Tiêu chảy do ô nhiễm vi sinh có thể gây t.ử v.ong

Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, tại VN, số bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp từng xếp thứ 4 trong 10 nguyên nhân dẫn đầu của bệnh nhân nhập viện.

Tiêu chảy cấp tùy theo đặc tính gây bệnh của tác nhân và cơ địa của người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi… Diễn biến của bệnh phức tạp, nếu được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ khỏi bệnh, thường không để lại di chứng.

Luôn nhớ rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn… có thể t.ử v.ong (đối với người già, mắc bệnh mạn tính, t.rẻ e.m…). Trong cộng đồng, tiêu chảy cấp có thể biểu hiện là những ca bệnh lẻ tẻ, cũng có thể thành vụ dịch bệnh hoặc vụ ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy cấp rất phong phú, có thể do tác nhân sinh học (vi khuẩn và độc tố, vi rút đường tiêu hóa, ký sinh trùng, vi nấm), do tác nhân hóa học (các độc tố tự nhiên, hóa chất độc nhưng hay gặp nhất là do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh hay gặp như Salmonella, Streptococcus, E.coli, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Shigella…; vi rút rota, giun, sán…), hóa chất độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học độc hại sinh ra do thực phẩm biến chất…), độc tố tự nhiên (nấm độc, độc tố cá nóc, cóc, độc tố gây tiêu chảy cấp ở hải sản, độc tố nấm mốc…).

Nguy cơ tiêu chảy cấp trong cộng đồng liên quan rất chặt chẽ và tăng cao trong điều kiện khí hậu, ô nhiễm môi trường sống, nguồn thực phẩm bị ô nhiễm, nguồn nước ăn uống thiếu và không bảo đảm vệ sinh, điều kiện bảo quản thực phẩm không bảo đảm, vệ sinh chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân không bảo đảm, thói quen tiêu dùng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo: Để ngừa tiêu chảy cấp do thực phẩm, cần lựa chọn rau củ quả, thịt cá, thực phẩm đã qua chế biến, đồ uống phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm. Thực phẩm tươi sống phải được sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến, nấu ăn. Thức ăn nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu.

Nếu thức ăn chín đã quá 4 giờ mà không được bảo quản (giữ liên tục nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C), phải nấu kỹ lại trước khi ăn. Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn để sơ chế, nấu ăn; không để có sự tiếp xúc giữa thực phẩm sống và thức ăn chín, thức ăn ăn ngay; không dùng chung dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm sống và thức ăn chín. Thực hiện ăn chín, uống chín; không ăn tái, ăn sống thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn như tiết canh, gỏi ca…

6 nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm

– Giữ vệ sinh sạch sẽ

– Bảo quản riêng biệt thức ăn chín và sống

– Nấu kỹ thức ăn

– Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp

– Sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi sống

– Luôn nhớ rửa tay thật sạch trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.

Nhiều người ho, sốt có phải do Covid-19 tăng?

Những ngày gần đây, nhiều gia đình bỗng dưng cả nhà đều bị ho, sốt; nhiều người trong một công ty hay chỗ làm cũng bị tình trạng tương tự cùng lúc.

Anh Thanh Tuấn (ở Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết mấy ngày trước bỗng dưng anh bị ho, sốt, mệt mỏi cả đêm, hôm sau anh vẫn đi làm bình thường dù còn ho nhẹ. Bác sĩ một phòng mạch cho biết nhiều trẻ sốt, đau họng uống thuốc thường 1 – 2 ngày thì khỏi, nhưng nay có những trường hợp 1 tuần sau vẫn ho, sốt, đờm xanh nên phải tăng liều kháng sinh.

Cần bảo vệ nhóm người nguy cơ với dịch bệnh Covid-19. Ảnh DUY TÍNH

“Nợ” miễn dịch?

TS Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cho biết đây là mùa cuối năm, trời vẫn mưa nên nhiều người dân bị cảm cúm, nhiễm siêu vi, n.hiễm t.rùng đường hô hấp. Bệnh nhân đến BV có nhiều người bị nặng như viêm phổi nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tuy nhiên, việc phân biệt nhiễm siêu vi, cảm cúm và Covid-19 cũng khó, vì các bệnh này đều có thể mắc triệu chứng giống nhau ở đường hô hấp trên (hắt hơi, sổ mũi, đau họng) và sốt. Theo TS Thu Hương, Covid-19 vẫn đang lưu hành, nhưng TP.HCM đã có miễn dịch cộng đồng nên số ca nặng không nhiều như trước khi được tiêm vắc xin.

Trả lời câu hỏi vì sao thời điểm này nhiều trẻ bệnh cảm cúm, sốt, bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh cho biết: “Vì khi giãn cách thì ít bệnh cảm, hết giãn cách thì cảm bù. Đây là nợ miễn dịch, hết nợ hết bệnh”. Bên cạnh đó, các bệnh Adeno, RSV (vi rút hợp bào hô hấp) là những bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, kèm bệnh theo mùa nên nhiều trẻ bị.

Xét nghiệm mới biết có mắc Covid-19 hay không

Về thắc mắc nhiều người rằng ho, sốt có phải do Covid-19 tăng, Th.S-BS Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho rằng muốn biết nguyên nhân thì phải xét nghiệm.

BS Nga cho biết có 2 nguồn phát hiện ca bệnh, đó là người dân tự test và tự khai báo trên nền tảng khai báo F0, hoặc làm xét nghiệm PCR (khẳng định). Từ tình hình khai báo, cơ quan y tế có hướng dẫn cụ thể cho từng ca bệnh. Nếu ca nhẹ thì ở nhà theo dõi sức khỏe. Người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ thì được phát thuốc, có kê toa.

“Đây là mùa bệnh lý đường hô hấp nên người dân cần dùng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc, như vệ sinh tay, ho – hắt hơi phải che, người có triệu chứng đường hô hấp thì hạn chế đến nơi đông người, nếu đi thì mang khẩu trang. Xét nghiệm để biết mắc Covid-19, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ (phụ nữ có thai, người già, suy giảm miễn dịch) để có biện pháp bảo vệ”, BS Nga khuyến cáo.

Ngoài ra, cụm dân cư, trường học, công sở phát hiện nhiều người có bệnh đường hô hấp thì phải khai báo cho cơ quan y tế để đến tìm hiểu nguyên nhân; nếu cần thiết thì xét nghiệm. Hiện nay đa số người mắc bệnh Covid-19 (nếu có) thì bệnh cảnh cũng nhẹ, như ho, sốt, nhức mỏi.

Theo BS Nga, từ tháng 10.2022 đến nay, hằng ngày số ca mắc mới Covid-19 và nhập viện khoảng dưới 50 – 70 ca xác định/ngày, 20 – 30 ca nghi ngờ. Cấp độ dịch phường, xã của TP.HCM từ tháng 3 đến nay là cấp độ 1. Về vi rút lưu hành, từ tháng 8 đến nay chỉ ghi nhận biến thể BA.5 của biến chủng Omicron.

BS Nga thông tin thêm: Mặc dù Covid-19 đang ổn định nhưng vẫn tiếp tục giám sát và quản lý F0 tại cộng đồng để kiểm soát lây nhiễm. TP.HCM vẫn tiếp tục chăm sóc và bảo vệ nhóm người nguy cơ mắc Covid-19 mặc dù không xét nghiệm và cách ly hàng loạt.

TS-BS Lê Thị Thu Hương tư vấn: Người dân phải ăn uống đầy đủ, tăng cường vitamin bằng cách ăn rau củ, trái cây; ăn đủ đạm (thịt, cá, trứng, sữa) và tập luyện thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress. Ngoài ra, cần tiêm ngừa vắc xin Covid-19 đầy đủ, tiêm cúm, phế cầu, ho gà cho những đối tượng nguy cơ (người lớn t.uổi, có bệnh nền, phụ nữ có thai). Nếu có triệu chứng ho, sốt thì phải đeo khẩu trang, đi khám.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *