Tiêu chảy thông thường cũng có thể cướp đi tính mạng của con nếu bố mẹ mắc sai lầm hay gặp này

Dù đã có những hậu quả đau lòng từ những sai lầm trong điều trị tiêu chảy cho trẻ, song nhiều câu chuyện tương t.ự v.ẫn tiếp tục diễn ra.

Mới đây, một b.é t.rai 3 tháng t.uổi (quê Phú Thọ) đã rơi vào tình trạng nguy kịch, nguy cơ t.ử v.ong cao do gia đình dùng thuốc nam cho bé uống để chữa tiêu chảy.

Theo đó, bệnh nhi được đưa đến Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, ý thức lơ mơ, da vàng xạm toàn thân, niêm mạc nhợt, tiểu màu đỏ sậm, bụng chướng, gan to.

Bé 3 tháng t.uổi ở Phú Thọ nguy kịch vì gia đình dùng thuốc nam chữa tiêu chảy.

ThS.BS Cao Việt Hưng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Trung tâm Sản Nhi) cho biết, qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, bé được chẩn đoán suy hô hấp độ III, viêm phổi nặng, tổn thương gan nặng, men gan tăng cao gấp 5 lần bình thường, tình trạng ứ mật bilirubin tăng gấp 10 lần bình thường.

Rất may, sau 6 ngày cấp cứu tích cực, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch và được ra viện sau 24 ngày điều trị.

Trường hợp này một lần nữa là hồi chuông cảnh báo đối với những gia đình có thói quen lạm dụng thuốc nam hay các bài thuốc dân gian truyền miệng để chữa bệnh cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.

Dù đã có những hậu quả đau lòng từ những sai lầm trong điều trị tiêu chảy cho trẻ, song nhiều câu chuyện tương t.ự v.ẫn tiếp tục diễn ra. Ngay trước đó không lâu, một b.é t.rai 2 t.uổi ở Bắc Ninh cũng rơi vào hôn mê sau khi bố mẹ cho uống nước lá ổi và lá hồng xiêm để trị tiêu chảy.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), việc chữa tiêu chảy bằng lá ổi hay lá hồng xiêm gần như không có tác dụng mà còn có thể khiến tình trạng trẻ bị nặng thêm.

Chẳng hạn, như trong búp ổi có có chứa chất tanin, có tác dụng làm săn niêm mạc ruột ngay tức khắc, do đó có thể làm ngưng tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm chỉ là giả tạo. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy (vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng) vẫn tồn đọng trong lòng ruột khiến bệnh dễ tái phát và trầm trọng hơn.

Ngoài việc lạm dụng các bài thuốc dân gian, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, một sai lầm nữa mà bố mẹ hay mắc khi điều trị tiêu chảy cho con là vội vàng sử dụng kháng sinh, dù chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu tiêu chảy do virus, việc sử dụng kháng sinh không hề có tác dụng trong trường hợp này.

Ngược lại, việc tự ý dùng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa khiến tình trạng tiêu chảy càng kéo dài và gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ.

Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ khi thấy con bị tiêu chảy đã lập tức cho con uống thuốc “cầm” tiêu chảy ngay. Theo PGS Dũng, đây cũng là một sai lầm rất hay gặp. Việc dùng các thuốc “cầm” tiêu chảy sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn.

Mặt khác, bù nước sai cách, pha oresol không đúng tỷ lệ hoặc dùng oresol dạng thực phẩm chức năng để chữa tiêu chảy cho con cũng khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn. Thực tế, đã từng có bệnh nhi t.ử v.ong vì mất nước quá nặng do bố mẹ bù nước sai.

Trị tiêu chảy cho trẻ thế nào cho đúng?

Tiêu chảy là một bệnh rất phổ biến ở trẻ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi…

Theo TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương), không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần đưa trẻ tới bệnh viện. Với những bé mất nước ở mức độ nhẹ (trẻ tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều) gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài.

Bên cạnh đó, cho trẻ ăn chế độ ăn như bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ. Kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu năng lượng, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy kéo dài.

Trong trường hợp trẻ đi ngoài phân lỏng liên tục; nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được; có sốt hoặc sốt cao; ăn uống kém, bỏ bú; trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà… bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

Mai Thùy

Theo giadinh.net

Trẻ tiêu chảy dễ nguy kịch do phụ huynh điều trị sai

Giữa tháng 4, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Cần Thơ tưởng đã không thể cứu được một bệnh nhân 10 tháng t.uổi sốc mất nước do tiêu chảy.

Phụ huynh hại con khi tự làm bác sĩ

Giữa tháng 4, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Cần Thơ tưởng đã không thể cứu được một bệnh nhân 10 tháng t.uổi sốc mất nước do tiêu chảy. Nguyên nhân khiến bé nguy kịch xuất phát từ việc người nhà không kịp bù nước cho bệnh nhi.

Theo các bác sĩ, bé nhập viện trong tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, mạch bằng không, huyết áp bằng không, toàn thân tím tái, thở yếu, nhịp tim nhanh trên 200 lần mỗi phút. Trước đó một ngày, bệnh nhân bắt đầu nôn ói, sốt và tiêu chảy, việc điều trị tại gia đình chủ yếu bằng thuốc chứ không bù nước.

Xác định bệnh nhi tiêu chảy do virus và bị mất nước nghiêm trọng, các bác sĩ đã tích cực truyền dịch bù nước điện giải, điều chỉnh kiềm toan, kháng sinh truyền tĩnh mạch và cho ăn bằng đường miệng. Phải mất hơn một ngày cấp cứu, tình trạng sức khỏe của bé mới dần ổn định.

Trước đó tại Bắc Ninh, thấy con trai 2 t.uổi bị tiêu chảy, phụ huynh nghĩ bé bị tiêu chảy do thức ăn ở trường, nhưng ngại cho bé dùng thuốc nên tìm biện pháp trị tiêu chảy bằng cách của dân gian nên đã dùng lá ổi và lá hồng xiêm (sapôchê) để trị bệnh.

Hậu quả sau 2 ngày uống nước giã từ lá ổi và lá hồng xiêm, bé kém hoạt động và lịm dần. Tại bệnh viện, bé may mắn được cứu sống sau khi các bác sĩ xác định tiêu chảy do virus.

Ảnh minh họa: Internet

Cùng điều trị cho con bị mắc tiêu chảy bằng cách giã lá ổi và trái sung lấy nước cho con uống, một bà mẹ ở T.iền Giang cũng suýt lấy đi tính mạng của con mính bởi càng uống nước lá ổi, sức khỏe của bé càng kém dần. Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bé mắc tiêu chảy do virus và lá ổi không có khả năng t.iêu d.iệt virus nên sức khỏe của bé ngày càng yếu.

Không cho con uống lá ổi hoặc điều trị theo cách dân gian, thế nhưng khi thấy con đi tiêu nhiều lần trong ngày, nhiều phụ huynh lại chọn cách mua thuốc cầm đi tiêu cho con uống. Cách làm này từng suýt lấy đi mạng sống của một b.é t.rai nhà ở Tây Ninh do biến chứng tắc ruột. Bệnh nhi phải nằm viện gần một tháng mới bình phục trở lại hoàn toàn.

Bác sĩ mách nước cách chăm sóc

BS.CKII. Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV. Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, tiêu chảy cấp là đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân – phân lỏng như nước hay đàm m.áu, kéo dài dưới 14 ngày. Trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5 – 7 lần/ngày, phân sệt, lợn cợn màu xanh mùi chua, thường ngay sau bữa bú, không phải là bệnh tật gì cả, trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ.

Trẻ tiêu chảy có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước có thể nặng đưa đến t.ử v.ong. Đó là các dấu hiệu vật vả, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đ.ánh thức, mắt trũng, thóp lõm (ở trẻ nhũ nhi), môi khô tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục. Trẻ không có dấu hiệu mất nước tức là không có các dấu hiệu trên trẻ vẫn chơi, ăn, bú khá, có thể xử trí tại nhà. Không cần dùng kháng sinh, thuốc cầm đi tiêu.

Tác nhân gây tiêu chảy thường gặp ở t.rẻ e.m là siêu vi (virus), một số ít trường hợp là vi khuẩn và ký sinh trùng hoặc do dùng kháng sinh bừa bãi, kéo dài, hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi sữa.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: đối với trẻ bú mẹ, cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng cũng như chống đỡ bệnh tật.

Cho trẻ uống dung dịch Oresol – “nước biển khô” theo công thức một gói Oresol pha 1 lít nước chín, uống 50 – 100ml sau mỗi lần tiêu tiêu chảy ở trẻ 2 t.uổi, cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài các lần đi tiêu chảy, cho trẻ uống thêm nước cháo, nước chín. Đặc biệt, phụ huynh cho trẻ uống viên kẽm theo toa bác sĩ.

Tiếp tục cho trẻ ăn: tâm lý các bà mẹ thường không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn đưa đến trẻ bị suy dinh dưỡng, càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cử gì, nhưng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.

Có cần thiết phải cho trẻ nhập viện khi bị tiêu chảy?

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy đều được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đó, những người trong gia đình, nhất là bà mẹ giữ một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ

Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và chất nôn ói. Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ, cần phải uống chậm, từng muỗng.

Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, vì thế nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn.

Có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín.

Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá “thèm”, có thể pha loãng ít nhất 3 – 4 lần.

Để ngừa mất nước, cho trẻ uống dung dịch Oresol không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất qua phân.

Nếu không có Oresol có thể pha nước muối đường theo tỷ lệ: 1 muỗng cà phê muối – 8 muỗng cà phê đường – 1 lít nước cho người bệnh uống.

Chế độ ăn thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy cấp là đủ dưỡng chất và cân đối giữa sữa và thức ăn đặc, phù hợp với lứa t.uổi. Bởi vì, khi trẻ bị tiêu chảy, chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc và sữa đều bị tổn thương, nên nếu cho bé ăn lệch nhiều một loại thức ăn cũng sẽ làm “quá tải” phần ruột này.

Một số trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau khi dùng sữa, phân thường tóe nước, có mùi chua và gây hăm đỏ da vùng h.ậu m.ôn. Khi đó trẻ nên giảm sữa (ăn đặc nhiều hơn để bù lại năng lượng) hoặc dùng sữa có ít hoặc không có đường lactose.

Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thức ăn cần nấu nhừ. Không kiêng ăn, kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa. Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi”. Điều này rất sai lầm và nguy hiểm. Thực tế dù trẻ bị tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70 % chất dinh dưỡng. Cho trẻ uống viêm kẽm lúc đói (20mg kẽm nguyên tố/ngày trong vòng 10 – 14 ngày) để sớm phục hồi sức khỏe.

Đưa trẻ đến bệnh viện khi có một trong các biểu hiện sau đây:

– Trẻ rất khát, môi khô, khóc không có nuớc mắt.

– Có m.áu trong phân.

– Tiêu chảy trên 8 lần trong vòng 6 giờ.

– Nôn ói nhiều, đau bụng.

– Ttrẻ yếu đi, lừ đừ, li bì.

Lời khuyên của thầy thuốc

Trời nắng nóng dẫn đến thức ăn dễ ôi thiu, chính vì thế việc bảo quản thức ăn cho trẻ là rất quan trọng.
Nên cho con trẻ ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội, nên cho trẻ ăn thức ăn mới chế biến, tránh dùng các loại thức ăn để quá lâu trong tủ lạnh.

Nên rửa tay trẻ trước ăn, sau mỗi lần vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, hay trước cho trẻ ăn uống để đề phòng trẻ bị nhiễm bệnh tiếp tục từ phân hay lây lan cho người khác.

Những chất thải của trẻ và giấy lau, phải được xử lý ngay, giặt sạch tã lót và khăn trải giường bị dính phân.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng t.uổi và cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.

Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế.

Trẻ phải được tiêm chủng vắcxin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi, uống vắcxin ngừa virus gây bệnh.

Theo phunusuckhoe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *