Theo phân tích của Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR), một liều của vắc xin Covid-19 bất kỳ có hiệu quả 96,6% trong việc ngăn ngừa t.ử v.ong, hiệu quả của hai liều là 97,5%, theo The Print đưa tin ngày 9.9.
Ảnh: Shutterstock
Phân tích của ICMR dựa trên kết quả thực tế của tất cả các loại vắc xin được sử dụng ở Ấn Độ từ đầu dịch đến ngày 15.8, với số lượng khoảng 545 triệu liều. Ấn Độ hiện triển khai tiêm Covishield (phiên bản AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất), Covaxin và một số lượng nhỏ Sputnik V, trong đó phần lớn vắc xin được sử dụng là Covishield. Khoảng cách giữa hai liều vắc xin Covishield từ 12 – 16 tuần.
“Vắc xin hiệu quả trên tất cả các nhóm t.uổi, đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi mọi người đi tiêm chủng. Việc mắc bệnh sau liều đầu tiên hoặc sau cả hai liều có thể xảy ra, nhưng sẽ không trở nên nghiêm trọng”, tiến sĩ Balram Bhargava, Tổng giám đốc ICMR, chia sẻ trong cuộc họp mới đây.
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 không bị sốt, có phải không hiệu quả?
Trả lời phỏng vấn tờ Telegraph ngày 9.9, Giáo sư Sarah Gilbert, một trong những nhà khoa học tham gia sáng chế vắc xin Oxford-AstraZeneca, bày tỏ phản đối việc Anh và một số quốc gia khác triển khai tiêm mũi tăng cường cho hầu hết người dân. Theo bà Gilbert, chỉ những người cao t.uổi và người có hệ miễn dịch yếu mới nên tiêm liều thứ ba.
“Chúng ta cần ưu tiên vắc xin cho những quốc gia có ít dân số được tiêm chủng. Liều vắc xin đầu tiên có tác động mạnh nhất”, bà Gilbert khẳng định.
TPHCM: Thiếu vắc xin Moderna tiêm mũi 2, có thể thay thế vắc xin Pfizer
PGĐ Sở Y tế TPHCM cho biết, vắc xin Moderna và Pfizer có cùng công nghệ sản xuất, có điểm tương đồng.
Trong trường hợp thiếu vắc xin Moderna để tiêm mũi 2, vắc xin Pfizer có thể được thay thế.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên địa bàn chiều 7/9, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, thông tin, hiện tại trên thế giới có 4 công nghệ sản xuất vắc xin khác nhau.
Công nghệ thứ nhất sử dụng một loại virus khác nhưng có đoạn gen tương đồng của SARS-CoV-2. Hiện tại, các loại vắc xin sử dụng công nghệ này là AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sputnik V.
Công nghệ thứ 2 dùng mã di truyền. Hiện thế giới có 2 loại vắc xin Covid-19 áp dụng công nghệ này là Pfizer và Moderna.
Công nghệ thứ 3 sử dụng một đoạn protein của virus.
Công nghệ thứ 4 sử dụng virus gây bệnh nhưng đã làm giảm độc lực.
Vắc xin Covid-19 Pfizer và Moderna sử dụng cùng một công nghệ sản xuất.
Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, theo phân loại, vắc xin Covid-19 Pfizer và Moderna sử dụng cùng một công nghệ sản xuất. Hiện nay, theo các hướng dẫn của ngành y, thành phố có thể tiêm các loại vắc xin Covid-19 có công nghệ tương đồng với nhau.
“Canada và Mỹ đã áp dụng phương án tiêm trộn vắc xin. Các nghiên cứu cho thấy, việc tiêm trộn đạt hiệu quả tốt và chưa ghi nhận tình huống nguy hiểm nào”, ông Nguyễn Hoài Nam thông tin.
Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh, hiện tại, việc khan hiếm vắc xin Covid-19 là vấn đề của toàn cầu, TPHCM cũng không ngoại lệ. Do đó, các đội tiêm trên toàn địa bàn đang sử dụng các loại vắc xin phù hợp nhất để tiêm mũi 2 cho trường hợp đã tiêm mũi một.
“Quan điểm của ngành y thành phố là nếu thiếu một loại vắc xin nào đó để tiêm mũi 2 cho người dân, các đơn vị cần cân đối, lựa chọn loại vắc xin khác. Loại vắc xin đó cần đảm bảo an toàn nhất và phù hợp nhất”, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM khẳng định.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, thông tin tính riêng trong đợt 5, thành phố đã tiêm tổng cộng hơn 6,1 triệu mũi vắc xin Covid-19.
Tổng cộng từ trước đến nay, hơn 6,9 triệu người trên 18 t.uổi tại TPHCM đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin Covid-19, đạt tỷ lệ 89%.