Khi bị sốt cao và xác định được là sốt xuất huyết, cần dùng thuốc hạ sốt ngay. Tuy nhiên không phải tất cả các loại thuốc hạ sốt đều dùng được cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Vậy nên dùng thuốc điều trị sốt xuất huyết loại nào?
1. Thuốc điều trị sốt xuất huyết cần dùng theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh sốt xuất huyết do virus dengue gây ra với tác nhân trung gian truyền bệnh là muỗi vằn aedes. Hiện chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết loại đặc trị nên khi có biểu hiện bệnh, khá nhiều người băn khoăn sốt xuất huyết nên uống thuốc gì, không được uống thuốc gì.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, khi có biểu hiện sốt cao 38 – 40 độ C, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để xác định đó có phải bệnh sốt xuất huyết hay không, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị sốt xuất huyết phù hợp và hướng dẫn về cách chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại nhà.
2. Sốt xuất huyết nên uống thuốc gì để hạ sốt?
Thuốc hạ sốt là loại thuốc điều trị sốt xuất huyết chủ đạo. Nhưng không phải tất cả các loại thuốc hạ sốt đều có thể dùng được cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Vậy sốt xuất huyết nên uống thuốc hạ sốt gì? Theo hướng dẫn của Bộ y tế về việc chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết, chỉ được dùng thuốc paracetamol đơn chất để hạ sốt, giảm đau.
Trong mỗi sản phẩm thuốc điều trị sốt xuất huyết này đều ghi rất rõ liều dùng, cách dùng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng cho đúng liều lượng, dùng quá liều lượng có thể gây hại cho sức khỏe. Thuốc trị sốt xuất huyết paracetamol được dùng cách mỗi 4 – 6h khi bệnh nhân vẫn đang sốt và không cắt sốt.
Tuyệt đối không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc. Nguyên nhân là trong 2 – 3 ngày đầu bị sốt xuất huyết, bệnh nhân thường bị sốt cao 39 – 40 độ C và rất khó hạ sốt nhanh, người bệnh thường sốt ruột tự ý dùng quá liều bằng cách tăng liều thuốc: uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt h.ậu m.ôn.
Khi sử dụng paracetamol quá liều, gan của người bệnh sẽ bị tổn thương ở dạng ngộ độc hoặc suy giảm chức năng.
Hậu quả dẫn đến là làm cho tình trạng rối loạn đông m.áu ở bệnh nhân sốt xuất huyết trầm trọng hơn, xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm tới tính mạng. Đặc biệt không được uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol.
Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, thuốc điều trị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận và nghỉ ngơi hoàn toàn. Để hỗ trợ tốt cho việc giảm sốt, nên nới lỏng quần áo cho bệnh nhân, chườm ấm ở trán và lau mát ở vùng nách, bẹn liên tục giúp cơ thể thoát nhiệt nhanh hơn.
3. Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì?
Việc nhầm lẫn trong việc xác định và sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết có thể gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy cùng với tìm hiểu các loại thuốc trị sốt xuất huyết thì chúng ta cũng cần biết rõ sốt xuất huyết không được uống thuốc gì.
Khi bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc sau đây:
3.1. Thuốc hạ sốt có chứa aspirin
Aspirin cũng có tác dụng hạ sốt hiệu quả nhưng tuyệt đối không được sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nếu dùng thuốc hạ sốt aspirin sẽ làm cho nguy cơ xuất huyết tăng lên, rối loạn đông m.áu trầm trọng hơn gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Bên cạnh đó, sử dụng aspirin làm thuốc điều trị sốt xuất huyết còn có khả năng gặp tác dụng phụ khó chịu như: chướng bụng, buồn nôn, viêm loét dạ dày.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khi dùng thuốc hạ sốt aspirin trong thời gian bị sốt xuất huyết còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye. Đây là chứng bệnh liên quan đến những tổn thương ở não và gan. Cụ thể, trẻ bị hội chứng này sẽ có hiện tượng phù não, tế bào thần kinh thoái hóa, tổn thương gan, suy gan.
3.2. Thuốc kháng sinh
Tâm lý chung của nhiều người hiện nay là dùng thuốc kháng sinh khi cơ thể có biểu hiện sốt hoặc cảm cúm. Với bệnh nhân sốt xuất huyết cũng vậy, không ít người lựa chọn kháng sinh làm thuốc điều trị sốt xuất huyết khi có biểu hiện sốt cao liên tục trong 2 – 3 ngày đầu.
Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với bệnh sốt xuất huyết bởi nó không thể t.iêu d.iệt được virus dengue – nguyên nhân gây sốt xuất huyết.
Hạ sốt đúng cách cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Khi trẻ sốt xuất huyết, cha mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng Ibuprofen để hạ sốt, vì loại thuốc này có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng cần chú ý đến liều lượng Paracetamol, tránh gây tổn thương gan.
Trẻ sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC
Không dùng Ibuprofen hạ sốt
TS Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m cho hay, khi trẻ có biểu hiện sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, phát ban, nguyên tắc đầu tiên là các gia đình cần xem nguyên nhân triệu chứng để tìm cách hạ sốt cho tốt. Do đó, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, theo dõi và chẩn đoán bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng.
Theo chuyên gia này, không ít phụ huynh hạ sốt cho con chưa đúng cách. Đặc biệt, khi trẻ sốt xuất huyết, cha mẹ tuyệt đối không hạ sốt cho con bằng thuốc Ibuprofen. Khi đó, loại thuốc này là nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết tiêu hóa, khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu.
“Chúng tôi đã tiếp nhận trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hóa nặng khi bị sốt xuất huyết. Qua khai thác t.iền sử gia đình, phụ huynh kể đã tự ý cho con dùng Ibuprofen. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo tuyệt đối không nên dùng loại thuốc này cho trẻ bị sốt xuất huyết”, TS Lâm cảnh báo.
Chuyên gia này nhấn mạnh, trẻ sốt xuất huyết chỉ cần hạ sốt bằng thuốc Paracetamol thông thường.
Chia sẻ về vấn đề điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai giải thích, người mắc bệnh được chia làm 3 nhóm: A; B và C. Đối với nhóm A – không có dấu hiệu cảnh báo, có thể theo dõi ở nhà trong 2 – 3 ngày đầu.
Người bệnh cần được điều trị thuốc, uống đủ dịch, uống oresol. Lưu ý chỉ dùng Paracetamol để hạ sốt. Không dùng các thuốc tăng tiểu cầu như Aspirin hay chế phẩm của Aspirin.
“Không uống tối đa quá 4g/ngày khi sử dụng Paracetamol. Liều lượng dành cho t.rẻ e.m cần được tính kỹ lưỡng. Nếu không, có thể gây tổn thương gan, tăng men gan. Tình trạng này kết hợp với tổn thương gan của sốt xuất huyết sẽ làm bệnh gan nặng lên”, PGS Cường nhấn mạnh.
Ngoài ra, gia đình cần đặc biệt chú ý tới bệnh nhân trong ngày thứ 4 – 7 mắc bệnh. Nếu người bệnh mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, ra m.áu cam hoặc chân răng, rong kinh, cần được đưa đến cơ sở y tế để điều trị, tránh biến chứng.
Lưu ý khi truyền dịch
TS Lâm lưu ý, sốt xuất huyết do virus gây ra, nên bệnh khởi phát cũng giống các bệnh nhân n.hiễm t.rùng khác: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau người, sang ngày 2 – 3 sốt cao, ban xuất huyết, đau bụng, nôn ói, kém ăn, rối loạn ý thức. Những trường hợp nặng có thể gặp biểu hiện sốc do mất dịch.
Do đó, việc bù dịch cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, gia đình cần bù dịch đúng cách.
“Giai đoạn sau ngày thứ 5 – 6 sốt, trẻ sẽ tái hấp thu nên nếu bù dịch không đúng theo phác đồ thành thừa dịch, gây tràn dịch đa màng, có thể làm trẻ khó thở”, chuyên gia này khuyến cáo.
Trong khi đó, PGS Cường cho hay, nhóm B – có dấu hiệu cảnh báo hoặc bệnh nền, là những bệnh nhân phải điều trị nội trú. Nhóm này được khuyến khích uống để điều trị, nhưng có thể truyền dịch muối 0,9% hoặc Ringer Lactate với tốc độ duy trì.
“Không nên truyền đường đẳng trương hay ưu trương. Đường có thể làm thay đổi tính thẩm thấu và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Chỉ truyền dịch trong 1 – 2 ngày, không nên quá lâu”, PGS Cường nhấn mạnh