Tin lời quảng cáo, nhiều bố mẹ mua dụng cụ chống cận cho con nhưng hiệu quả chẳng thấy chỉ thấy “t.iền mất tật mang”

Sản phẩm chống cận cho các bé cấp 1 được bán tràn lan với những lời quảng cáo hết sức hấp dẫn đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều bậc phụ huynh nhưng chất lượng thực sự của món đồ này ra sao?

Là người bố, người mẹ đang có con đi học ở độ t.uổi cấp 1 thì việc làm sao để con không bị cận là một vấn đề vô cùng nan giải. Các bậc phụ huynh sẽ không thể luôn có mặt để quan sát và nhắc nhở con liên tục trong lúc con học nên chỉ cần lơ là một chút là bé có thể để khoảng cách giữa mắt và bàn học quá gần nhau.

Cũng chỉ vì hiểu được nỗi lo này của các bậc phụ huynh mà các sản phẩm chống cận đã ra đời. Trong số đó phải kể đến dụng cụ chống cận giúp cố định khoảng cách giữa cằm bé và mặt bàn.

Sản phẩm dụng cụ chống cận được bán rất nhiều trên mạng với các mức giá khác nhau.

Sản phẩm này được rao bán với đủ các mẫu mã và giá thành khác nhau, dao động từ 45.000 – 100.000VND. Bạn dễ dàng mua sản phẩm này tại một số cửa hàng bán dụng cụ học tập hoặc trên các trang thương mại điện tử.

Sản phẩm dụng cụ chống cận được quảng cáo là dành cho học sinh lứa t.uổi tuổi học, giúp các bé hình thành thói quen ngồi đọc cũng như viết bài sao cho đúng tư thế, cụ thể khoảng cách giữa mắt cách bàn khoảng 25 đến 30cm, ngực cách bàn 5cm. Không những thế, các shop bán hàng còn mạnh mẽ quảng cáo sản phẩm này giúp phòng tránh nguy cơ gây ra các bệnh như cận thị, vẹo cột sống, gù lưng…

Vậy sản phẩm này có thực sự tốt như những lời quảng cáo?

Đ.ánh giá bên ngoài

Cơ bản sản phẩm này gồm một bộ phận để bé đặt cằm lên, một bộ phận để cố định ngực bé để bé không ngồi quá sát vào bàn. Khi dùng bạn sẽ cố định sản phẩm vào bàn học và điều chỉnh khoảng cách từ cằm bé đến bàn sao cho phù hợp nhất.

Sản phẩm được làm bằng nhựa cứng và không được chắc chắn cho lắm.

Về hình thức sản phẩm được làm bằng nhựa và có vẻ khá lỏng lẻo, thiếu chắc chắn. Sản phẩm cũng không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, cũng như không có thông tin hướng dẫn sử dụng khiến người dùng gặp khó khăn khi mới sử dụng.

Tuy nhiên sau khi loay hoay một lúc thì ai cũng có thể dễ dàng tháo lắp và sử dụng sản phẩm này.

Dụng cụ chống cận này không quá khó tháo lắp, các bé cũng có thể tự lắp vào bàn học của mình.

Sau khi cho 2 bé 6 t.uổi và 10 t.uổi dùng thử

Để test công dụng của sản phẩm, chúng tôi đã đưa dụng cụ chống cận này cho một b.é g.ái 6 t.uổi và một b.é t.rai 10 t.uổi sử dụng thử. Cả hai bé đều thấy sản phẩm này không vừa vặn với mình. Để sử dụng phần chống cằm các bé phải vươn người ra, rướn cổ để đặt cằm vào nên tư thế ngồi không thoải mái.

Đối với b.é t.rai 10 t.uổi thì phần chống cằm còn làm che tầm nhìn của bé khi viết, điều này khiến bé cảm thấy khó chịu. Còn với b.é g.ái 6 t.uổi thì việc có thêm sự xuất hiện của một món đồ mới lại khiến bé bị phân tán, mất tập trung. Sau khi dùng thử sản phẩm khoảng 20 phút thì cả hai bé đều cảm thấy tức ngực.

B.é t.rai cảm thấy sản phẩm này làm bé bị cản tầm nhìn khi viết.

Như vậy có thể thấy là gọi dụng cụ này chống cận thị không chính xác mà chỉ có thể nói nó có khả năng giúp cho học sinh duy trì được khoảng cách tốt cho mắt và vở trong lúc học bài.

Việc bé phải ngồi sao cho khớp với dụng cụ này khiến ngồi lâu bé sẽ bị khó chịu. Phần đỡ cằm và phần giữ khoảng cách ngực với bàn làm bằng nhựa cứng làm cho bé bị mỏi và khó chịu khi sử dụng. Nếu bé tì lên thanh quá lâu sẽ gây nhức mỏi vùng cơ xương quanh cằm.

