Tiêm chủng để bảo vệ trẻ và cả cộng đồng

Tiêm chủng cho trẻ là biện pháp vô cùng quan trọng, giúp tăng cường sức đề kháng và chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiêm chủng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật – Trong ảnh: Chích ngừa cho trẻ tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: S.Mai

Mặc dù đã được khuyến cáo, thế nhưng thời gian gần đây vẫn có nhiều trẻ nhập viện điều trị do chưa được tiêm chủng.

* Trẻ nhập viện do không tiêm ngừa vaccine

Đang chăm sóc con bị thủy đậu tại Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, mẹ của bé T.K.L. (23 tháng t.uổi, ngụ xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) cho biết, do làm công nhân nên chị không có thời gian đưa con đi chích ngừa. Đến khi sắp xếp đưa con đi tiêm thì con lại bệnh, nên đến nay bé L. hơn 2 t.uổi vẫn chưa tiêm được thủy đậu.

Đối với các bệnh phòng ngừa được bằng vaccine thì cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng t.uổi và đủ liều là tốt nhất. Nếu trẻ đến t.uổi tiêm chủng không may bị bệnh, cha mẹ chờ đến khi trẻ hết bệnh thì đưa trẻ đi tiêm chủng.

Còn trường hợp của bé T.T.Đ. (gần 9 tháng t.uổi, ở phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) chuẩn bị đến ngày đi tiêm ngừa sởi thì lại mắc sởi phải nhập viện điều trị. Mẹ của bé cho hay, chị gái của bé cũng bị sởi nên lây sang cho em. Chị bị nhẹ nên ở nhà theo dõi, còn bé Đ. nặng hơn phải vào Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai nhập viện điều trị. “Còn mấy ngày nữa là bé Đ. được 9 tháng, tôi đã sắp xếp công việc để đưa con ra phường tiêm ngừa mũi sởi, không ngờ bé đã mắc sởi lây từ chị” – mẹ bé Đ. nói.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết, đa số trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi và thủy đậu do chưa tiêm ngừa hoặc chưa đến t.uổi tiêm đã phơi nhiễm rồi mắc bệnh. Có nhiều trẻ đã đến t.uổi để tiêm chủng nhưng cha mẹ lại quên, đến thời điểm đưa con đi chích thì trẻ sốt, ho nên làm gián đoạn việc chích ngừa của trẻ.

“Khi trẻ không được tiêm chủng, nếu mắc bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng, hệ miễn dịch của trẻ sẽ giảm và trẻ sẽ hay bị bệnh hơn. Do đó, đối với các bệnh phòng ngừa được bằng vaccine thì nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng t.uổi và đủ liều là tốt nhất. Nếu trẻ đến t.uổi tiêm chủng không may bị bệnh, phụ huynh chờ đến khi trẻ hết bệnh đưa trẻ đi tiêm để phòng ngừa các bệnh, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc” – bác sĩ Quyền khuyến cáo.

* Tiêm chủng để bảo vệ cả cộng đồng

Theo ThS-BS.Hồ Vĩnh Thắng, Phó trưởng khoa Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, nếu trẻ trong độ t.uổi tiêm chủng mà phụ huynh không đưa trẻ đi chích thì nguy cơ trẻ mắc bệnh rất cao. Khi số trẻ mắc bệnh tăng lên sẽ bùng phát thành dịch, làm cho những trẻ khác chưa đến t.uổi tiêm chủng vẫn có thể mắc bệnh.

Mục đích của việc tiêm chủng giúp trẻ tăng sức đề kháng và chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu số lượng trẻ tiêm chủng càng nhiều, sẽ giúp cả cộng đồng không xảy ra dịch bệnh và thông qua đó các trẻ mới sinh cũng được bảo vệ khi chưa tới t.uổi tiêm chủng.

Bác sĩ Thắng cho hay: “Phụ nữ khi có ý định mang thai nên đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn tiêm chủng một số loại vaccine có thể sử dụng trước hoặc trong lúc mang thai như: sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, uốn ván, ho gà, viêm gan B,… Bởi, khi người mẹ được tiêm chủng sẽ có một phần kháng thể truyền sang và bảo vệ cho con trong những tháng đầu đời khi chưa đến t.uổi tiêm chủng. Chẳng hạn, nếu người mẹ được chích ngừa sởi trước lúc có thai, sau khi bé được sinh ra kháng thể từ mẹ truyền sang có thể bảo vệ cho con 6-9 tháng”.

Tiêm chủng là biện pháp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ, do đó cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vì thế, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để ngăn ngừa mắc các bệnh như: lao; viêm gan B; ho gà; bạch hầu; uốn ván; bại liệt; viêm màng não, viêm phổi do hib; sởi; rubella; viêm não Nhật Bản… Ngoài vaccine được hỗ trợ miễn phí trong dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, phụ huynh có thể tiêm ngừa các loại vaccine khác để phòng bệnh theo hình thức tự nguyện và tự chi trả.

Sao Mai

Theo baodongnai

Những loại vắc-xin cần tiêm phòng trước khi mang thai để khỏe cả con lẫn mẹ

Việc tiêm phòng trước khi chuẩn bị có em bé cũng vô cùng quan trọng mà các mẹ nên nhớ.

Việc tiêm chủng từ lâu đã là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi những dịch bệnh bên ngoài. Đặc biệt các mẹ khi mang thai cũng đừng nên chủ quan lơ là điều này, bởi khi mang thai chẳng may mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Chính vì thế khi đang chuẩn bị có ý định mang bầu, các mẹ nên đi tiêm ngừa những loại vắc-xin sau vì an toàn cho cả mẹ và con:

Sởi, quai bị, Rubella:

Đây là các bệnh dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai. Nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, c.hết lưu hoặc sinh non… Vì vậy khi có kế hoạch sinh con, các mẹ nên đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella, tốt nhất nên tiêm trước 3-6 tháng trước khi mang bầu.

Cúm:

Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Bệnh lây truyền nhanh và thường thành dịch. Phụ nữ mang thai nhiễm cúm nặng có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và có thể có biến chứng nghiêm trọng về phổi, đặc biệt ở những phụ nữ có t.iền căn hen phế quản hay tiểu đường.Phòng lây nhiễm bằng vacxin phòng cúm có hiệu lực bảo vệ từ 70-80%. Cảm cúm là bệnh mà hầu hết phụ nữ đều mắc phải khi bước vào thai kỳ. Riêng vắc xin cúm thường nên nhắc lại hằng năm, đặc biệt với những phụ nữ có t.iền căn hen phế quản hay tiểu đường.

Tiêm phòng trước khi mang thai là điều các mẹ nên làm

Thuỷ đậu:

Nên hoàn thiện lịch tiêm cơ bản văcxin thuỷ đậu cho những người chưa tiêm đủ hoặc một liều nhắc lại nếu đã tiêm đủ để phòng bệnh cho những phụ nữ trước khi có thai. Điều này cũng nhằm mục đích miễn dịch phòng bệnh cho mẹ, đồng thời truyền kháng thể thụ động cho con để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu khi sinh ra.

Viêm gan siêu vi B:

Virus này có thể lây truyền thông qua m.áu và dịch cơ thể (như khi quan hệ g.iao h.ợp) nên việc tiêm phòng là trước khi kết hôn là cần thiết. Vaccine này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Do đó để tránh trường hợp nhiễm bệnh, phụ nữ cần đi xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.

HPV:

Nếu dưới 26 t.uổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc xin này bao gồm 3 mũi, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi có bầu.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *