Tìm giải pháp kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Gánh nặng bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối quan tâm của ngành y tế trong lĩnh vực hô hấp.


Các chuyên gia thảo luận về các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay.

Tại Hội thảo khoa học “Chìa khóa cho bộ 3 mục tiêu trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam”, do Hội Phổi Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức, GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch hội Hô hấp Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam vẫn còn nhiều bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trải qua đợt cấp và triệu chứng. Do vậy, bác sĩ cần nhận diện sớm các bệnh nhân có nguy cơ cao dựa vào t.iền sử đợt cấp và triệu chứng để từ đó có những lựa chọn giúp bệnh nhân tiếp cận với các liệu pháp tiên tiến và hiệu quả”.

Theo đó, việc tìm các giải pháp mới tiên tiến, giúp giải quyết những khoảng trống trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hướng đến nâng cao hiệu quả điều trị và giảm gánh nặng cho bệnh nhân, là rất cần thiết.

Trên toàn cầu, ước tính có 392 triệu ca mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; có 3/4 trong số đó là ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, với khoảng 3 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm.

Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối quan tâm của ngành y tế trong lĩnh vực hô hấp. Tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người dân là khoảng 4,2% dân số từ 40 t.uổi trở lên; 46% bệnh nhân từng có đợt cấp trước đó, và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 4.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ tịch hội Phổi Việt Nam, trong điều trị, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính luôn là nỗi lo lắng không chỉ với bệnh nhân mà cả với các bác sĩ. Chiến lược điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là cá thể hóa với mục tiêu chung giảm triệu chứng, giảm nguy cơ đợt cấp và giảm tỷ lệ t.ử v.ong. Vì vậy, việc có các giải pháp điều trị mới và đẩy mạnh tiếp cận cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại các phòng quản lý ngoại trú sẽ giúp hệ thống y tế cơ sở quản lý bệnh nhân tốt hơn, nhờ đó có thể giảm đợt cấp nhập viện và giảm tải y tế tuyến trên.

Về những gánh nặng và những vấn đề chưa giải quyết được với các liệu pháp điều trị hiện tại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc biệt là việc giảm t.ử v.ong, theo đại diện GOLD 2023 (The Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease – Ủy ban Sáng kiến toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), liệu pháp bộ ba đóng ICS/LABA/LAMA trong 1 dụng cụ hít được khuyến cáo và chứng minh giảm t.ử v.ong do mọi nguyên nhân so với bộ đôi LABA/LAMA trước đây.

Theo đó, công nghệ tiên tiến Aerosphere giúp các hoạt chất phân phối thuốc hiệu quả và ổn định hơn tới toàn bộ phổi; từ đó, giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm đáng kể đợt cấp trung bình nặng so với các liệu pháp điều trị bộ đôi ICS/LABA và LABA/LAMA, đồng thời nguy cơ t.ử v.ong do mọi nguyên nhân thấp hơn 49% so với liệu pháp bộ đôi LABA/LAMA.

Các chuyên gia cũng nhận định, liệu pháp “bộ ba đóng” là một trong những bước tiến quan trọng, giúp tăng tuân thủ của bệnh nhân và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị.

Liệu pháp mới này chứa 3 thành phần rất quen thuộc đã được sử dụng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ trước tới nay tại Việt Nam; sẽ giúp các chuyên gia y tế có thêm lựa chọn trong điều trị cho bệnh nhân.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên đi bộ thế nào thì tốt?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính, người bệnh phải lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, có nên đi bộ không, cần chú ý những gì để hạn chế đợt cấp của bệnh COPD.

Người bệnh COPD nên tập thể dục thường xuyên, vừa sức. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy các loại bài tập tốt nhất cho người bị COPD phụ thuộc vào sức khỏe tình trạng bệnh của từng người. Có thể người bệnh COPD tập kéo giãn, tập nhịp điệu, yoga, đi bộ nhanh, đi bộ chậm… do đó tập thể dục nên có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh COPD cần chú ý nên tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nhờ đó các bắp thịt chắc khỏe hơn, các cơ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn, cơ thể dẻo dai hơn, lâu mệt hơn và giảm bớt nhu cầu oxy, giảm bớt cảm giác khó thở.

Ngoài ra, tập thể dục đều đặn với người bệnh COPD còn giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống loãng xương, chống teo cơ cứng khớp…Hiệu quả của thể dục và vận động đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được các nhà khoa học chứng minh rất rõ rệt và là một phần trong chương trình điều trị của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đối với việc đi bộ cũng rất tốt cho người bệnh COPD. Nhưng trước hết mỗi bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hô hấp trước khi bắt đầu tập vận động. Chỉ nên tập vừa với sức mình, mọi sự cố gắng quá mức đều không tốt.

Nếu cảm thấy mệt lúc đang đi bộ hoặc đang tập thể dục có thể tạm nghỉ ngắn rồi tiếp tục vận động. Nên đặt ra chỉ tiêu cho mỗi lần tập, lần sau cao hơn lần trước, ví dụ hôm nay đi bộ được 15 phút thì sẽ cố gắng đạt 20 phút ở những lần sau và cứ thế tăng dần. Điều này giúp bệnh nhân tăng dần khả năng vận động và có cảm giác vui khi hoàn thành công việc. Nếu chưa hoàn thành được bài tập, đừng quá thất vọng, chán nản: bệnh nhân sẽ thích nghi dần với việc luyện tập.

Cần phải kiên nhẫn tập luyện, hiệu quả của vận động thường chưa thấy được qua vài lần tập đầu mà chỉ xuất hiện sau vài tuần.

Hàng ngày đi bộ nhanh (đi nhanh nhất có thể nhưng đừng chạy và cũng không cần phải gắng sức quá mức). Đi nếu mệt thì dừng lại nghỉ khi nào hết mệt thì đi lại tiếp tục. Thời gian đi ít nhất 30 phút – 1 giờ, tùy theo khả năng. Vào thời gian mát mẻ buổi sáng hoặc buổi tối. Ở khu vực thoải mái an toàn không có xe cộ.

Với người bệnh nặng có thể giảm thời gian luyện tập, hoặc tập thở bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức…

Cần chú ý, mỗi người bệnh COPD đều rất khác biệt nhau ở mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe chung, các bệnh lý đi kèm…vì vậy mỗi bệnh nhân chọn lựa loại hình tập vận động, cường độ luyện tập và tốc độ luyện tập sao cho phù hợp với từng người.

Hình ảnh tổn thương phổi do bệnh bệnh COPD.

Người bệnh COPD cần chú ý những gì?

Việc dùng thuốc cần theo chỉ định của các bác sĩ. Người bệnh COPD cần chú ý đến chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng đạm và chất béo. Nên dùng chất béo có lợi vì ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 m.áu, nó còn cung cấp năng lượng cao hơn. Các loại chất béo tốt cho người bệnh COPD nên có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế chất béo có nguồn gốc từ gia cầm, động vật có vú, nội tạng động vật…

Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả, đặc biệt là rau củ giàu vitamin A, E, C. Trái cây tươi, rau xanh không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn góp phần giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, hạn chế táo bón.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý tránh ăn quá nhiều tinh bột, các thực phẩm dễ sinh hơi. Đó là hành tây, gia vị cay nóng như hạt tiêu, tỏi, ớt… Chế độ ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng lượng CO2 trong m.áu, trong khi đó thức ăn dễ sinh hơi sẽ gây trướng bụng, khiến bệnh nhân khó thở, trào ngược…

Người bệnh COPD cần tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh MInh họa

Lời khuyên thầy thuốc

Tùy vào từng giai đoạn COPD, tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ và các bệnh lý đồng nhiễm có thể xảy ra như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… mà người bệnh sẽ theo phác đồ điều trị khác nhau, tập trung phối hợp giữa các biện pháp: tránh hút t.huốc l.á, sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm chủng đầy đủ, chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng lành mạnh và tham gia phục hồi chức năng hô hấp.

Khi thấy có dấu hiệu bất thường, các triệu chứng kéo dài dai dẳng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhằm giảm nguy cơ biến chứng COPD.

Tóm lại: Hiện không có cách điều trị COPD khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị duy trì ở trạng thái ổn định nhất, ngăn chặn bệnh không tiến triển nặng thể, kiểm soát triệu chứng, giảm khó thở, giảm thiểu biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *