tia cực tím (UV), lượng vitamin D trong cơ thể và thành phần của hệ vi sinh đường ruột của người hay không.

Họ đã tiến hành một thử nghiệm vào mùa đông, khi mức độ bức xạ UV tự nhiên là tối thiểu. Một nhóm tình nguyện viên gồm 21 phụ nữ đã dành 3 tuần, mỗi tuần một phút chiếu tia UV trên toàn bộ cơ thể. 9 người trong số họ thường xuyên uống vitamin D trước khi nghiên cứu. Trước và sau khi nghiên cứu, thành phần của vi khuẩn đường ruột và nồng độ vitamin D trong m.áu đã được phân tích ở tất cả những người tham gia.

Kết quả, dưới tác động của tia cực tím ở những phụ nữ không dùng vitamin D, sự đa dạng của vi sinh vật tăng lên đáng kể.

Giáo sư Bruce A. Vallance cho biết, trước khi tiếp xúc với tia cực tím, những phụ nữ này có hệ vi sinh vật đường ruột ít đa dạng và kém cân bằng hơn so với những người thường xuyên bổ sung vitamin D.

Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím đã làm tăng độ bão hòa và tính đồng nhất của hệ vi sinh vật của họ ngang mức của những người dùng vitamin D, những người có thành phần hệ vi khuẩn không thay đổi đáng kể.

Sau khi chiếu tia cực tím, vi khuẩn thuộc họ Lachnospiraceae sinh sôi mạnh nhất. Đây là những vi khuẩn tạo ra axit butyric, giúp bảo vệ ruột khỏi ung thư ruột kết.

Công trình nghiên cứu này cho thấy rằng bức xạ cực tím làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột thông qua việc cơ thể tăng cường sản sinh vitamin D.

Kết quả là các nhà khoa học phát hiện ra một trục giao tiếp da-ruột trong cơ thể con người, xác nhận giả định về việc thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột biến động theo mùa, trùng khớp với sự biến động về nồng độ vitamin D trong m.áu.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Lên xuống bằng cầu thang bộ giúp duy trì sức khỏe và tăng t.uổi thọ

Theo các nhà khoa học Canađa, nếu bạn từ bỏ thang máy và liên tục sử dụng cầu thang bộ thì bạn có thể không cần đến phòng tập thể dục nữa.

Đi lên và đi xuống cầu thang là công cụ tiềm năng để cải thiện sức khỏe – Ảnh : Montreal Gazette

Theo Montreal Gazette, các nhà khoa học Canada đã quyết định tìm hiểu cần phải vượt qua bao nhiêu bậc thang để coi đó là một bài tập đầy đủ. Và theo họ, nếu mục tiêu là cải thiện sức khỏe, tăng t.uổi thọ và giảm nguy cơ t.ử v.ong thì việc thực hiện 2-4 chuyến đi thang bộ mỗi ngày là đủ.

Các nghiên cứu khác nhau cho biết leo lên và đi xuống cầu thang giúp cải thiện hệ tim mạch, thế cân bằng, huyết áp, chỉ số đường huyết, cholesterol và giúp giảm cân. Trái tim hoạt động đặc biệt tốt khi leo cầu thang (đi với cường độ cao). Đi xuống cầu thang có thể được coi là một bài tập luyện với cường độ vừa phải. Các nhà khoa học cho biết có thể tạo phong độ cho hệ tim mạch nếu bạn luyện tập từ 30 – 160 phút leo cầu thang mỗi tuần trong vòng 8 – 12 tuần.

Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều điều xảy ra khi sử dụng cầu thang, đặc biệt là so với nỗ lực đi thang máy hoặc thang cuốn. Hầu hết các cơ ở phần dưới cơ thể được tham gia cả khi đi lên lẫn khi đi xuống cầu thang. Các nhà khoa học ở Đại học McMaster đã thực hiện một thử nghiệm với 24 sinh viên. Tình nguyện viên cần hoàn thành một loạt bài tập leo bậc thang trong những đợt leo ngắn, cường độ cao (60 bậc, tức 3 đoạn cầu thang). Những sinh viên leo cầu thang nhanh nhất có thể 3 lần một ngày (mỗi lần cách nhau 1 – 4 giờ). Họ tiếp tục leo như vậy 3 ngày một tuần trong 6 tuần. Kết quả, điều này cho phép cải thiện hiệu suất hô hấp và nếu luôn luôn chọn đi cầu thang có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, thế cân bằng, dáng đi, huyết áp, glucose, cholesterol và giảm cân.

Như vậy, đi lên và đi xuống cầu thang là công cụ tiềm năng để cải thiện sức khỏe và mọi người nên biến việc leo cầu thang thành một lựa chọn tập luyện tuyệt vời như vậy khi khả năng giữ thế cân bằng và nhanh nhẹn của con người hiện đại đang bị xấu đi sau nhiều thập niên. Các nhà khoa học cho rằng kỹ năng đi lên xuống cầu thang nhanh chóng và tự tin đáng được bảo tồn.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *