Tiêm chủng đúng lịch giúp trẻ phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib là 6 bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ.

Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong những năm tháng đầu đời của trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non nớt rất dễ bị các mầm bệnh truyền nhiễm tấn công. Ảnh: Shutterstock

6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ nhỏ

Theo số liệu thống kê của các tổ chức y tế uy tín, bệnh ho gà xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và thường xảy ra ở t.rẻ e.m. Trước khi có vắc xin, bệnh ho gà phát triển mạnh và bùng nổ thành dịch có tính chu kỳ khoảng 3 – 4 năm ở nhiều nước. 90% ca mắc và t.ử v.ong thường xảy ra ở trẻ dưới 1 t.uổi.

Bạch hầu cũng là bệnh gây nhiều biến chứng như suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, liệt cơ hô hấp, có tỷ lệ t.ử v.ong lên đến hơn 20% nếu xảy ra ở trẻ dưới 2 t.uổi.

Bệnh uốn ván có tỷ lệ t.ử v.ong cao, lên đến 90% với các triệu chứng co giật, suy hô hấp và rối loạn thần kinh thực vật. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối của thế kỷ XX, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị c.hết vì bệnh uốn ván ở các nước đang phát triển. (3)

Trẻ mắc bại liệt có thể mang gánh nặng tàn tật suốt đời. Ảnh: Shutterstock

Bệnh bại liệt gây liệt tủy sống, liệt chi không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động. Theo thống kê, cứ 200 người nhiễm bệnh bại liệt thì có 1 người bị liệt không phục hồi, thường là ở chân. (4)

Nhiễm vi khuẩn Hib có thể khiến trẻ bị viêm phổi, viêm màng não, trong đó 30% ca viêm màng não do Hib mang di chứng thần kinh vĩnh viễn.

Viêm gan B là bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do virus viêm gan B. Hiện thế giới có 1,2 triệu ca nhiễm viêm gan B mới mỗi năm và khoảng 1,1 triệu ca t.ử v.ong do xơ gan và ung thư gan liên quan đến viêm gan B.

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nâng cao hiệu quả phòng bệnh

BS. Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, để phòng bệnh, tạo tấm khiên vững chắc cho trẻ, các bậc phụ huynh lưu ý cần tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch cho trẻ. Tiêm vắc xin phòng bệnh cần được thực hiện ngay khi trẻ đến t.uổi, tiêm càng muộn, trẻ có nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Trẻ hay cho tay vào miệng và lớn lên tiếp xúc với môi trường xung quanh càng nhiều, khả năng nhiễm bệnh càng cao. Ảnh: Shutterstock

“Mỗi loại vắc xin đưa vào sử dụng đều đã được nghiên cứu về tính an toàn, hiệu lực, hiệu quả, liều lượng, đường tiêm, lịch tiêm chủng theo những quy định của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế. Vắc xin chỉ hiệu quả cao nhất khi tiêm đủ số mũi. Ví dụ, vắc xin ‘5 trong 1′ và ‘6 trong 1′ nếu tiêm đúng lịch vào thời điểm trẻ được 2, 3, 4 tháng t.uổi, thì hiệu quả bảo vệ đến 99%. Ngược lại, nếu trẻ chỉ tiêm một mũi, vắc xin ‘6 trong 1′ sẽ chỉ có hiệu quả bảo vệ đạt 40% đối với bệnh bại liệt, đạt 30% đối với các bệnh bạch hầu, ho gà”, BS. Chính nhấn mạnh.

Theo BS. Chính, vắc xin cần vài tuần để tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật, trường hợp tiêm chủng chậm lịch, kháng thể chưa tạo đủ để bảo vệ trẻ, trẻ vẫn có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người mang virus, vi khuẩn. Do vậy, phụ huynh cần tránh tâm lý chủ quan, khi có dịch bệnh mới đưa con em đi tiêm vắc xin.

Tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch là cách hiệu quả bảo vệ trẻ nhỏ. Ảnh: Shutterstock

Việc tiêm chủng chậm lịch và không đầy đủ còn có thể khiến dịch bệnh quay lại. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 120 ca mắc ho gà, hơn 130 ca mắc sởi và sốt phát ban nghi do sởi và rubella, đa số người mắc bệnh đều chưa tiêm hoặc tiêm không đầy đủ số mũi vắc xin.

Hiện nay tại Việt Nam có vắc xin phối hợp ‘6 trong 1′, phòng 6 bệnh chỉ trong một mũi tiêm.

Vắc xin có thành phần ho gà vô bào nên hạn chế phản ứng sốt, đau sau tiêm cho trẻ. Vắc xin ‘6 trong 1′ có 2 loại: loại của Pháp ở dạng pha sẵn, loại của Bỉ sẽ qua bước pha hồi chỉnh trước khi tiêm.

“Các phụ huynh cần lưu ý các mốc thời gian tiêm vắc xin ‘6 trong 1′ để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và đầy đủ số mũi. Ngoài ra cũng có các loại vắc xin khác cần thiết cho con để phòng các bệnh khác có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Phụ huynh hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn chủng ngừa cho con đầy đủ”, BS Chính khuyến cáo

Nguy cơ vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập là hiện hữu

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ trong độ t.uổi được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) giảm thấp nhất trong các năm gần đây, trong đó 2 nhóm vắc xin OPV uống phòng bại liệt và vắc xin DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) đang thấp ở mức cảnh báo.

Hiện 52/63 tỉnh thành chưa đạt được tiến độ tiêm chủng để đạt mục tiêu 95% trẻ được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin cơ bản khi đủ 12 tháng t.uổi.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2021 ước tính hơn 200.000 trẻ đã bỏ lỡ ít nhất một liều vắc xin DPT. Tỷ lệ trẻ được tiêm các vắc xin khác trong TCMR cũng giảm từ 5 – 15%.

Vắc xin ngừa bại liệt sử dụng đủ liều giúp ngăn bệnh bại liệt xuất hiện trở lại. Ảnh DƯƠNG NGỌC

6 tháng đầu năm nay, cùng với việc triển khai tiêm chủng thường xuyên, các địa phương cũng đã phải nỗ lực tổ chức tiêm vét, tiêm bù cho các trẻ năm 2021 chưa được tiêm chủng đủ mũi.

Theo chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng, đến thời điểm hiện tại, thành quả của tiêm chủng vẫn tiếp tục được duy trì, chưa để xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm với các bệnh đã được triển khai tiêm vắc xin trong TCMR. Tuy nhiên, các địa phương cần lưu ý: Do tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ thấp trong năm 2021 nên nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm (như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản…) cảnh báo quay trở lại. Đặc biệt lưu ý tỷ lệ uống vắc xin OPV, tiêm IPV (phòng bại liệt) thấp tại nhiều địa phương khiến nguy cơ vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập là hiện hữu.

Lãnh đạo Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên, tổ chức tiêm bổ sung các vắc xin có tỷ lệ tiêm chủng thấp như: vắc xin sởi – rubella, vắc xin Td phòng bệnh bạch hầu, uống vắc xin phòng bệnh bại liệt; triển khai tiêm vắc xin Td cho trẻ lớn (7 t.uổi) tại 13 tỉnh của khu vực miền Bắc để phòng bệnh bạch hầu; hoàn thành triển khai vắc xin IPV (phòng bệnh bại liệt) mũi 2 quy mô nhỏ. Đặc biệt, tăng cường giám sát bệnh gây dịch ở trẻ nhỏ, trong đó lưu ý các bệnh: ho gà, sởi, bạch hầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *