Tờ Thời báo Hindu vừa đưa tin, hội đồng nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), một cơ quan nghiên cứu y – sinh học do chính phủ tài trợ, đã thử nghiệm lâm sàng thành công một biện pháp tiêm tránh thai ở nam giới.
Tiêm thuốc cho “cậu nhỏ” để tránh thai sắp trở thành hiện thực.
Tiến sĩ R.S. Sharma, nhà khoa học cao cấp của ICMR cho các hãng tin địa phương biết:”Sản phẩm thuốc tiêm này đã sẵn sàng, chỉ còn chờ phê duyệt từ phía chính phủ. Việc thử nghiệm đã kết thúc, bao gồm các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 kéo dài, trong đó có 303 ứng viên được tuyển dụng với tỷ lệ thành công 97,3% mà hoàn toàn không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sản phẩm này có thể được gọi là biện pháp tránh thai nam đầu tiên trên thế giới.”
Phương pháp tránh thai này có tác dụng trong khoảng 13 năm, và được thực hiện bằng cách tiêm một loại polymer, được gọi là styrene maleic anhydride, vào ống dẫn tinh, ngăn chặn hiệu quả t.inh t.rùng rời khỏi t.inh h.oàn. Mũi tiêm, đi kèm với một liều gây tê cục bộ trước đó, được tạo ra để thay thế cho việc thắt ống dẫn tinh truyền thống.
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cũng đã phát triển một biện pháp tránh thai tương tự, được gọi là Vasacheel, chưa được đưa ra thị trường. Thêm vào đó họ còn phát triển một loại thuốc tránh thai nam dưới dạng thuốc viên, mặc dù vậy, theo dự kiến của các nhà nghiên cứu, phải mất khoảng 10 năm nữa trước khi thuốc này được tung ra thị trường.
Ngoài ra, các loại thuốc như thế này chỉ có thể ngăn ngừa việc mang thai, chứ không có tác dụng phòng chống các bệnh lây qua đường t.ình d.ục (STDs).
“Các polyme được phát triển bởi Giáo sư S.K. Guha từ Viện Công nghệ Ấn Độ vào những năm 1970. ICMR đã nghiên cứu và biến nó thành một sản phẩm để sử dụng đại trà từ năm 1984, và sản phẩm cuối cùng đã sẵn sàng sau những thử nghiệm toàn diện”, Sharma cho biết.
Các nhà nghiên cứu gọi phương pháp này là sự ức chế đảo ngược của t.inh t.rùng theo chỉ thị.
V.G. Somani, Chánh thanh tra kiểm soát về thuốc Ấn Độ cho Thời báo Hindy biết, sẽ còn mất khoảng 6, 7 tháng nữa trước khi thuốc được đưa vào sản xuất vì đang chờ phê duyệt theo quy định.
Cùng lúc này, tờ Vice đã có cuộc phỏng vấn một vài người đàn ông Ấn Độ rằng họ có thoải mái với ý tưởng tiêm vào bẹn để tránh thai không. Nhiều người đồng ý rằng, có nhiều lựa chọn hơn sẽ tốt hơn cho cả nam và nữ giới, tuy nhiên, cũng có nhiều người không thích bị chọc kim tiêm vào những vùng nhạy cảm như vậy.
Nhiều nam giới thà nhịn quan hệ t.ình d.ục còn hơn phải tiêm thuốc
“Bạn phải tiêm để tránh thai ư, đó là một phương pháp rất hình tượng”, Abhay 33 t.uổi cho biết. Của quí (t.inh h.oàn) của chúng tôi giống như đồ trang sức của gia đình, vì vậy nếu buộc phải sử dụng bất kỳ loại biện pháp tránh thai nào, tôi sẽ dùng một viên thuốc.”
Shreyes, 24 t.uổi, thích ý tưởng tránh thai nam vì phụ nữ đã phải chịu nhiều gánh nặng rồi, nhưng cho rằng tiêm thuốc có thể là biện pháp hơi quá đối với đàn ông, thêm vào đó, anh thà không quan hệ t.ình d.ục còn hơn phải tiêm thuốc.
“Đàn ông không quen với việc thay đổi thói quen của mình, vì loại thuốc này cần phải được phổ cập ra thị trường theo một cách nhẹ nhàng và dễ tiếp cận.” anh nói.
The New York Post
Theo T.iền phong
Sinh viên luật tìm hiểu cách tránh thai, dùng b.ao c.ao s.u
Sáng 5-10, hơn 1.000 sinh viên (SV) Trường ĐH Luật TP.HCM đã đến tham dự chương trình “Bí mật sáng thứ 7” với chủ đề “Giáo dục sức khỏe giới tính toàn diện”.
Hoạt động do trường này phối hợp cùng Trung tâm ICS, tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền con người LGBT tại Việt Nam, tổ chức nhằm trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính cho SV, hạn chế tình trạng SV quan hệ t.ình d.ục ngày càng sớm gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Tại đây, thông qua các hoạt động vui chơi, cộng với sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia, nhiều SV đã được cung cấp nhiều kiến thức bổ ích. Các SV được giải đáp các băn khoăn về các vấn đề như cách phòng tránh thai an toàn, các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục, cách sử dụng b.ao c.ao s.u, mua b.ao c.ao s.u an toàn ở đâu, làm sao để tránh ngại ngùng khi mua…
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ chia sẻ kiến thức với sinh viên.
Sinh viên đặt câu hỏi đến các bác sĩ, chuyên gia tại chương trình.
Đông sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM tham dự chương trình.
PHẠM ANH
Theo PLO