Tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh? Khuyến nghị của chuyên gia về thời gian test cho kết quả chính xác nhất

Tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh là câu hỏi rất thường gặp trong lúc số ca nhiễm covid-19 mới không ngừng tăng lên. Sở dĩ đây là câu hỏi thường gặp bởi nhiều người sau khi tiếp xúc với F0 đã ngay lập tức làm xét nghiệm RT – PCR hoặc test nhanh kháng nguyên và cho kết quả âm tính nhưng vài ngày sau đó mới cho kết quả dương tính. Việc không nắm rõ tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng, thực hiện test liên tục dẫn đến lãng phí mà vẫn cho kết quả âm tính giả. Câu trả lời tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh sẽ có ngay sau đây.

Tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh

Việc tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh phụ thuộc vào thời gian ủ bệnh của virus khi xâm nhập vào cơ thể của chúng ta.

Thời gian ủ bệnh của virus sars-coV 2 được tính từ lần tiếp xúc đầu tiên của người khỏe mạnh với virus (F1 tiếp xúc với F0) cho đến khi cơ thể có những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Thời gian ủ bệnh của covid-19 là bao lâu phụ thuộc vào kháng thể trong cơ thể mỗi người. Sau khi tiếp xúc với F0, F1 sẽ phát bệnh sau thời gian ủ bệnh này.

Như vậy, tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh căn cứ vào thời gian ủ bệnh của mỗi loại virus mà chúng ta tiếp xúc

Tiếp xúc với virus corona bao nhiêu ngày thì phát bệnh?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chủng của virus corona như MERS và SARS có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 11 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ không có triệu chứng nhưng sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sổ mũi, đau họng, ho, sốt, khó thở, tức ngực… 

Như vậy, nếu tiếp xúc với F0 bị nhiễm virus corona thì sẽ phát bệnh sau 2 đến 11 ngày (phát bệnh sau thời gian ủ bệnh của virus)

Tiếp xúc với F0 nhiễm chủng delta bao nhiêu ngày thì phát bệnh?

Thời gian ủ bệnh của covid-19 chủng delta rất ngắn, khoảng 2 – 3 ngày, một số trường hợp phơi nhiễm 3 ngày đã có thể phát bệnh và bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Điều đó có nghĩa là covid-19 chủng delta lây nhiễm rất nhanh và tiếp xúc với F0 cũng sẽ phát bệnh rất nhanh.

Tiếp xúc với F0 nhiễm Omicron bao nhiêu ngày thì phát bệnh?

Thời gian ủ bệnh của Omicron điển hình là 73 giờ (khoảng 3 ngày) theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khi các chuyên gia tiến hành phân tích dữ liệu của 6 người nhiễm Omicron.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng như: ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, rát họng…. có thể xuất hiện chỉ sau 33 giờ tiếp xúc với virus. Như vậy, tiếp xúc với F0 nhiễm Omicron sẽ phát bệnh nhanh hơn so với chủng gốc và biến thể delta.

Tiến sĩ Schaffner đánh giá thời gian ủ bệnh ngắn hơn không có nghĩa là Omicron dễ kiểm soát hơn. Omicron rất dễ lây lan và rất khó để kìm hãm sự lây lan của biến thể này. Bên cạnh đó, Giáo sư Thomas Russo, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Buffalo cũng nhận định rằng thời gian ủ bệnh của Omicron ngắn hơn, thời gian phát bệnh sớm hơn nên mọi người có thể cân nhắc việc xét nghiệm sớm (xét nghiệm vào ngày thứ 3 kể từ khi tiếp xúc với F0) để phát hiện bệnh. Trong khi đó, CDC Mỹ lại khuyến nghị thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ 5 sau khi tiếp xúc với F0 mắc covid-19. 

Như vậy, tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh phụ thuộc vào thời gian ủ bệnh của loại virus mà chúng ta tiếp xúc. Nếu thời gian ủ bệnh lâu thì thời gian phát bệnh lâu và ngược lại. CDC Mỹ giải thích, hầu hết mọi người lây lan virus Sars – CoV 2 trong 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 2 – 3 ngày sau đó. Do vậy, hầu hết mọi người tiếp xúc với F0 sau 5 ngày sẽ phát bệnh.

Tiếp xúc với F0 bao lâu thì test?

Tiếp xúc F0 không nên test ngay

Khi chẳng may tiếp xúc với F0, nhiều người sẽ test nhanh hoặc xét nghiệm ngay covid-19 do tâm lý sợ mình đã bị lây bệnh. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tiếp xúc với F0 sau khoảng 5 ngày mới phát bệnh và tiếp xúc với F0 bao lâu thì test cho kết quả chính xác nhất phụ thuộc vào thời gian phát bệnh này.

Tiếp xúc F0 không nên test ngay vì khi bị nhiễm virus sars – coV 2, tải lượng virus trong cơ thể có thể tăng lên và giảm đi. Bản thân mỗi người nhiễm virus này cũng sẽ có tải lượng virus khác nhau.  

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tải lượng virus của F0 cao nhất trong vòng 5 ngày kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên. Nói cách khác, sau 5 ngày (đây có thể là thời gian ủ bệnh) thì việc test covid mới cho kết quả chính xác nhất là chúng ta có bị nhiễm hay không. 

Hiện nay, ngoài phương pháp xét nghiệm RT – PCR, phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh) bằng kit xét nghiệm cũng được áp dụng phổ biến vì cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này lại cho kết quả dương tính khi người bệnh đang có giai đoạn có khả năng lây nhiễm, trong khoảng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10. Do đó, nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây và đang ở thời kì ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm virus nhưng tải lượng virus còn thấp nên test nhanh sẽ cho kết quả âm tính giả. 

Tiếp xúc với F0 bao lâu thì test PCR?

Theo khuyến nghị của BS.CKII Trần Thị Thanh Nga, Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, sau khi tiếp xúc với F0, thời điểm để F1 xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất chia thành 2 trường hợp sau:

– Với những người chưa tiêm vắc xin phòng covid-19: Thời gian sớm nhất để test nhanh cho kết quả chính xác là sau khi tiếp xúc với F0 từ 24 đến 48 giờ

– Với những người đã tiêm vắc xin phòng covid-19: thực hiện test sau 5 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với F0

Chú ý:  Đối với trường hợp người có triệu chứng, khi xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính thì cần test lần 2 vào 24 – 48 giờ (khoảng 1 – 2 ngày) sau đó. Nếu vẫn cho kết quả âm tính ở lần xét nghiệm thứ 2 thì thực hiện xét nghiệm RT – PCR.

Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh rằng, trong khi chờ kết quả xét nghiệm hoặc đang trong thời gian ủ bệnh hay tiếp xúc với F0 nhưng chưa phát bệnh, mọi người vẫn phải tự cách ly, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác để tránh lây lan cho nhiều người. Mặc dù hiện nay, khi đã được tiêm phòng vắc xin, các triệu chứng và biến chứng nặng giảm đáng kể nhưng số lượng người nhiễm covid-19 không triệu chứng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao.

Như vậy, những tổng hợp trên đây đã giúp các bạn trả lời cho câu hỏi tiếp xúc F0 bao nhiêu ngày thì phát bệnh cũng như tiếp xúc với F0 bao lâu thì test cho kết quả chính xác nhất. Rất hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ, chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình mình.

MIN (tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *