Theo The Daily Mail, sự tiến triển của tổn thương – u xơ phổi và xơ gan đã được các nhà khoa học hiểu rõ, nhưng các chi tiết về sự phát triển của các bệnh này vẫn là một chủ đề nghiên cứu.
Trong các thử nghiệm trên đĩa Petri và chuột, các nhà khoa học ở Mayo Clinic đã phát hiện ra cách để đảo ngược quá trình khiến mô sẹo thay thế mô khỏe mạnh, là nguyên nhân thúc đẩy bệnh gan và phổi tiến triển – Ảnh: Shutterstock
Tổn thương được gọi là xơ gan và u xơ phổi, là một quá trình sẹo có thể xảy ra đối với bất kỳ cơ quan nào có t.uổi, bị bệnh và tổn thương lặp đi lặp lại. Xơ gan phát triển đặc biệt là khi lạm dụng rượu, đe dọa t.ử v.ong do sự thay thế mô sẹo khỏe mạnh bằng mô xơ hóa.
Các nhà khoa học ở Mayo Clinic đã xác định thấy bằng cách chặn 2 protein mang hướng dẫn hình thành nguyên bào sợi (tạo mô sẹo) có thể giúp làm chậm và thậm chí đảo ngược tình trạng xơ hóa ở 2 cơ quan thiết yếu là gan và phổi.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 loại protein dường như kích hoạt một số gien nhất định, sau đó lần lượt gửi các hướng dẫn đến phổi hoặc gan để hình thành mô sẹo. Các nhà khoa học đã tập trung chú ý đến các protein có tên YAP và TAZ.
Đây là 2 protein cũng tham gia vào sự phát triển của bệnh ung thư. Nhưng những protein này cũng rất quan trọng đối với sự giao tiếp của các tế bào khác nhau, để chữa lành vết thương. Vì vậy, mặc dù thực tế là YAP và TAZ tạo ra các mục tiêu hấp dẫn để ngăn chặn sự phát triển của cả khối u lẫn nguyên bào sợi, các nhà khoa học không thể ngăn chặn chúng mà không làm gián đoạn toàn bộ các quá trình sinh học thiết yếu khác.
Do đó, nhóm nghiên cứu ở Mayo Clinic muốn xem xét kỹ hơn các nguyên bào sợi để tìm cách ngăn chặn YAP và TAZ một cách cô lập. Hóa ra, chìa khóa để giải quyết vấn đề là chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Và các nhà nghiên cứu đã ngạc nhiên khi thấy các nguyên bào sợi có một thụ thể dopamine.
Tiến sĩ Daniel Tschumerlin, tác giả chính của công trình nghiên cứu, cho biết kích thích các thụ thể này đã chứng tỏ có hiệu quả ức chế xơ hóa, như đã được chứng minh bằng các thử nghiệm với chuột và mẻ các nuôi cấy tế bào.
Các chuyên gia hy vọng sẽ có được các tác nhân hoạt động đặc biệt nhắm mục tiêu tới thụ thể nguyên bào sợi dopamine để phát triển các phương pháp chữa bệnh ở người.
Khoảng 100.000 người bị xơ nang phổi không hồi phục và 30.000 đến 40.000 người khác được chẩn đoán hàng năm. Trong khi đó cứ 400 người Mỹ trưởng thành thì có 1 người bị xơ gan và bệnh sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Hạnh phúc tập đi ở t.uổi… 62
“Tập đi ở t.uổi 62, tôi cảm thấy mình cao quá, khổng lồ quá. Hạnh phúc của tôi khó có thể diễn tả hết. Đó là tự do rộng mở vì biết sớm mai này sẽ có lúc tôi lại tự mình làm được mọi việc, như thể tôi mới chỉ… 26 tuổi”.
Cô bộ đội Bùi Thị Mùi không giấu được niềm hạnh phúc khi khoe về sự “thay da đổi thịt” của mình sau 2 lần ghép tế bào gốc điều trị liệt do chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Vinmec.
Cổ tích giữa đời thường!
Bà Bùi Thị Mùi (ở xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ) chính là nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng “Cô bộ đội bế em bé” được nhiếp ảnh gia Trần Văn Thường chụp trong chiến tranh biên giới 1979. Bốn năm trước, sau khi bị cây đổ đè trúng người, bà bị chấn thương tủy sống và liệt nửa người dưới, ngay cả đại tiểu tiện cũng không thể chủ động, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ vào chồng.
Sau lần ghép tế bào gốc đầu tiên vào tháng 3/2019, chân phải của bà bất động hoàn toàn bắt đầu có thể nhấc lên khỏi mặt gường 15 – 20 độ. Bên chân trái khi nằm nghiêng có thể nhấc lên một chút có tiến bộ rõ rệt, cô đứng được trên chân trái.
Khi những tiến triển sau khi ghép tế bào gốc lần đầu tiên tại Bệnh viện Vinmec của “cô bộ đội” năm xưa được chia sẻ, người thân và cộng đồng đã rất mừng và mà chờ mong phương pháp điều trị mới này có thể viết trọn vẹn câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
“Tôi nhận được nhiều điện thoại và tin nhắn chúc mừng. Nhiều người cũng bị liệt mong muốn được chính tôi kể lại những tiến bộ của mình. Khi đó, họ mới thực sự tin và nhờ tôi tư vấn. Tôi mong rằng sự phục hồi kỳ diệu của tôi sẽ là động lực cho những người cùng cảnh ngộ không bao giờ từ bỏ hy vọng” – bà Mùi cho biết.
Sau lần ghép thứ 2 vào tháng 6/2019, chân phải của bà Mùi phục hồi thêm được 3/5 phần, có thể đứng trên đất. Bên chân trái đã cử động tốt và mềm mại. Từ chỗ phải có người đỡ mới ngồi dậy được, giờ đây đã có thể tự ngồi dậy và bước đi khi có xà đỡ. Bà đã đứng cả tiếng đồng hồ với dụng cụ trợ giúp mà vẫn thấy vững vàng. Một tiến bộ lớn khác, bàn tay trái vốn rất yếu của đã có thể vận động nhẹ, cầm nắm khá tốt, tay phải gần như khỏe hẳn.
Sau 2 lần ghép tế bào gốc, cô bộ đội Bùi Thị Mùi đã đứng cả tiếng đồng hồ với dụng cụ trợ giúp mà vẫn thấy vững vàng, dù trước đó cô bị liệt hoàn toàn thân dưới 4 năm.
Với những thay đổi này, không như những lần trước từ Phú Thọ về Hà Nội đều phải nằm cáng, khi trở lại Bệnh viện Vinmec để thực hiện lần ghép thứ 3 vào cuối tháng 9/2019 vừa qua, bà Mùi tự tin ngồi trên xe ô tô suốt quãng đường gần 120 km mà không thấy mệt.
Phục hồi đôi chân tê liệt nhờ ghép tế bào gốc
Một tuần nằm viện sau ca ghép tế bào gốc lần thứ 3 tại Bệnh viện Vinmec, “cô bộ đội” u uất vì nằm một chỗ dài ngày như trước như lột xác, trở nên một người khác hẳn.”Tất cả những biến chuyển của đôi chân, đôi tay và cơ thể ngày hôm nay, khi bị liệt có nằm mơ tôi cũng không thể tin. Vậy mà giờ đây, tôi đã phục hồi được đến 50 – 70%. Ở t.uổi 62 t.uổi, tôi lại như được sống lại t.uổi 20 ngày nào” – miệng nói, chân bà Mùi nhẹ nhàng đạp xe bon bon. Sức sống lấp lánh trong đôi mắt rạng ngời và nụ cười mãn nguyện không không biết mệt mỏi.
Đôi chân của cô từng liệt gần như hoàn toàn, ngồi xe lăn cả ngày giờ đây có thể nhẹ nhàng đạp xe bon bon.
“Có thể nói, tế bào gốc đã từng ngày đem lại sự phục hồi cho cô Bùi Thị Mùi. Những tiến triển ở lần ghép thứ 3 này đang giúp cô tiến gần hơn tới sự phục hồi hoàn toàn. Với sự tập luyện kiên trì của cô, việc trở lại đi được bình thường chỉ còn là thời gian”- GS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc công nghệ gen Vinmec tiên lượng về khả năng phục hồi của cô Mùi.
Có thể giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, thay đổi chất lượng cuộc sống là động lực suốt những năm qua để GS Liêm cùng các đồng nghiệp Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec say mê với các công trình nghiên cứu về tế bào gốc.
Mục tiêu của Viện là tập trung nghiên cứu theo hướng ứng dụng, nhằm chuyển đổi nhanh các phát minh trong nghiên cứu khoa học cơ bản về tế bào gốc và gen thành các liệu pháp y học để điều trị các bệnh nan y.
Cho đến nay, sau 5 năm tiếp cận lĩnh vực gen và tế bào, Vinmec đã “sở hữu” hàng chục công trình nghiên cứu chuyên sâu và đã công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy tín . Các ứng dụng tế bào gốc điều trị nhiều bệnh từ trước đến nay chưa có thuốc đặc trị như bại não, tự kỷ, liệt do chấn thương tủy sống, xơ gan… đã thu được những kết quả rất tốt đẹp.Vinmec đang là một trong những đơn vị đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực này.
Tại Hội thảo Liệu pháp gen và tế bào Vinmec lần thứ 3 dự kiến diễn ra ngày 31/10 tới, GS Nguyễn Thanh Liêm cùng các nhà khoa học Vinmec sẽ chia sẻ với y giới nhiều kết quả nghiên cứu tích cực
Ngày 31/10, Viện nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Liệu pháp gen và tế bào Vinmec lần thứ 3 (VCGT 19) với chủ đề “Liệu pháp gen và tế bào: Từ giấc mơi tới hiện thực” với sự tham gia hơn 500 đại biểu là các chuyên gia tế bào gốc, tế bào miễn dịch, công nghệ chỉnh sửa gen, y học hệ gen … từ các bệnh viện, trường đại học, Viện nghiên cứu cả nước và các hiệp hội chuyên ngành uy tín thế giới. Hội thảo sẽ tập trung vào các chủ đề ứng dụng tế bào gốc, tế bào miễn dịch và liệu pháp gen trong điều trị bệnh; các hướng nghiên cứu tế bào gốc vạn năng cảm ứng, chẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền, bệnh tự miễn và ung thư.
Đặng Linh
Theo vnmedia