Nghiên cứu này có thể giúp giải thích cách virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã vượt khỏi tầm kiểm soát trong thời gian qua.
Ống xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Reuters
Tờ Guardian đưa tin ngày 2/11, nhóm nghiên cứu tại Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) vừa công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Anh (BMJ) về việc xác định được bằng chứng về sự lây truyền bệnh đậu mùa khỉ diễn ra từ vài ngày trước khi các triệu chứng nhiễm bệnh xuất hiện.
Nếu được nhân rộng, phát hiện này sẽ giúp nâng cao nhận thức về cách virus đậu mùa khỉ lây lan. Điều này có thể giúp giải thích cách bệnh đậu mùa khỉ đã vượt khỏi tầm kiểm soát trong năm nay, cũng như cải thiện các nỗ lực để chống lại căn bệnh này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ về bệnh đậu mùa khỉ hiện nay chỉ ra rằng một bệnh nhân có thể lây virus cho người khác từ khi khởi phát triệu chứng cho đến khi lành hẳn nốt phát ban. Trong khi CDC tuyên bố rằng cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy căn bệnh này lây lan từ những người không có triệu chứng, nhưng cơ quan này vẫn đang theo dõi các thông tin mới.
“Đó là một nghiên cứu quan trọng và có khả năng gây tranh cãi”, Tiến sĩ Esther E Freeman, Giám đốc Khoa Da liễu tại Trường Y Harvard nhận xét. Theo ông, nó cung cấp bằng chứng cho thấy sự lây truyền trước khi phát triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ đang diễn ra.
Nhưng giống như bất kỳ báo cáo ban đầu nào, nó vẫn cần được xác nhận bằng cách sử dụng các dữ liệu trong thế giới thực khác.
Là một họ hàng của đậu mùa, lần đầu tiên bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện ở người vào năm 1970 và là bệnh đặc hữu của 11 quốc gia châu Phi. Trong đợt bùng phát quy mô toàn cầu chưa từng thấy hồi tháng 5, virus này chủ yếu lây truyền qua quan hệ t.ình d.ục giữa nam giới.
Theo CDC Mỹ, trên toàn cầu có 77.174 người mắc bệnh đậu mùa khỉ ở 109 quốc gia, trong đó có 28.442 người ở Mỹ.
Số ca mắc trên toàn cầu và Mỹ đã giảm đều đặn kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 8, có khả năng là nhờ tiêm chủng, thay đổi thói quen quan hệ t.ình d.ục và khả năng miễn dịch sau khi mắc.
Các tác giả của nghiên cứu mới kể trên đã kiểm tra dữ liệu giám sát định kỳ do UKHSA thu thập từ 2.746 người được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Anh trong khoảng thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 1/8. Phần lớn bệnh nhân là nam giới và quan hệ t.ình d.ục đồng giới.
Theo giải thích, các tác giả nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều chỉnh thống kê thích hợp đối với nguồn dữ liệu trong phân tích của họ. Cụ thể, họ đã sử dụng các mô hình toán học để kiểm soát các yếu tố khác nhau có thể dẫn đến sự sai lệch, chẳng hạn như tỷ lệ lây nhiễm ở Anh đang thay đổi.
Tùy thuộc vào các mô hình toán học được sử dụng, khoảng thời gian lây nhiễm nối tiếp trung bình ngắn hơn từ 0,3-1,7 ngày so với thời gian ủ bệnh trung bình, thường là khoảng một tuần. Điều này cho thấy một tỷ lệ đáng kể các trường hợp – ước tính khoảng 53% – bị lây nhiễm trước khi có triệu chứng.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng bị giới hạn bởi thực tế là nó phụ thuộc vào những tường thuật không hoàn toàn đáng tin cậy về quan hệ t.ình d.ục và thời điểm xuất hiện triệu chứng.
Một nghiên cứu riêng biệt ở Pháp vừa được xuất bản vào tháng 10 đã làm dấy lên nghi ngờ rằng bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong số các mẫu gạc lấy dịch h.ậu m.ôn của 200 người đàn ông quan hệ t.ình d.ục đồng giới không có triệu chứng của bình thì có 13 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Ít nhất hai người trong số đó cuối cùng đã phát triển triệu chứng.
Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần đặc biệt lưu ý
Tuần rồi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng cần được quốc tế quan tâm (PHEIC) đối với bệnh đậu mùa khỉ – mức cảnh báo cao nhất của WHO. Đã có hơn 20.000 ca nhiễm được phát hiện ở hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khá nhiều quốc gia trước đây không có báo cáo ca nhiễm nào. Mỹ đang có 4.639 ca bệnh, cao nhất thế giới, tính đến 0 giờ ngày 29-7 (giờ địa phương).
Tại Việt Nam, ngày 29-7, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán đậu mùa khỉ. Hướng dẫn nêu rõ 4 giai đoạn bệnh: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, hồi phục. Thời gian ủ bệnh là 6-13 ngày (có thể dao động 5-21), người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
Giai đoạn khởi phát từ 1-5 ngày với triệu chứng sốt, nổi hạch ngoại vi toàn thân, có thể đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng… và bệnh bắt đầu lây. Giai đoạn toàn phát đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt 1-3 ngày, ban có xu hướng ly tâm, thường gặp nhất trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân; có thể trên miệng, mắt, cơ quan s.inh d.ục; ban tiến triển dần. Giai đoạn hồi phục là khi bệnh nhân hết dần các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm; các triệu chứng có thể kéo dài 2-4 tuần rồi tự khỏi.
Bệnh được chia làm 3 thể: không triệu chứng, nhẹ, nặng. Thể nhẹ có thể tự khỏi 2-4 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu; thể nặng thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m, người bệnh nền, suy giảm miễn dịch…), có thể dẫn tới biến chứng da, phổi, não, n.hiễm t.rùng huyết, thậm chí t.ử v.ong từ tuần thứ 2 của bệnh.
Ca bệnh nghi ngờ là những ca bệnh trong 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng có tiếp xúc với người bệnh trực tiếp hoặc qua vật dụng bị nhiễm mầm bệnh hoặc các ca có bệnh cảnh lâm sàng nghi ngờ mắc bệnh. Ca bệnh xác định là các trường hợp đã có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với virus đậu mùa khỉ.
Việc điều trị các ca bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng song song với bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng nước – điện giải và hỗ trợ tâm lý. Thuốc điều trị đặc hiệu được sử dụng ở các trường hợp nặng hoặc đối tượng nguy cơ cao. Bệnh nhân được xuất viện khi đã cách ly tối thiểu 14 ngày và hết các triệu chứng lâm sàng.
Bệnh đậu mùa khỉ lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo ở một cậu bé 9 t.uổi trong một khu vực đã loại trừ bệnh đậu mùa (Smallpox) vào năm 1968. Kể từ đó, hầu hết các trường hợp được báo cáo từ các vùng nông thôn, rừng nhiệt đới của lưu vực Congo, đặc biệt là ở Cộng hòa Dân chủ Congo và các ca bệnh ở người ngày càng được báo cáo từ khắp Trung và Tây Phi. Cho tới hiện tại, các quốc gia châu Âu và Mỹ cũng đang hứng chịu làn sóng của loại dịch bệnh này.
–
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật qua dịch cơ thể, bao gồm các giọt b.ắn lớn từ đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ vết thương,…
Bệnh đậu mùa khỉ có lây truyền từ người bệnh sang người lành được cho là xảy ra chủ yếu qua các giọt b.ắn lớn của đường hô hấp khi tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài. Ở những người sống chung với người mắc bệnh đậu mùa khỉ thì tỉ lệ lây bệnh khoảng 50%. Phần lớn số ca mắc bệnh là t.rẻ e.m.
Bởi vậy, có thể nói, bất cứ ai có tiếp xúc gần gũi với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, hoặc với động vật nhiễm bệnh đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Người đã tiêm vaccin ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ ở mức độ nhất định trong phòng ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Hiện nay WHO và các nước đang làm việc để hiểu rõ hơn về mức độ và nguyên nhân bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Loại virus này là đặc hữu trong một số quần thể động vật ở một số quốc gia, dẫn đến việc bùng phát dịch bệnh không thường xuyên giữa người dân địa phương và khách du lịch.
Bệnh đậu mùa trên khỉ lây lan nên WHO khuyến khích mọi người cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như cơ quan y tế quốc gia (Bộ Y tế), nguồn thông tin chính thống…, về mức độ bùng phát trong cộng đồng (nếu có), các triệu chứng và cách phòng ngừa.
Vì bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần gũi tuy nhiên không kỳ thị những người bị bệnh. Nó có thể là một rào cản để chấm dứt một đợt bùng phát, nhưng cũng có thể nó ngăn cản mọi người tìm kiếm sự chăm sóc và dẫn đến sự lây lan không bị phát hiện.