B.é g.ái 6 t.uổi dễ bị mất tập trung khi có thể thứ để bé nghịch.

Sản phẩm chống cận này đã từng nhận được những phản hồi không tốt từ nhiều phụ huynh và thậm chí nhiều bác sĩ cũng lên tiếng về những ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ nếu sử dụng dụng cụ này.

Các bác sĩ đã có cảnh báo về sản phẩm chống cận này.

Công dụng chưa thấy đâu nhưng nếu bé sử dụng dụng cụ này lâu thì có thể có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương mặt của bé. Việc ngồi quá lâu với tư thế như vậy cũng có thể ảnh hưởng đến cột sống của bé. Thậm chí với những bé bị cận thị thì việc sử dụng sản phẩm này còn phản tác dụng vì mắt phải điều tiết nhiều hơn, căng ra để nhìn cho rõ. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì các shop bán hàng quảng cáo.

Sản phẩm đệm tay cầm bút hình con cá tặng kèm để bé cầm đúng cách và không bị chai tay có vẻ lại mới là thứ hữu ích hơn cả. Hai bé đều tỏ ra thích thú với món đồ này.

Kết luận

Với một sản phẩm như này thì các ông bố, bà mẹ đừng phí t.iền mà làm gì. Thay vì bỏ t.iền vô ích bạn có thể chịu khó dành thời gian quan sát và nhắc nhở con còn hiệu quả hơn nhiều.

Theo Helino

TPHCM: Một quận có 6 trường mầm non có trẻ bị tay chân miệng

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng trong 2 tháng trở lại đây, ngày 8/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại quận Bình Thạnh.

Trường mầm non 27 nơi phát sinh ổ dịch tay chân miệng

Trường Mầm non 27 (phường 27, quận Bình Thạnh) là ngôi trường được xác định xuất hiện ổ dịch tay chân miệng từ giữa tháng 9 đến nay. Theo bà Châu Nguyễn Thùy Dung, Hiệu trưởng Trường Mầm non 27, bắt đầu từ ngày 11/9, trường phát hiện 2 ca bệnh đầu tiên với những dấu hiệu đặc trưng như trẻ có nốt đỏ, bọng nước trên cánh tay.

Ngay sau đó, phụ huynh được hướng dẫn đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. 2 trẻ này được bác sĩ xác định mắc tay chân miệng và hướng dẫn nghỉ học điều trị tại nhà 14 ngày. Để hạn chế dịch bệnh lây lan, nhà trường đã tăng cường vệ sinh, khử khuẩn tại lớp học có trẻ mặc bệnh, vệ sinh trường học.

Tuy nhiên số ca bệnh vẫn tiếp tục tăng dần, nhiều trẻ phát hiện mắc bệnh. Đến nay, toàn trường có 24 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng đã có 19 trẻ trở lại đi học bình thường, 5 trẻ hiện vẫn được nghỉ điều trị cách ly tại nhà.

Không chỉ riêng Trường Mầm non 27, trên địa bàn quận Bình Thạnh đã có 6 trường thông báo có ca bệnh tay chân miệng, trong đó tâm điểm vẫn là Trường Mầm non 27 với số lượng trẻ mắc bệnh nhiều nhất. Một số trường khác xuất hiện chỉ từ 2-4 ca bệnh và chưa ghi nhận thêm các ca bệnh mới.

Mặc dù số ca bệnh dự báo sẽ tiếp tục tăng nhưng theo bà Vũ Thị Tố Loan, Phó Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo quận Bình Thạnh, hiện nay khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh là nhà trường không nhận được sự hợp tác của phụ huynh học sinh: “Thực tế nhiều phụ huynh có tâm lý giấu bệnh, vẫn tiếp tục cho trẻ đến trường và vô tình làm lây lan cho những trẻ khác”.

BS Lê Hồng Nga, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Phòng chống bệnh tật TPHCM cho biết, từ đầu tháng 9 đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn TPHCM liên tục gia tăng. Chỉ trong tháng 9/2019, toàn thành phố ghi nhận 6.573 ca mắc tay chân miệng bao gồm cả nội trú lẫn ngoại trú, tăng gấp 2 lần so với tháng 8/2019. Tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 9, toàn thành phố ghi nhận 14.990 ca bệnh tay chân miệng.

BS Nga nhận định, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giữa ngành giáo dục và ngành y tế chắc chắn dịch bệnh tay chân miệng sẽ tiếp tục lan rộng. Do đó, Trung tâm Phòng chống bệnh tật TPHCM yêu cầu các trường học tuân thủ việc thực hiện khử khuẩn theo định kỳ đồ chơi, dụng cụ học tập của học sinh, nhất là trong các trường mầm non. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ tay chân miệng, giáo viên cần ngay lập tức khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đi khám bệnh và kịp thời cách ly với trẻ khác.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *